Giao thông cửa ngõ TP.HCM bây giờ và những năm tới sẽ ra sao?

Hạ tầng giao thông kết nối giữa TP.HCM với Bình Dương được cho là “đáng đồng tiền bát gạo” nhất so với các địa phương khác trong khu vực.Trong thời gian tới, kết nối giữa hai đầu tàu kinh tế của cả nước sẽ càng thông thoáng với hàng loạt dự án “khủng” được đầu tư.

Cầu Nhơn Trạch

Cầu Nhơn Trạch đang được thi công nhộn nhịp

Xa lộ Hà Nội (quốc lộ 1A) là tuyến giao thông chính ở khu vực cửa ngõ phía Đông TP.HCM. Tuyến đường phân tách TP. Thủ Đức với TP. Dĩ An (Bình Dương) kết nối trực tiếp với Đồng Nai.

Ở khu vực này đang tập trung một loạt hạ tầng trọng điểm gồm tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, Bến xe miền Đông mới…

Trong đó, metro số 1 nối thẳng khu vực này với trung tâm TP.HCM có tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng sẽ khai thác thương mại trong năm nay.

Để phát huy tính hiệu quả khai thác, các địa phương đang đề xuất nghiên cứu kéo dài tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên về phía Đồng Nai và Bình Dương. Tổng chiều dài hai nhánh khoảng 50km.

Xa lộ Hà Nội

Cụ thể, đoạn 1 từ ga Bến xe Suối Tiên sẽ tiếp tục đi trên cao bên phải Quốc lộ 1 rồi vượt sang trái để về ga Bình Thắng (ký hiệu S0) trước nút giao Tân Vạn (tỉnh Bình Dương). Đoạn này dài khoảng 1,8km, tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỉ đồng.

Từ ga Bình Thắng sẽ có hai nhánh kéo về Đồng Nai và Bình Dương. Trong đó, nhánh hướng về Bình Dương dài khoảng 29,55km, đi trên cao từ ga Bình Thắng đến gần nút giao Bình Chuẩn và đi về Khu liên hợp Công nghiệp - đô thị - Dịch vụ Bình Dương (thị xã Bến Cát, Tân Uyên và TP Thủ Dầu Một).

Cũng ở khu vực cửa ngõ này, dự án Đường Vành đai 3 TP.HCM đang được triển khai. Mới đây nhất, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương đã tổ chức khởi công dự án nút giao Tân Vạn trên vành đai 3 TP HCM.

Đây là gói thầu xây lắp cuối cùng trong số 4 gói thầu xây dựng vành đai 3 TP.HCM qua tỉnh Bình Dương được khởi công.

Quốc Lộ 1K

Quốc lộ 1K đang là tuyến giao thông huyết mạch nối TP. Thủ Đức – TP. Dĩ An – TP. Biên Hòa. Cung đường này ngoài có vai trò kết nối giao thông, hiện đang là một trong những “thỏi nam châm” quan trọng của thị trường Bất động sản.

Xum quanh quốc lộ 1K, nhiều tuyến đường quan trọng trong khu vực tiếp giáp giữa Bình Dương và TP.HCM đã được đầu tư mở rộng.

Trong đó, có dự án mở rộng đường Thống Nhất hay còn gọi là trục đường đại lộ Đông Tây mới. Công trình mở rộng lộ giới đường Thống Nhất từ 12m lên 32m kết nối Bến xe Miền Đông mới và cửa ngõ phía đông TP.HCM.

ách đó không xa, tuyến đường DT743 nối Bình Dương và TP.HCM đã hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng vào cuối năm 2023 có tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng.

Tuyến đường dài 12km, có ít nhất 6 làn xe. Một số đoạn thậm chí có đến 10 làn xe giúp việc đi lại của người dân thuận lợi.

Quốc Lộ 13

Quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương đoạn tiếp giáp với TP. Thủ Đức, TP.HCM

Tại cửa ngõ quốc lộ 13, cả TP.HCM và Bình Dương đều đã và đang lên kế hoạch chi hàng nghìn tỉ đồng để mở rộng hướng kết nối cực kỳ quan trọng này.

Cụ thể, TP.HCM sẽ dự chi khoảng 13.800 tỉ để nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 (đoạn từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương).

Trong khi phía Bình Dương từ tháng 4/2022 đã khởi công nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13, đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú (TP. Thuận An) đến nút giao Lê Hồng Phong (TP Thủ Dầu Một), dài khoảng 13 km theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

Dự án sẽ mở rộng đường từ 6 lên 8 làn xe, bề mặt đường rộng đến 40,5m. Tổng vốn đầu tư của dự án này khoảng gần 1.400 tỉ đồng.

Dịnh tuyến Vành đai 3 và vành đai 4

Cả vành đai 3 và 4 TP.HCM đều đi qua TP. HCM và Bình Dương

Ngoài các tuyến đường hiện hữu và đang đầu tư, trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều dự án quy mô lớn kết nối giữa TP.HCM với Bình Dương.

Cụ thể, đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành và Vành đai 4 TP.HCM.

Theo đề xuất mới nhất, dự án đường Vành đai 4 TP.HCM có tổng chiều 207 km (đi qua 5 tỉnh, thành là Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương và Long An.

Trong đó, đoạn qua Bà Rịa – Vũng Tàu dài 18,7 km; Đồng Nai dài 45,6 km; Bình Dương dài 47,45 km; TPHCM 17,3 km và Long An 78,3 km (chiếm tỷ lệ dài nhất của dự án).

Tuyến Vành đai 4 sau khi hoàn thành sẽ có ý nghĩa đặc biệt trong kết nối giao thông không chỉ giữa 5 tỉnh, thành phố đi qua mà cả khu vực Đông Nam Bộ.

Hạ tầng mở lối cho thị trường Bất động sản

Việc hàng loạt tuyến đường kết nối giữa TP.HCM với Bình Dương được đầu tư mới, nâng cấp mở rộng có vai trò quan trọng với mạng lưới giao thông của hai địa phương.

Những hạ tầng này cũng mang lại động lực lớn thúc đẩy thị trường Bất động sản khu vực giáp ranh bùng nổ trong những năm gần đây.

Ghi nhận thực tế, dọc các tuyến xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1K, quốc lộ 13…đoạn tiếp giáp giữa Bình Dương với TP.HCM đang mọc lên hàng loạt dự án chung cư.

Giới thiệu dự án Đông Tăng Long

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét