Giới thiệu tỉnh Bình Dương và tiềm năng đầu tư Bất động sản

TỔNG QUAN TỈNH BÌNH DƯƠNG

I. ĐỊA LÝ

Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Có tọa độ địa lý là 10o51'46"B – 11o30'B, 106o20' Đ – 106o58'Đ.

  • Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
  • Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
  • Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương gồm 9 đơn vị hành chính, trong đó: 4 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện: Thành phố Thủ Dầu Một, Thành phố Dĩ An, Thành phố Thuận An, Thành phố Tân Uyên, Thị xã Bến Cát, Huyện Bắc Tân Uyên, Huyện Bàu Bàng, Huyện Dầu Tiếng, Huyện Phú Giáo.

Địa hình Bình Dương tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1.800 mm đến 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC.

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. 

Tỉnh Bình Dương

Bản đồ các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương

II. QUY HOẠCH

Định hướng phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến 2030

Định hướng đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Bình Dương thực hiện chiến lược phân vùng phát triển. Địa phương này sẽ di dời các doanh nghiệp ra khỏi khu dân cư, không để xảy ra tình trạng “khu ổ chuột” trong lòng đô thị. Đến năm 2025 xóa các ngõ, hẻm đường đất, sỏi đỏ chưa được liên thông.

Mục tiêu của Bình Dương về tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 15.700 USD; tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2031-2050 khoảng 5,5 – 6%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 31.300 USD, trở thành tỉnh có mức thu nhập trung bình cao; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 50% GRDP.

Để hoàn thành được sứ mệnh, Bình Dương nghiên cứu không gian phát triển thành các vùng: Khu vực phía Nam gồm TP Thuận An, TP Dĩ An, TP Tân Uyên là trung tâm cửa ngõ của Bình Dương đi TPHCM, Đồng Nai và cảng biển, đầu mối kết nối giao thông trong vùng.

Quy hoạch sử dụng đất Bình Dương

Quy Hoạch giao thông:

Đối với các dự án giao thông trọng điểm, tỉnh quyết tâm và kiên trì làm trên cơ sở huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện đúng tiến độ tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Chơn Thành và Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Việc đầu tư xây dựng tuyến đường tạo điều kiện thuận lợi kết nối vùng và nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai để phát huy hiệu quả đầu tư, kết nối giao thông giữa Cảng quốc tế hàng không Long Thành với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, qua đó góp phần giảm tải cho hệ thống giao thông hướng tâm của TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước -  Tân Vạn…

Quy hoạch giao thông Bình Dương

Quy hoạch đô thị

Định hướng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phát triển xây dựng Bình Dương thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế, một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ đổi mới sáng tạo.

Quy hoạch Bình DƯơng

Bình Dương quy hoạch thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại mang tầm khu vực

Quy hoạch thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ mang tầm khu vực

Định hướng Quy hoạch đưa ra tầm nhìn phát triển xây dựng Bình Dương thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế, một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao, kinh tế phát triển bao trùm hài hòa giữa các khu vực.

Tiếp tục đóng vai trò đầu tàu cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam bộ trở thành động lực tăng trưởng của vùng, do đó, yêu cầu phát triển kinh tế của Bình Dương rất cao. Lĩnh vực công nghiệp, thương mại cần tiếp tục phát triển đồng thời phải phát triển bao trùm, bền vững trong toàn tỉnh, tạo ra lợi thế để cho Bình Dương phát triển bền vững trong tương lai.

Phát triển liên kết khu đô thị - công nghiệp – dịch vụ

Quy hoạch đô thị Bình DƯơng

Để đạt được mục tiêu, Bình Dương hướng tới phát triển khu đô thị vùng, Vành đai liên kết…

Các nhóm định hướng quy hoạch bao gồm: Phát triển liên kết vùng; phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp - dịch vụ hiện đại dựa trên kế thừa và đổi mới sáng tạo; xã hội phát triển công bằng và thịnh vượng dựa trên phát triển bao trùm; không gian và hạ tầng vùng đô thị công nghiệp đổi mới sáng tạo; môi trường và tài nguyên phát triển xanh…

Không gian tỉnh Bình Dương được phân thành 3 lớp phát triển: Khu vực phía Nam gồm Thuận An và Dĩ An là vùng đô thị - công nghiệp hiện hữu được cải tạo phát triển thành các đô thị - dịch vụ của vùng.

Khu vực đô thị - công nghiệp - dịch vụ gồm Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên là vùng đô thị - công nghiệp - dịch vụ chủ đạo của vùng Đông Nam bộ.

Vùng phát triển mở rộng phía Bắc gồm Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo và Bắc Tân Uyên, trong đó phát triển khu vực Bàu Bàng trở thành đô thị trọng điểm cấp vùng, đầu mối hỗ trợ về dịch vụ - công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ cho các vùng kinh tế thông qua các đầu mối liên kết vùng, khu vực Dầu Tiếng phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, khu vực Phú Giáo sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Phát triển không gian đô thị công nghiệp tập trung vào các hành lang (Bắc Nam gắn với trục đường Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn; các tuyến giao thông hỗ trợ mới và hành lang Đông Tây hai bên tuyến đường Vành đai 4) và các khu vực trọng tâm đô thị theo các mô hình cấu trúc TOD.

Phát triển không gian tỉnh gắn với lộ trình hình thành các dự án động lực như: Hình thành chuỗi đô thị dịch vụ theo mô hình TOD gắn với dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh, đường sắt đô thị Suối Tiên – Thủ Dầu Một – Bàu Bàng.

Hình thành không gian đô thị công nghiệp hiện đại hai bên tuyến đường Vành đai 4; hình thành hai trục đô thị dịch vụ sinh thái dọc sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và các tuyến sông Bé, sông Thị Tính.

Về cấu trúc phát triển gồm một trục phát triển; 2 hành lang sinh thái; 3 vành đai liên kết; 5 phân vùng phát triển.

Theo đó, phát triển theo trục Bắc Nam, lấy trục Quốc lộ 13, Bàu Bàng – Mỹ Phước – Tân Vạn; Cao tốc Chơn Thành – Thành phố Hồ Chí Minh; đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh; đường sắt đô thị Suối Tiên – Bàu Bàng… làm trục liên kết, phát triển trục đô thị công nghiệp – dịch vụ theo từng phân đoạn.

Hành lang sinh thái gồm hành lang sinh thái phía Đông gắn với trục sông Đồng Nai và hành lang sinh thái phía Tây gắn với trục sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng.

Vành đai liên kết: Phát triển mở rộng không gian đô thị, chức năng và khung hạ tầng gắn với 03 vành đai liên kết của vùng Thành phố Hồ Chí Minh.

Quy hoạch Thành phố Thủ Dầu Một

Khu vực trung tâm khu đô thị mới và khu vực trung tâm (khu 3,4,5) khu nhà ở an sinh xã hội Becamex của TP. Thủ Dầu Một sẽ được điều chỉnh tầng cao xây dựng nhằm tăng thêm quỹ nhà ở

Quy hoạch Thủ Dầu Một

Khu vực TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Tại phiên họp UBND tỉnh Bình Dương lần thứ 42 (chiều 31/8/2023), Sở Xây dựng đã báo cáo về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP.Thủ Dầu Một (năm 2012) đối với 2 khu vực thuộc trung tâm thành phố mới Bình Dương.

Theo đó, điều chỉnh tầng cao xây dựng tối đa từ 30 tầng thành 40 tầng (tối đa 150m) và bổ sung tầng hầm tối đa 03 tầng của khu vực trung tâm khu đô thị mới, phường Hòa Phú và phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một với diện tích khoảng 350,5 ha.

Đồng thời, điều chỉnh tầng cao xây dựng tối đa từ 10 tầng thành 20 tầng của khu vực trung tâm (khu 3,4,5) khu nhà ở an sinh xã hội Becamex Định Hòa, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một với diện tích ​​khoảng 11,9 ha.

Việc xem xét điều chỉnh này sẽ tháo gỡ cho các nhà đầu tư sớm triển khai thực hiện dự án tại các khu vực nêu trên trong thời gian tới. Qua đó, tăng thêm nhiều quỹ nhà ở dạng căn hộ an sinh xã hội nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội sở hữu nhà ở để an cư lạc nghiệp, gắn bó lâu dài với Bình Dương.

Theo Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đến năm 2040,  hiện quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đã phủ kín trên địa bàn 12 phường và đã có quy hoạch chung Khu liên hợp đô thị - dịch vụ - công nghiệp để phủ kín quy hoạch trên địa bàn 02 phường mới là Hòa Phú, Phú Tân; có 79 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư, đô thị đã được phê duyệt theo quy định.

Tuy nhiên, về cơ bản, quy hoạch phân khu, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết phù hợp, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa các loại quy hoạch này và quy hoạch sử dụng đất. Trong thời gian qua, UBND TP. Thủ Dầu Một đã tiến hành công tác điều chỉnh tổng thể quy hoach phân khu tỷ lệ 1/2000 của 12/14 phường theo chủ trương của UBND tỉnh Bình Dương.

Theo đó, TP. Thủ Dầu Một đang phát triển đúng định hướng không gian của quy hoạch chung với việc phát triển mô hình đô thị đa cực, trong đó, khu liên hợp và khu trung tâm hiện hữu là 02 cực phát triển liên kết với nhau bởi các trục đường và các khu chức năng. Nội dung điều chỉnh sẽ định vị các phân khu đô thị gắn với các khu vực trung tâm và hệ thống công trình điểm nhấn mang đặc trưng rõ nét.

Các trung tâm đô thị là các cực phát triển. Cụ thể, khu vực thành phố mang tính lịch sử (bao gồm đô thị trung tâm Becamex) là khu vực nhà cửa mật độ cao, các dịch vụ tài chính và thương mại. Khu Liên Hợp Bình Dương là khu vực dân cư cao cấp, trung tâm chính trị và văn hoá. Khu vực bờ sông là khu vực dân cư đặc biệt cao cấp có sức hấp dẫn cao, các khu nghỉ dưỡng sinh thái; Khu vực trung tâm triển lãm thương mại là nhà ở và dịch vụ quanh nhà ga xe lửa Bình Chuẩn và trung tâm thương mại Expo.

Các hướng phát triển không gian của TP. Thủ Dầu Một với hướng phát triển khu vực phía Nam quanh quốc lộ 13 và ĐT743 là khu vực thương mại. Hướng phát triển khu vực phía Tây là khu vực du lịch sinh thái.

Về vùng phát triển đô thị gồm 03 khu vực đô thị. Đó là, trung tâm đô thị cũ (25 ha), khu vực phát triển mới và cơ cấu lại đô thị hiện có và cấu trúc đô thị hiện có.

Về vùng phát triển công nghiệp, hiện nay, trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một đã hình thành 07 khu công nghiệp có tổng diện tích 1.765,38 ha, chiếm 24,14% tổng số khu công nghiệp toàn tỉnh với tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 71,18% và đã có 365 doanh nghiệp cơ sở đang hoạt động. Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở và hệ thống dịch vụ hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội khác cho công nhân chưa được đầu tư.

Hiện, trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một có 25 dự án nhà ở được triển khai thực hiện và đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng 2.075 căn hộ, diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,89 m2 /người. Nhà ở xã hội có 29 dự án gồm 13.788 căn hộ với quy mô, diện tích các căn hộ phù hợp cho người thu nhập thấp tại đô thị.

Mục tiêu quy hoạch phát triển TP. Thủ Dầu Một là đô thị thông minh, với những không gian đô thị mới để dịch vụ, thương mại phát triển đa dạng, có bước đột phá, là động lực chủ yếu cho tăng trưởng, trong đó dịch vụ thương mại chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế.

Khu đô thị Chánh Mỹ

Theo đó, đề xuất kịch bản phát triển đô thị cho TP. Thủ Dầu Một sẽ kế thừa mô hình phát triển không gian đô thị cũ, có điều chỉnh và bổ sung theo bối cảnh mới, áp dụng hệ thống quy chuẩn về quy hoạch xây dựng mới ban hành (QCVN 01:2021), chỉ tiêu đất dân dụng bình quân là khoảng 45 - 60 m2 /người. Đến năm 2040, quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2040 khoảng 3.600 - 4.200ha, dân số toàn TP. Thủ Dầu Một 700.000-800.000 người, diện tích sàn nhà ở bình quân 30 m2 sàn/người.

III. KINH TẾ BÌNH DƯƠNG TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC

Tập trung các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội gắn với phát huy tinh thần vượt khó, sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, đã giúp nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội trong 9 tháng của tỉnh Bình Dương đạt kết quả tích cực với nhiều gam màu sáng.

Vành Đai 4 Bình Dương

Một đoạn đường vành đai 4 được Bình Dương chủ động đầu tư.

Nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, năm 2023 mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức khó lường nhưng với tinh thần chủ động quyết liệt, kịp thời của Ðảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân cho nên tình hình kinh tế-xã hội trong 9 tháng của tỉnh đạt nhiều kết quả khả quan trên các lĩnh vực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 4,0%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 226.318 tỷ đồng, tăng 13,4%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 23 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 16,1 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 6,9 tỷ USD; thu ngân sách ước đạt 44.080 tỷ đồng...

Ðạt được kết quả trên, Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành, các chủ đầu tư khu công nghiệp đã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các chương trình tiếp thị, xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức phù hợp. Nhờ vậy, tính đến hết tháng 8/2023, tỉnh thu hút thêm gần 1,3 tỷ USD vốn FDI; trong đó, có 80 dự án mới, 24 dự án điều chỉnh tăng vốn, 28 dự án góp vốn, nâng nguồn FDI tại Bình Dương lên 4.162 dự án, với tổng vốn đầu tư 40,2 tỷ USD.

Tỉnh cũng đã thu hút 61.726 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, nâng số lượng doanh nghiệp trong nước hiện nay lên 63.773 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 692 nghìn tỷ đồng. Ðồng thời, tỉnh chủ động rà soát và đã phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thị xã Bến Cát, thành phố Thuận An; quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Thủ Dầu Một (quy hoạch năm 2012); tiếp tục hoàn thiện thủ tục, hồ sơ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Tân Uyên cũng như các địa phương còn lại; công bố thành phố Dĩ An là đô thị loại II; triển khai chỉnh trang, nâng cấp đô thị, khắc phục, chỉnh trang các khu, điểm nhà ở tự phát, xử lý các điểm ngập úng đô thị.

Bình Dương cũng đang tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và thị trường bất động sản; ban hành chương trình phát triển nhà ở tỉnh giai đoạn 2021-2030; hoàn thiện đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, tỉnh đã tổ chức khởi công hai gói thầu thuộc dự án thành phần 5 đường Vành đai 3; thường xuyên kiểm tra tiến độ, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn các dự án giao thông trọng điểm: Quốc lộ 13, đường tạo lực bắc Tân Uyên-Phú Giáo-Bàu Bàng; tiếp tục phối hợp các địa phương, đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất triển khai các thủ tục đầu tư tuyến đường vành đai 3, vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Chơn Thành; xây dựng danh mục dự án giao thông ưu tiên bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và sau năm 2025; nghiên cứu đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các vị trí kết nối với thành phố Thủ Ðức (Thành phố Hồ Chí Minh); thỏa thuận các vị trí kết nối giao thông giữa thành phố Tân Uyên, thành phố Dĩ An với các địa phương trong tỉnh Ðồng Nai.

An sinh xã hội ổn định

Bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế, công tác bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo nghề được chú trọng; các hoạt động kết nối cung-cầu lao động, giới thiệu việc làm được tăng cường, tạo việc làm tăng thêm cho 20.325 người, đạt 57,8% kế hoạch năm. Giáo dục-đào tạo có chuyển biến tích cực; kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, tỷ lệ thí sinh tỉnh Bình Dương tốt nghiệp đạt 99,76%, xếp hạng 2/63 tỉnh, thành phố. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tiếp tục được tập trung chỉ đạo; các cơ sở khám, chữa bệnh bảo đảm tốt việc trực khám và điều trị bệnh cho người dân; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm; đã triển khai mô hình điểm khám, chữa bệnh sử dụng căn cước công dân; khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập; đến nay, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 89,9%.

NOXH Bình Dương

Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội An Sinh tại Tp Thủ Dầu Một

Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền được chú trọng thực hiện hiệu quả bằng nhiều hình thức. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo dần trở thành động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội; đã tổ chức thành công nhiều sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế. Tỉnh đã phê duyệt đề án Trung tâm sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn 2023-2025; thành lập Trung tâm Ðổi mới sáng tạo Việt Nam-Singapore tại tỉnh; ban hành Chương trình hành động Ðề án Thành phố thông minh. Năm 2023, Bình Dương tiếp tục được vinh danh "Top 7 cộng đồng thông minh thế giới" lần thứ 3 liên tiếp và Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết: Trong điều kiện khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và cơ hội, tỉnh đã sớm dự báo, nhận định tình hình từ những tháng cuối năm 2022 cho nên đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo để quán triệt các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai, thủ tục đầu tư, thị trường bất động sản, thành lập các khu công nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Tỉnh đã phối hợp các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam nghiên cứu, triển khai các dự án giao thông kết nối, liên kết vùng; hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Ðông Nam Bộ; hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; tổ chức tốt các hoạt động phục vụ nhân dân, chăm lo các đối tượng chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đề nghị các ngành, các cấp tại tỉnh cần quan tâm, bám sát tình hình, chủ động, quyết liệt trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; tổ chức hội nghị gặp gỡ đối thoại các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp đầu tư trong nước, nước ngoài; xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tiếp tục đẩy nhanh hoàn thiện các thủ tục, giải phóng mặt bằng và thi công các công trình trọng điểm; trong đó, có dự án ngành giao thông; tập trung hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đô thị, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng; nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thẩm định các dự án đầu tư; giải quyết các vướng mắc của các dự án bất động sản, nhà ở xã hội, sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ. Kịp thời khai thác các khoản thu còn dư địa vào ngân sách nhà nước để bổ sung cho đầu tư; có giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân; tập trung giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt kế hoạch năm. Bên cạnh đó, cần chú trọng thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, nhất là đối với công nhân có hoàn cảnh khó khăn; theo dõi chặt chẽ tình hình lao động để có phương án kết nối hỗ trợ người dân tìm kiếm việc làm.

Cơ hội nào cho bất động sản?

Hiện chính quyền Bình Dương đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi công năng các khu, cụm công nghiệp phía Nam của tỉnh theo hướng tăng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, sử dụng ít lao động và phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, dịch vụ...

Các khu vực trung tâm tỉnh sẽ tập trung phát triển mô hình công nghiệp và dịch vụ thông minh. Với việc trở thành một trong 21 thành viên đầu tiên của Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF), dự báo sắp tới các hoạt động hội thảo khoa học, kết nối hợp tác quốc tế, giao thương và trao đổi đầu tư sẽ diễn ra nhộn nhịp tại Bình Dương.

Phía Nắc của Bình Dương gồm 4 thành phố là Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên sẽ là khu vực phát triển các khu đô thị mới.

Nổi bật nhất trong đó là khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ tại TP Thủ Dầu Một. Với tổng diện tích 370 ha được chia thành nhiều phân khu chât năng, trong đó có: nhà ở xã hội, biệt thự, nhà phố, trường học các cấp,vv... Dự án đã được ấp phép từ 2007, nhưng cho đến nay vẫn chưa được xây dựng và khai thác hết tiềm năng, dẫn đến lãng phí trong công tác quy hoạch và phát triển khu đô thị.

Khu dân cư Chánh Mỹ

Khu dân cư Chánh Mỹ nhìn từ trên cao

Theo định hướng tới đây của Tỉnh Bình Dương sẽ đẩy mạnh phát triển và tháo gở các thủ tục trong việc xây dựng Khu dân cư Chánh Mỹ, đặc biệt là phân thu nhà ở xã hội và phân khu nhà ở thấp tầng để cung cấp chổ ở cho người dân và phát triển xã hội

Chuyên mục: ,

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét