TPHCM chỉ bắn pháo hoa tại 5 điểm vào đêm 30/4/2024

Sau đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao và Bộ Tư lệnh TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM vừa chỉ đạo bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4 thay vì 16 điểm như trước đó.

Pháo hoa 30/4

Ngày 26/4, Chủ tịch UBND TPHCM có chỉ đạo tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2024.

Theo chỉ đạo, TPHCM sẽ chỉ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm thay vì 16 điểm bắn như thông tin trước đó. Đây là động thái sau đề xuất thay đổi số điểm bắn của Sở Văn hóa và Thể thao và Bộ Tư lệnh TPHCM.

Cụ thể, thành phố sẽ tổ chức 1 điểm bắn tầm cao tại khu vực đầu Đường hầm sông Sài Gòn, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức và 4 điểm bắn tầm thấp tại: Khu biệt thự Thảo Điền, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức (bắn trên sà lan); Khu đô thị Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức; Lô N4-D6 Khu Công nghiệp Tây Bắc, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi và Công viên văn hóa Đầm Sen, phường 3, quận 11. 

Thời gian bắn pháo hoa từ 21h đến 21h15 tối 30/4.

Trước đó, ngày 16/4, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã ký văn bản gửi Sở Văn hóa và Thể thao, Bộ Tư lệnh thành phố cùng các địa phương, đơn vị liên quan về việc bắn pháo hoa kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Theo dự kiến, dịp lễ 30/4 năm nay, TPHCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm. Trong đó, 1 điểm tầm cao được bố trí tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức), các điểm bắn tầm thấp được tổ chức tại nhiều điểm dọc sông Sài Gòn và một số hướng khác.

5 địa điểm bắng pháo hoa 30/4

Đông Tăng Long

Đầu tư 1,8 ngàn tỷ xây dựng nút giao trên Vành Đai 3 TP HCM

Công trình phức tạp nhất trong 10 nút giao trên Vành đai 3 TP HCM được khởi công ở TP Dĩ An tại vị trí giao với quốc lộ 1, ngày 23/4.

Nút giao Tân Vạn, thuộc dự án thành phần 5, đi qua phường Bình Thắng, TP Dĩ An dài 2,4 km, tổng mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng, thi công trong gần 3 năm. Công trình được đánh giá là phức tạp nhất trong 10 nút giao trên Vành đai 3 TP HCM.

Nút giao Vành đai 3

Phối cảnh nút giao Tân Vạn

Giai đoạn một, nút giao sẽ được đầu tư hoàn chỉnh với quy mô gồm: cầu vượt theo hướng Vành đai 3 băng qua nút giao, cùng các nhánh rẽ trái xuống quốc lộ 1; nhánh theo hướng từ Bình Chuẩn đi cầu Đồng Nai.

Ngoài gói thầu trên, năm ngoái, Bình Dương đã khởi công xây đoạn Bình Chuẩn - Cầu Bình Gởi dài 8,9 km. Trong đó, đoạn đi qua Mỹ Phước - Tân Vạn dài 15,3 km đã được đầu tư 10 năm trước.

Vành đai 3 TP HCM, đoạn đi qua Bình Dương dài 26,6 km, tổng mức đầu tư 19.280 tỷ đồng. Đoạn đường được thiết kế đạt chuẩn cao tốc với đường song hành hai bên. Giai đoạn đầu tuyến được đầu tư 4 làn xe và nâng lên 8 làn khi hoàn thiện.

Đinh tuyến Vành đai 3

Hướng tuyến Vành đai 3 TP HCM

Với tổng vốn gần 75.400 tỷ đồng, Vành đai 3 TP HCM là dự án có mức đầu tư lớn nhất trong các công trình giao thông phía Nam từ trước đến nay. Tuyến đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, chia làm 8 dự án thành phần, mỗi tỉnh, thành thực hiện hai dự án gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp.

Toàn tuyến dự kiến hoàn thành năm 2026, mở ra không gian phát triển các hành lang công nghiệp, kết nối nhiều cụm cảng biển, giảm thời gian đi lại, chi phí logistics... Công trình được kỳ vọng tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển Vùng trọng điểm phía Nam.

Đông Tăng Long

Đô thị Đông Tăng Long liền kề Vành Đai 3

TPHCM đề nghị xây cầu Nhơn Trạch 2 đồng bộ Vành đai 3

Việc sớm xây dựng bổ sung cầu Nhơn Trạch 2 nằm trong kế hoạch mở rộng dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, nhằm hoàn chỉnh quy mô 8 làn xe, đảm bảo khai thác đồng bộ với Vành đai 3 TPHCM.

Sở GTVT TPHCM vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT (cơ quan Thường trực ban chỉ đạo) về tình hình thực hiện các dự án quan trọng quốc gia và trọng điểm của ngành giao thông trên địa bàn.

Trong đó, Sở GTVT TP kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai xây dựng bổ sung cầu Nhơn Trạch 2, theo kế hoạch mở rộng dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1.

Nêu trong báo cáo, Sở GTVT TP kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận rà soát, điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật của dự án thành phần 1A - Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (giai đoạn 1).

Cầu nhơn trạch 2

Cầu Nhơn Trạch 2 có vị trí đối xứng với đơn nguyên cầu Nhơn Trạch đang xây dựng, quy mô tương tự

Về nội dung này, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã trình Bộ GTVT chấp thuận chủ trương điều chỉnh một số yếu tố kỹ thuật của dự án thành phần 1A để đảm bảo khai thác đồng bộ với các đoạn tuyến còn lại của dự án Vành đai 3 TPHCM. 

Cầu Nhơn Trạch 2 có vị trí đối xứng với đơn nguyên hiện nay qua tim tuyến giai đoạn hoàn chỉnh, quy mô tương tự cầu Nhơn Trạch 1, bề rộng 19,75m. Tổng mức đầu tư khoảng 1.929 tỷ đồng. 

Khi hoàn thành, cầu Nhơn Trạch 2 cùng với cầu Nhơn Trạch (đang xây dựng) sẽ được đưa vào khai thác với quy mô cao tốc giai đoạn hoàn thiện 8 làn xe.

Dự án thành phần 1A Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch được Bộ GTVT phê duyệt vào năm 2016 và điều chỉnh lần cuối vào tháng 6/2022. Dự án được xây dựng với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h; rộng 20,5-26m, 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.

Đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 đóng vai trò rút ngắn hành trình từ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, đến Bình Dương và TPHCM. Tuyến đường còn kết nối TPHCM với các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ; đặc biệt phân luồng từ xa và giảm ùn tắc cho các tuyến đường nội đô.

Tổng mức đầu tư dự án 1A là 6.900 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA của Hàn Quốc gần 4.176 tỷ đồng. Số còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, với vốn Trung ương khoảng 529 tỷ đồng, còn lại là ngân sách của Đồng Nai và TPHCM.

Đông Tăng Long

Đô thị Đông Tăng Long liền kề Vành đai 3 TPHCM

Vành đai 3 là đường liên vùng và điểm đầu của tuyến cao tốc hướng tâm như TPHCM - Long Thành - Dầu Giây; TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; TPHCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành...

Việc khép kín vành đai 3 góp phần hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới cao tốc kết nối TPHCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kéo giảm ùn tắc giao thông khu vực.

Khi tuyến đường được đưa vào khai thác, phương tiện vận tải liên tỉnh không cần đi qua trung tâm thành phố, khu vực đông dân cư; tiết kiệm được thời gian hành trình, chi phí, tạo thêm hướng kết nối giữa TPHCM với sân bay Long Thành ngoài cao tốc TPHCM - Long Thành.

Hàng loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo TP Thủ Đức 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Cầu Long Đại Quận 9

Thông suốt kết nối nội đômở toang mạng lưới liên vùng

Đặt mục tiêu đóng góp 30% GRDP TP.HCM, tương đương 7% GDP cả nước, nhiều năm qua, TP. Thủ Đức là khu vực được dồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông với hàng loạt tuyến nối thẳng về trung tâm. Điển hình phải kể tới đại lộ Mai Chí Thọ, xa lộ Hà Nội, Đại lộ Phạm Văn Đồng, cầu Thủ Thiêm 1, 2, cầu Sài Gòn, hầm Thủ Thiêm… 

Không dừng lại ở các trục đường chính, từng điểm giao thông trên địa bàn, thành phố đều lên kế hoạch làm mới, mở rộng, nâng cấp. Theo thống kê, TP. Thủ Đức có khoảng 200 công trình hạ tầng giao thông chưa bàn giao.

Giai đoạn 2024-2025, nơi đây tiếp tục là một đại công trường sôi động với loạt dự án khởi công nhằm tạo liên kết thông suốt trong nội đô, rút ngắn thời gian di chuyển đến các khu vực trong toàn TP.HCM. Điển hình phải kể tới tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên chuẩn bị vận hành trong năm nay.

Trọng điểm kết nối nội đô phải kể tới tuyến Vành Đai 2 dài 70km nối Thủ Đức với Bình Tân, Quận 7, Quận 8, Quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh và một phần Dĩ An (Bình Dương), giúp rút ngắn hành trình từ Thủ Đức đi vòng quanh TP.HCM chỉ còn khoảng 20-30 phút. Trong khi đó, dự án nút giao thông An Phú sẽ giải quyết tình trạng kẹt xe và và cầu Thủ Thiêm 4 cho người dân khu vực Thủ Đức kết nối thông suốt với khu Nam Sài Gòn.

Trong 2023, UBND TP.HCM đã đề xuất điều chỉnh đoạn kết nối tuyến D1 khu công nghệ cao và đường Nguyễn Xiển, dự kiến khởi công cuối 2024. Theo UBND TP. Thủ Đức, dự án nhằm giảm tải cho phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ, khu vực đang phát triển đông dân cư.

Không chỉ gia tăng kết nối nội đô thông suốt, TP. Thủ Đức tiếp tục hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng liên vùng. Trong đó phải kể tới tuyến Vành Đai 3 kết nối 4 tỉnh, thành trọng điểm phía Nam, gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Đoạn đi qua TP. Thủ Đức dài 14,3 km và đi liền kề Khu đô thị Đông Tăng Long. Hiện nay, đoạn đường liền kề đô thị này đang triển khai ngày đêm với hàng trăm lao động làm việc, dự kiến toàn tuyến thông xe vào giữa 2025.

Đông Tăng Long

Vành đai 3 chạy qua các đô thị vệ tinh như Đông Tăng Long mở toang kết nối vùng

Ở thời điểm hiện tại, Thủ Đức cũng đã và đang hoàn thành mạng lưới liên kết vùng. Trong đó, về hướng Đông Nam Bộ có cao tốc Long Thành - Dầu Dây đã hoàn thiện, liên kết với Bà Rịa - Vũng Tàu qua cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hoàn thành năm 2025. Về hướng Tây Nam Bộ có cao tốc Bến Lức - Long Thành đang thi công. Về phía Nam Trung Bộ có Long Thành - Dầu Giây, Dầu Giây - Phan Thiết…

Hạ tầng "thúc" sóng an cư và tăng giá bất động sản

Liên tục là trọng điểm triển khai và được bơm vốn mạnh, hạ tầng kết nối thay đổi từng ngày giúp khu Đông dẫn dắt làn sóng an cư, đồng thời liên tục dẫn dắt nguồn cung và lượng tiêu thụ nhà ở.

Phân tích về tác động của hạ tầng tới xu hướng chuyển dịch nơi ở, giám đốc một sàn BĐS tại TP.HCM nhận định, chỉ khoảng 1-2 năm nữa, Vành Đai 2 hay Vành đai 3, Metro đều đã thành hình thì làn sóng dịch chuyển về khu Đông sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa. Nếu lúc trước làm việc tại khu Nam, khu Tây ngại mua nhà ở khu Đông vì di chuyển xa thì giờ đây, hạ tầng kết nối đa dạng, thuận thiện giúp các đô thị đáng sống như Đông Tăng Long hút cư dân từ khắp nơi. Bởi hạ tầng liền mạch cho phép cư dân di chuyển vào nội đô vô cùng nhanh chóng, chỉ trong 15-30 phút.

Cũng theo vị này, các hạt nhân như tuyến metro, tuyến vành đai nội đô, vành đai kết nối vùng đều là đòn bẩy tăng giá BĐS. Không đâu xa lạ, Vành Đai 4 tại Hà Nội vừa khởi công đã giúp giá đất huyện Hoài Đức vọt tăng 50-60% so với đầu 2023. Vành Đai 2 đã giúp giá đất Quận Hai Bà Trưng tăng gấp đôi trong thời gian triển khai. Còn tại TP.HCM, sự kiện khởi công Vành Đai 3 cuối 2023 đã khiến hầu hết các phân khúc đều tăng giá.

Không chỉ gia tăng giá trị BĐS "cận lộ", sự hoàn thiện của các công trình hạ tầng nghìn tỷ trong 2 năm tới còn thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển giao thương, mang lại nguồn khách hàng ngày càng dồi dào và tiềm năng kinh doanh vượt trội tại khu Đông.

Các chuyên gia nhận định, những dự án có sức sống nhộn nhịp, sôi động sẵn có cùng hệ sinh thái sống toàn diện như Đông Tăng Long sẽ là "thỏi nam châm" có lực hút mạnh mẽ nhất trong khu vực.

Theo giới chuyên gia, càng tới thời gian hoàn thiện các trọng điểm kết nối, giá BĐS sẽ có bước nhảy vọt mới. Do đó, người dân cũng như giới đầu tư cần tận dụng thời điểm giá BĐS còn "mềm", mặt bằng lãi suất còn duy trì ở mức thấp, cùng những ưu đãi có giá trị thực từ chủ đầu tư để sở hữu nhà đất trước khi giá vọt tăng ở chu kỳ mới.

Hà Nội và TP.HCM là 2 đô thị "loại đặc biệt" sẽ bị siết phân lô bán nền

Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Đông Tăng Long

Đất nền Đông Tăng Long

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định như thế nào về việc phân lô bán nền

Kể từ ngày 1/1/2025, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành và sẽ có tác động nhiều đến thị trường, nhất là với quy định về việc cấm phân lô bán nền.

Theo đó, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Đối với các khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 12/2023, toàn quốc có 902 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V.

Như vậy, quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã; tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.

Đầu tiên, 2 đô thị loại đặc biệt gồm Hà Nội và TP.HCM sẽ bị siết phân lô bán nền. 22 đô thị loại I bao gồm 3 thành phố trực thuộc trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 19 thành phố thuộc tỉnh gồm Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh, Hải Dương, Pleiku, Long Xuyên.

Bên cạnh đó là 36 đô thị loại II bao gồm các thành phố thuộc tỉnh: Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Kon Tum, Dĩ An, Yên Bái cũng nằm trong diện bị cấm phân lô bán nền, không được phân lô tự do như trước đây.

Ngoài ra còn có 45 đô thị loại III bao gồm 29 thành phố: Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hội An, Hưng Yên, Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên, Hà Tiên, Đồng Xoài, Chí Linh, Long Khánh, Gia Nghĩa, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn, Phổ Yên, Tân Uyên, Bến Cát, Gò Công.

Cùng đó là 16 thị xã cũng bị cấm phân lô bán nền gồm: Sơn Tây, Cửa Lò, Phú Thọ, Bỉm Sơn, La Gi, Sông Cầu, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Quảng Yên, Kỳ Anh, Bình Minh, Đông Triều, Phú Mỹ, An Nhơn, Kiến Tường.

Chuyên gia dự báo: Giảm sức mua nhưng đất nền tại các đô thị loại I sẽ hút dòng tiền mạnh hơn

Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc công ty Bất động sản khu vực miền Nam, việc cấm phân lô bán nền theo như quy định mới có thể làm giảm tình trạng phân lô tràn lan, nguồn cung ra ngoài thị trường cũng trở nên "co lại", giúp giảm tình trạng lãng phí tài nguyên đất.

Cũng theo ông Tuấn, việc cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố và thị xã sẽ khiến các thị trường này giảm sức mua nhưng đất nền tại các đô thị loại I sẽ hút dòng tiền mạnh hơn. Bởi những nhà đầu tư nhận thấy bên ngoài rủi ro quá và sẽ chờ đợi các vấn đề liên quan đến phân lô đất nền đi vào ổn định, lúc đó mới tính chuyện quay trở lại những khu vực này. Còn trước mắt, những thị trường trung tâm vẫn sẽ hút dòng tiền do nhu cầu đầu tư tăng lên rõ ràng.

Ông Tuấn khuyến nghị, thời điểm này nhà đầu tư đất nền cần có sự cân nhắc kỹ càng khi đầu tư lô đất nền ở khu vực nằm trong giai đoạn đang chuyển giao theo Luật Kinh doanh Bất động sản hay Luật Nhà ở, đặc biệt trong khu vực cấm phân lô bán nền. Người mua cần đảm bảo chắc chắn lô đất đầu tư đó có sổ.

Ngoài ra, nhà đầu tư cần lựa chọn khu vực có hạ tầng, tăng trưởng GDP đều đặn, thêm thu hút dân cư, nhà đầu tư nước ngoài. “Việc siết phân lô bán nền nhìn trong dài hạn là một xu hướng tất yếu giúp đảm bảo được quyền lợi người mua bất động sản cũng như góp phần cải thiện tính minh bạch của thị trường nhà đất, qua đó tạo động lực cho những bước phát triển bền vững sau này”, ông Tuấn cho hay.

Đồng Nai xây dựng kế hoạch đầu tư cầu Cát Lái

UBND TP.HCM vừa có công văn khẩn gửi UBND tỉnh Đồng Nai về kế hoạch triển khai đầu tư cầu thay phà Cát Lái.

Theo UBND TP.HCM, thành phố đang tổ chức lập đồ án quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Theo đó, để tăng cường kết nối giao thông liên vùng, TP.HCM và tỉnh Đồng Nai đã thống nhất bổ sung các vị trí cầu kết nối giữa hai địa phương qua sông Đồng Nai.

Các cây cầu này bao gồm: Cầu Cát Lái, cầu kết nối TP Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành và cầu kết nối khu Nam TP.HCM (đường Hoàng Quốc Việt) với huyện Nhơn Trạch.

Phà Cát Lái

Phà Cát Lái thường xuyên bị quá tải

Đối với dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái, UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất thời gian triển khai thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 và đang tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Do đó, UBND TP.HCM đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch đầu tư cầu Cát Lái. Trong đó, tỉnh dự kiến các mốc thời gian chính như: cập nhật quy hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng, khởi công và các nội dung phối hợp giữa hai địa phương để làm cơ sở thống nhất triển khai thực hiện.

UBND TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Đồng Nai trong quá trình nghiên cứu đầu tư dự án, đảm bảo đồng bộ và phát huy hiệu quả đầu tư.

Cầu Cát Lái thay thế phà Cát Lái hiện hữu là một trong những công trình được nhiều người dân mong ngóng.

Theo thống kê của Xí nghiệp quản lý phà Thanh niên xung phong TP.HCM, lưu lượng người dân qua phà Cát Lái trung bình khoảng 50.000 lượt khách/ngày, giai đoạn cao điểm dịp lễ, tết có khi lên tới 100.000 lượt/ngày. Trung bình, mỗi lượt khách mất khoảng 20 phút cho việc chờ phà và di chuyển qua đoạn sông dài khoảng 1km.

Đông Tăng Long

Khu đô thị Đông Tăng Long là dự án được hưởng lợi lớn từ phát triển hạ tầng TP Thủ Đức

TPHCM sắp chi 868 tỉ đồng mở rộng đường huyết mạch khu Đông lên 30m

TPHCM dự kiến chi 868 tỉ đồng mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp (từ cầu Nam Lý đến đường Nguyễn Duy Trinh) lên 30m nhằm giảm ùn tắc.

Đường Đỗ Xuân Hợp từ nút giao cao tốc đến đường Nguyễn Duy Trinh nhỏ hẹp, sẽ được mở rộng lên 30m

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM vừa đề xuất UBND Thành phố trình HĐND Thành phố điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp (TP Thủ Đức).

Đường Đỗ Xuân Hợp là con đường kết nối từ đường Võ Nguyên Giáp (trước là Xa lộ Hà Nội) đến nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và đường Nguyễn Duy Trinh để đến cảng Cát Lái. Tuy nhiên, mặt đường nhỏ hẹp, chỉ 2 làn xe nên thường xuyên ùn tắc.

Dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp (đoạn từ cầu Nam Lý đến đường Nguyễn Duy Trinh) dài 1,8 km được HĐND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 4.2016.

Đoạn đường này sẽ được mở rộng lên 30m cho 6 làn xe lưu thông, tổng mức đầu tư 360 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 2017 - 2021.

Theo Sở GTVT TPHCM, dự án đã khởi công các gói thầu từ ngày 15.9.2018, nhưng đến nay mới triển khai mở rộng đoạn từ nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đến cầu Nam Lý dài khoảng 1,4 km. Tuy nhiên, đoạn đường này thi công dang dở chưa hoàn thiện do một số chỗ vướng mặt bằng.

Đường Đỗ Xuân Hợp từ nút giao cao tốc đến cầu Nam Lý (thành phố Thủ Đức, TPHCM) thi công dang dở

Đoạn còn lại khoảng 400m đường Đỗ Xuân Hợp từ cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đến đường Nguyễn Duy Trinh chưa thi công mở rộng do vướng giải phóng mặt bằng. Đoạn đường này nhỏ hẹp với 2 làn xe, cộng với mật độ xe lưu thông rất lớn nên thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Đoạn Đỗ Xuân Hợp từ Nguyễn Duy Trinh đến nút giao cao tốc chưa được mở rộng

Do dự án chậm tiến độ nên đến nay tổng mức đầu tư đã tăng từ 360 tỉ đồng lên 868 tỉ đồng, trong đó chi phí xây lắp giữ nguyên nhưng chi phí giải phóng mặt bằng tăng lên 508 tỉ đồng.

Sở GTVT TPHCM cho biết, nếu được HĐND TPHCM thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án sẽ thi công phần còn lại để hoàn thành vào năm 2025.

Tuyến đường sau khi mở rộng giúp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, tăng kết nối cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đến các cảng biển tại TP Thủ Đức.

Khu đô thị Đông Tăng Long là dự án được hưởng lợi lớn từ hạ tầng TP Thủ Đức