Giới thiệu tiềm năng phát triển thành phố Vũng Tàu tới 2030

Được xem là quê hương thứ hai của người miền Nam, một thành phố biển đáng đến, đáng sống; một đô thị trung tâm hàng đầu khu vực Đông Nam bộ; Thành phố Vũng Tàu là đô thị tổng hợp cấp Quốc gia về dầu khí, du lịch và một trong những đô thị dẫn đầu cả nước về thu nhập bình quân đầu người.

Thành phố Vũng Tàu nổi tiếng với danh xưng “ phố biển xứ dầu mỏ”, một vùng đất đặc biệt, giàu tiềm năng nhiều lợi thế, hội tụ cơ hội phát triển toàn diện. 

Nhiều thành phố trong 1 thành phố

Theo định hướng phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia là Logistic, từ năm 2022, ngân sách được tập trung phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã chú trọng đến hệ thống đường bộ (cao tốc, quốc lộ) kết nối vùng với thành phố Hồ Chí Minh, cảng hàng không quốc tế Long Thành, cửa khẩu quốc tế, Cảng biển quốc tế Cái Mép – Thị Vải.

Thành phố Vũng Tàu với vị trí chiến lược quan trọng trong định hướng phát triển này, đã thừa hưởng nhiều cơ hội và quy hoạch hạ tầng đáng chú ý.

I. THÀNH PHỐ KẾT NỐI

1.1. Vị trí chiến lược quan trọng

Thành phố Vũng Tàu là đô thị loại 1 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km, một trong 4 tỉnh thành là tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam. Là   cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh thành phía Nam.

Quy hoạch Thành phố Vũng Tàu

1.2. Tâm điểm huyết mạch – Kết nối liên vùng

Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung, thành phố Vũng Tàu nói riêng theo chiến lược phát triển “Hạ tầng đi trước – Đô thị theo sau”. Vì vậy, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng và hạ tầng giao thông nội đô của thành phố Vũng Tàu cực kỳ phát triển.

Hệ thống đô thị gắn với trục động lực phát triển mới:

Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu, đường Vành đai 4 và tuyến liên cảng (công nghiệp – cảng biển - Logistic). Trục động lực phát triển mới hỗ trợ tổ chức trên các tuyến giao thông kết nối vùng, kết nối cảng Thị Vải - Cái Mép, sân bay Quốc tế Long Thành với Hàng lang kinh tế Đông Tây của quốc gia (Mộc Bài - thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu). 

Hệ thống đô thị gắn với trục động lực phát triển ven biển phía Nam (trục động lực phát triển đô thị - dịch vụ - du lịch). Hành lang đô thị hóa bảo tồn sinh thái - du lịch biển tổ chức trên tuyến QL55 và đường ven biển ĐT994. Hình thành 3 cụm đô thị du lịch:

  • Cụm 1: Vũng tàu - Long Hải ưu tiên phát triển trung tâm du lịch đại chúng, nghỉ dưỡng, hội thảo, giải trí.
  • Cụm 2: Phước Hải - Lộc An phát triển du lịch ẩm thực, du lịch gắn với vùng nông nghiệp, sinh thái.
  • Cụm 3: Hồ Tràm - Bình Châu phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm hệ sinh thái Bình Châu - Phước Bửu - Hồ Tràm.

Thông tin Tham khảo, Trong đó, là các tuyến kết nối trọng điểm:

  • Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và QL 51 mở rộng, giúp kết nối với TPHCM thuận tiện và rút ngắn thời gian di chuyển chỉ còn 1h30’.
  • Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khởi công ngày 18/06/2023, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động vào năm 2026, sẽ kết nối liên tuyến với sân bay Quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải, đặc biệt, Thành phố Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh – đầu não kinh tế khu vực phía Nam.
  • Đường Vành đai 4, Cao tốc Bến Lức – Long Thành, kết nối khu vực miền Tây Nam Bộ.
  • Tuyến đường liên cảng (kết nối trực tiếp các cảng của TP Vũng Tàu với cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải và các cụm công nghiệp của Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa, Phú Mỹ, Long Sơn và Gò Găng…)
  • Tuyến đường ven biển Tỉnh lộ 994 kết nối các khu vực kinh tế du lịchbiển ở khu vực phía Đông, xuyên qua những khu du lịch ven biển đẹp nhất của Bà Rịa là TP Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bình Châu, Phan Thiết,…

Hạ tầng Thành phố Vũng Tàu

Sóng hạ tầng của bất động sản Vũng Tàu

II. THÀNH PHỐ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG ĐÓN TỪ 12 – 16 TRIỆU LƯỢT KHÁCH/NĂM TỔNG THU TỪ DU LỊCH ĐẠT 31.000 TỶ ĐỒNG

2.1. Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên cực kỳ ưu ái:

Đầu thế kỷ 16, vùng đất này được gọi là “Vịnh nằm giữa những núi Cinco Chagas”. Từ những năm 1775, tàu thuyền Bồ Đào Nha & Pháp xem Vũng Tàu như chốn dừng chân giữa nghìn dặm hải lý,  từ đấy người Pháp gọi Vũng Tàu là Cap Saint – jacques (mũi đất của Thánh Giacôbê).

Điều kiện khí hậu ôn hòa, ít bão lũ, là thành phố biển nhưng đại hình có núi và rừng nên nhiệt độ trung bình mát mẻ, phù hợp để phát triển các ngành kinh tế biển, nhất là du lịch nghỉ dưỡng hoạt động quanh năm.

Được xem là một thành phố bán đảo với 3 mặt bao bọc bởi biển, sở hữu đường bờ biển dài khoảng 42km (một tỷ lệ biển trên đất liền cực kỳ lớn so với các thành phố biển khác), thiên nhiên trù phú với các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn, hệ sinh thái rừng ngập mặn,… Là bộ khung tự nhiên giàu đẹp, được thiên nhiên cực kỳ ưu ái. 

Trong vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương duy nhất có bờ biển dài với bãi cát thoải, sạch, nước trong và đủ điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.

Đặc biệt là thành phố Vũng Tàu với sự phát triển CSHT độ thị sầm uất, sở hữu nhiều cảnh quan hấp dẫn, môi trường trong lành cùng các di tích lịch sử – văn hóa – lễ hội đặc sắc.

Với vị trí liền kề các trung tâm kinh tế, tập trung đông đúc dân cư của vùng Đông Nam Bộ và có thị trường hơn 18 triệu dân, có tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh…

Có thể thấy rằng, sự hội tụ của tất cả những yếu tố trên, đưa thành phố Vũng Tàu phát triển trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của vùng Đông Nam Bộ và các vùng lân cận, là một trong những điểm đến hàng đầu vốn đã định hình thương hiệu từ lâu.

III. THÀNH PHỐ CẢNG

Là thành phố hội tụ đầy đủ tiềm năng để phát triển toàn diện các ngành kinh tế mũi nhọn như dầu khí, cảng biển, du lịch, công nghiệp…

Định hướng đến năm 2050, BRVT nói chung và TP Vũng Tàu nói riêng sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á.

3.1. Dầu khí:

Hoạt động kinh tế của TP Vũng Tàu trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Thành phố Vũng Tàu chiếm 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước.

 Thành phố dầu khí Vũng Tàu

3.1. Cảng biển:

Thành phố cảng Vũng tàu

Cảng Vũng Tàu là Cảng biển đặc biệt nước ta. Bên cạnh đó, đây còn là cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam giữ nhiều vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế, giúp tàu biển hoạt động thuận lợi hơn. Có thể nói, việc thành lập Cảng Vũng Tàu đã mang về nhiều lợi thế nổi trội cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Với hệ thống 21 cảng biển và cảng thủy nội địa, tuyến đường liên cảng kết nối với hệ thống cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải, Thành phố Vũng Tàu là đầu mối giao lưu quan trọng trong chiến lược phát triển logistic trở thành mũi nhọn kinh tế quốc gia.

IV. THÀNH PHỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Là thành phố biển với nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ trở thành thành phố đáng sống bậc nhất khu vực phía Nam.

Với tuổi thọ bình quân của người BRVT nói chung và thành phố Vũng Tàu nói riêng là 76,3 tuổi. 

Thành phố định hướng xây dựng nguồn dân số chất lượng cao, tập trung phát triển hạ tầng xã hội, các chính sách an sinh, phúc lợi, giáo dục nhằm mục tiêu thu hút và xây dựng dân số chất lượng cao.

Năm 2035, Vũng Tàu sẽ trở thành thành phố kinh tế - du lịch toàn diện, thu hút hơn 650.000 công dân ưu tú sống và làm việc tại đây. 

"MỘT VÙNG ĐẤT HỘI TỤ “THIÊN THỜI – ĐỊA LỢI – NHÂN HÒA", một vùng đất đặc biệt, nhiều thành phố trong 1 thành phố.

Nếu thành phố Đà Nẵng được biết đến như một thành phố đáng sống, thành phố Quy Nhơn là thành phố Hạnh phúc, Hải Phòng là thành phố Cảng, Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, Nha Trang là thành phố biển. Vậy, một thành phố đặc biệt hội tụ nhiều tinh hoa, giàu tiềm năng và vô cùng đáng yêu xinh đẹp, sẽ là THÀNH PHỐ CỦA TƯƠNG LAI!

Thành phố Vũng Tàu 2035

TỔNG QUAN

Vũng Tàu là một thành phố cực kỳ nhỏ bé, với tổng diện tích đất chỉ 150,9km2 (tương đương 15.043ha). (tham khảo: Nha Trang 264km2, HạLong 272 km2, Đà Lạt 394 km2, Biên Hòa 264,8 km2, Quy Nhơn 285km2)

Chiều dài từ phía Bắc kéo dài đến phía Nam của Vũng Tàu đoạn dài nhất khoảng 18km. Chiều ngang của Vũng Tàu, khoảng cách giữa 2 bờ biển là khoảng 3.4km và con đường nối hai bờ biển Đông – Tây là còn đường Nguyễn Hữu Cảnh. Vung Tau Centre Point là tâm điểm của con đường này, từ dự án đến bãi tắm Chí Linh (bờ Đông) là 1.7 km và bờ Tây cũng 1.7km.

Phân khu thành phố Vũng Tàu

Dân số hiện tại của Vũng Tàu 464.860 người, Mật độ dân số 3.513 người/km2

Tham khảo MDDS Thủ Dầu 1 – Bình Dương – 3.262 người/km2; Quy Nhơn – 1.596 người/km2, Biên Hòa – 4.738 km2, Nha Trang – 2131 người/km2.  Những thành phố này đều đã có căn hộ cao cấp.

Dân số Vũng Tàu năm 2035: Dự kiến khoảng 650.000 người. Quy hoạch đất ở khoảng 2.053ha chỉ chiếm 20,19% tổng diện tích đất tự nhiên.

Chỉ tiêu sử dụng đất thành phố Vũng Tàu

Phân khu vực phát triển

Không gian thành phố Vũng Tàu được chia thành 07 khu vực, cụ thể như sau:

  • Khu vực đảo Long Sơn: Là trung tâm công nghiệp dầu khí quốc gia. Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp khác; hình thành khu đô thị mới phục vụ công nghiệp dầu khí và khu đô thị sinh thái mật độ thấp, đáp ứng nhu cầu ở đô thị.
  • Khu vực Gò Găng: Phát triển khu đô thị mới gắn với sân bay Gò Găng và khu đô thị sinh thái gắn kết với không gian sinh thái rừng ngập mặn. Hình thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy hải sản công nghệ cao.
  • Khu vực Bắc Phước Thắng: Bảo tồn vùng vành đai xanh, vùng cảnh quan sinh thái tự nhiên trên cơ sở hệ thống các sông: Ba Cội, Cỏ May, Dinh và Cửa Lấp và rừng ngập mặn. Hình thành khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái mật độ thấp và trung tâm dịch vụ du lịch gắn với rừng ngập mặn.
  • Khu vực Công nghiệp – Cảng: Duy trì các khu công nghiệp và cảng hiện có. Mở rộng khu cảng Sao Mai – Bến Đình, phát triển khu công nghiệp, khu logistics và dịch vụ hậu cảng và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối. Tại khu vực cù lao Bến Đình, cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu; hình thành khu đô thị mới hiện đại với chức năng hỗn hợp gồm nhà ở – dịch vụ thương mại – văn phòng và đảm bảo hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư.
  • Khu vực đô thị hiện hữu: Tập trung cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị theo hướng bảo tồn cấu trúc không gian đô thị truyền thống, bảo tồn công trình kiến trúc, cảnh quan và hệ sinh thái có giá trị. Khai thác hiệu quả các quỹ đất công sở sau khi di dời, ưu tiên quỹ đất sau di dời cho các chức năng công cộng, cây xanh và hỗn hợp (văn phòng, thương mại, du lịch và nhà ở).
  • Khu vực Bắc Vũng Tàu (phía Bắc đô thị hiện hữu): Phát triển các khu chức năng: Trung tâm hành chính mới thành phố Vũng Tàu, trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ thương mại, trung tâm đào tạo. Hình thành các khu đô thị mới tập trung, hiện đại. Khuyến khích phát triển các công trình hỗn hợp với kiến trúc hiện đại để tạo dựng không gian đô thị khang trang, đồng bộ.
  • Tại khu vực Bàu Trũng, ưu tiên hình thành công viên văn hóa – hồ điều hòa.
  • Tại khu sân bay cũ, tái thiết đô thị sau khi di dời sân bay Vũng Tàu sang khu vực Gò Găng. Phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chính: khu đô thị, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, vui chơi giải trí…
  • Khu vực phát triển du lịch ven biển Chí Linh – Cửa Lấp: Phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chủ yếu gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sân golf, khu dân cư đô thị, dịch vụ thương mại và các không gian mở công cộng, quảng trường biển. Các khu vực gắn liền với không gian biển phải ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, quảng trường và không gian mở dành cho cộng đồng.

Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm

  • Trung tâm đô thị hiện hữu: Trung tâm khu đô thị hiện hữu được giữ nguyên vị trí và quy mô.
  • Trung tâm đô thị phát triển mới
  • Trung tâm hành chính: Xây dựng mới khu trung tâm hành chính thành phố tại khu vực Bắc Vũng Tàu, giáp đường 2/9, quy mô 14 ha theo hướng tập trung và hiện đại.

Trung tâm thương mại, dịch vụ

  • Phát triển trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, giải trí kết hợp khu đô thị tại khu vực sân bay hiện hữu.
  • Hình thành mạng lưới trung tâm thương mại dịch vụ hỗn hợp và công cộng cấp đô thị tại khu trung tâm đô thị hiện hữu, trung tâm các khu vực phát triển mới trên dọc tuyến đường 3/2 và 2/9.  Các trung tâm thương mại dịch vụ cấp khu vực bố trí dọc theo các tuyến đường chính và trung tâm các khu đô thị. Cải tạo, nâng cấp và phát triển chợ truyền thống tại các khu dân cư hiện hữu. 

Trung tâm giáo dục đào tạo

  • Xây dựng khu trung tâm giáo dục – đào tạo tại khu vực phát triển đô thị phía Bắc thành phố, trên các tuyến đường 3/2 và đường 2/9; 

Trung tâm y tế

  • Xây dựng các trung tâm y tế cấp đô thị gồm: Bệnh viện đa khoa quy mô 350 – 500 giường tại phường 11 quy mô khoảng 8 ha; bệnh viện quốc tế tại khu vực Gò Găng khoảng 10 ha; các trung tâm điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, các trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe chuyên ngành kết hợp dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch khám chữa bệnh.

Trung tâm văn hóa 

  • Xây dựng các công trình văn hóa cấp đô thị tại khu vực Bắc Vũng Tàu, quy mô diện tích khoảng 9 ha, gồm: Nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng… Cải tạo và hoàn thiện mạng lưới công trình văn hóa tại các khu đô thị.

Trung tâm thể dục thể thao

  • Bố trí trung tâm thể dục thể thao thành phố quy mô khoảng 20 ha tại khu vực Bắc Vũng Tàu, trên đường 2/9, kết nối không gian với công viên quảng trường Hồ Mặt trời.
  • Trung tâm Long Sơn: Là trung tâm khu đô thị và dịch vụ công nghiệp hóa dầu – cảng phụ trợ, quy mô khoảng 60 – 70 ha.
  • Trung tâm Phước Thắng: Là trung tâm dịch vụ thương mại – thể thao – giải trí – du lịch, quy mô khoảng 40 – 50 ha, dự kiến tại cửa ngõ phía Bắc thành phố theo hướng quốc lộ 51B.

Các trung tâm chuyên ngành

  • Trung tâm vận tải, công nghiệp, logistic: Hình thành khu vực dịch vụ hậu cần cảng, trung chuyển hàng hóa cấp vùng gắn với các khu công nghiệp Long Sơn và Sao Mai – Bến Đình.
  • Trung tâm dịch vụ hàng không: Bố trí gắn với sân bay Gò Găng. Là khu vực được hình thành để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ hàng không, dịch vụ vận tải dầu khí và các hoạt động kỹ thuật khác; quy mô khoảng 240 ha.
  • Trung tâm hậu cần nghề cá: Bố trí tại phía Đông khu vực Gò Găng, quy mô khoảng 45 ha, đáp ứng các nhu cầu về phát triển dịch vụ hậu cần thủy hải sản.

Hệ thống công viên cây xanh

  • Xây dựng các công viên cây xanh đô thị với quy mô khoảng 450 – 500 ha, gắn kết với các hồ và kênh, rạch tự nhiên, tạo thành mạng lưới không gian xanh, hồ điều hòa trong đô thị gồm: Bàu Sen 30 ha, Bàu Trũng 45 ha, Công viên trung tâm tài chính thương mại 21 ha, Rạch Bà 20 ha, Công viên Hồ Mặt trời 33 ha, Công viên trung tâm Phước Thắng (Cầu Cháy) 30 ha, Công viên Núi Nứa 24 ha, Công viên Hồ Mang Cá 40 ha, Công viên Long Sơn 30 ha, Công viên Bắc sân bay Gò Găng 62 ha, Công viên trung tâm Gò Găng 46 ha, Công viên Núi Lớn khoảng 30 ha, Công viên Núi Nhỏ khoảng 50 ha.
  • Ngoài ra, duy trì hệ thống cây xanh sinh thái tự nhiên tại các khu vực rừng ngập mặn, trên Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa và tại khu vực ven biển.

Định hướng các khu, cụm công nghiệp, cảng và dịch vụ hậu cần cảng 

  • Duy trì các khu, cụm công nghiệp hiện có và các cảng gắn với khu công nghiệp gồm: Cát Lở, Đông Xuyên, VietSo Petro, mở rộng khu cảng Sao Mai – Bến Đình…, quy mô khoảng 550 ha.
  • Hình thành khu công nghiệp dầu khí Long Sơn – cảng, bao gồm: Khu công nghiệp Long Sơn có quy mô 850 ha, khu lọc hóa dầu quy mô khoảng 400 ha, cảng và các điểm tiểu thủ công nghiệp có diện tích khoảng 1.572 ha.
  • Cụm tiểu thủ công nghiệp Phước Thắng quy mô khoảng 40 ha.

Định hướng thiết kế đô thị tổng thể thành phố Vũng Tàu

Xây dựng không gian đô thị trên cơ sở khung tự nhiên là bờ biển, hệ thống sông, rạch, rừng ngập mặn và cảnh quan tự nhiên Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa. Định hướng tổ chức không gian tại các khu vực như sau:

  • Khu vực đảo Long Sơn: Lấy Núi Nứa là trung tâm, tổ chức khu công nghiệp và trung tâm dịch vụ hóa dầu gắn với không gian biển; tổ chức không gian khu đô thị hài hòa với cảnh quan sinh thái vùng ngập mặn, khai thác hệ sinh thái ngập mặn, mặt nước và triền dốc tự nhiên để tạo cảnh quan đặc trưng; không xây dựng công trình quy mô lớn trên núi làm thay đổi địa hình, địa mạo của khu vực. Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực.
  • Khu vực Gò Găng: Tạo lập không gian đô thị – sân bay hiện đại, hạ tầng đồng bộ, đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách ly và hành lang an toàn bay. Tạo dải cây xanh ven kênh, rạch, bảo vệ các kênh thoát nước tự nhiên trong khu vực và hệ sinh thái ngập mặn.
  • Khu vực Bắc Phước Thắng: Xây dựng khu đô thị sinh thái, mật độ thấp; hình thành các tuyến đường khu vực làm ranh giới kiểm soát hạn chế phát triển đô thị. Ưu tiên dành quỹ đất để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái ngập mặn kết hợp khai thác du lịch nghiên cứu, khám phá và trải nghiệm.
  • Khu vực Bắc Vũng Tàu, khu vực hành lang phát triển khu du lịch ven biển Chí Linh – Cửa Lấp: Tạo lập các trục không gian hướng biển và hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng tại các quảng trường biển. Bố trí công trình cao tầng đan xen tại trung tâm các khu đô thị; thiết lập không gian đô thị biển hiện đại, năng động, có hình ảnh đặc trưng theo hướng tiếp cận từ phía bãi biển vào đô thị.
  • Khu vực đô thị hiện hữu: Chỉnh trang tạo diện mạo không gian cảnh quan mới dọc bờ biển từ Bãi Dâu, Bãi Trước đến khu vực Hòn Bà. Kiến trúc trung tâm du lịch, dịch vụ thương mại, giải trí, quảng trường công cộng, công viên… gắn với văn hóa bản địa, hài hòa với biển Vũng Tàu. Hình thành và mở rộng không gian dịch vụ du lịch và sinh hoạt cộng đồng. Tổ chức công trình điểm nhấn trên tuyến đường dọc bờ biển và không gian mở; tạo lập các tuyến đi bộ và không gian sinh hoạt cộng đồng hướng ra bờ biển.

Hướng dẫn thiết kế đô thị các khu vực quan trọng

  • Các không gian tự nhiên quan trọng: Núi Lớn, Núi Nhỏ và Núi Nứa là các điểm cao tự nhiên trong đô thị cần được bảo vệ và kiểm soát phát triển. Ưu tiên phát triển các công trình mang tính biểu tượng, hình thành các không gian công cộng dành cho hoạt động vui chơi giải trí kết hợp với lâm viên cây xanh.
  • Cửa ngõ đô thị: Xây dựng diện mạo không gian cảnh quan đô thị hiện đại kết hợp với công trình biểu tượng tại điểm kết nối đô thị với hệ thống giao thông vùng như đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, quốc lộ 51, sân bay Gò Găng, cảng hành khách tại khu vực Sao Mai – Bến Đình, Bãi Dâu, Bãi Trước và ga đường sắt. Điểm nhấn đô thị là các công trình kiến trúc tại các trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm hành chính thành phố, gắn với quảng trường và trục đi bộ và không gian sinh hoạt cộng đồng, tạo lập hình ảnh cửa ngõ đô thị biển đặc trưng.

Các trục không gian chính

  • Hình thành các trục không gian chính dọc các tuyến đường 30/4, 2/9, 3/2 với các công trình hỗn hợp có kiến trúc hiện đại. Ưu tiên phát triển các tuyến ngang để kết nối không gian đô thị với không gian biển. Tổ chức tuyến song hành dành cho xe đạp; tại các khu vực giao nhau của các trục đường chính đô thị, khuyến khích bố trí các công trình cao tầng hoặc các công trình điểm nhấn.
  • Hành lang ven biển tại khu vực Bãi Trước: Hạn chế phát triển công trình có quy mô lớn để bảo vệ cảnh quan tự nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử của đô thị. Hình thành một số điểm dịch vụ du lịch có tính chất đặc biệt, hạn chế che chắn tầm nhìn ra biển và tạo lập hình ảnh đô thị theo hướng nhìn từ biển vào thành phố.
  • Hành lang ven biển tại khu vực Bãi Sau đến Cửa Lấp: Tăng cường hướng tiếp cận của người dân đô thị đến bãi biển thông qua các trục ngang, tạo lập các quảng trường biển và các công trình tiện ích phục vụ cộng đồng tại giao cắt giữa các trục ngang và tuyến đường ven biển. Tổ chức kết nối các khu du lịch ven biển, có không gian tiếp giáp bãi biển bằng các tuyến đường đi bộ, xe đạp và giao thông sạch thân thiện môi trường nhằm hỗ trợ các hoạt động vui chơi, đi lại của cộng đồng dọc bãi biển; khuyến khích tạo lối mở để người dân tiếp cận bờ biển thuận lợi.

Công trình điểm nhấn trong đô thị

  • Các điểm nhấn tự nhiên: Bảo vệ cảnh quan và địa hình, địa mạo đặc trưng của các điểm cao tự nhiên gắn với hình ảnh đô thị như Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ… 
  • Các điểm nhấn nhân tạo: Đối với các công trình kiến trúc có giá trị, di tích văn hóa lịch sử, tượng, tượng đài và một số công trình khác, bảo vệ, tôn tạo cảnh quan các công trình gắn với lịch sử hình thành thành phố và hình ảnh đặc trưng của đô thị biển. Tạo thêm các công trình điểm nhấn mang tính văn hóa, nghệ thuật tại các không gian mở, không gian công cộng. Tạo dựng các công trình điểm nhấn mới trong đô thị là các công trình cao tầng, công trình có kiến trúc đặc sắc, hiện đại tại các vị trí phù hợp như: Trung tâm các khu đô thị mới, các không gian giao cắt giữa các tuyến trục chính đô thị, các khu vực gắn với quảng trường, không gian mở và các khu du lịch có vị trí đặc biệt trong khai thác không gian biển. 

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét