Hiển thị các bài đăng có nhãn bất động sản quận 9. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bất động sản quận 9. Hiển thị tất cả bài đăng

Đề xuất hơn 84.000 tỷ xây đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành

Đơn vị tư vấn đề xuất tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành dài 48 km đi qua TP HCM và Đồng Nai. Tổng mức đầu tư khoảng 84.750 tỷ đồng.

Bộ Giao thông Vận tải vừa đề nghị UBND TP HCM, tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan góp ý vào dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành. Nội dung cần lấy ý kiến gồm: Tính cấp thiết của dự án, quy hoạch tuyến đường, nhu cầu quỹ đất, phương án kết nối các ga và giải pháp giải phóng mặt bằng.

Metro số 1

Tàu Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chạy thử qua trung tâm TP HCM.

Tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, liên danh tư vấn TEDI - TEDIS đề xuất đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành dài 48,2 km. Trong đó tuyến chính là 41,8 km (đoạn đi qua TP HCM là 11,7 km, đoạn qua Đồng Nai 30,8 km) và đoạn đường dẫn vào depot (bảo dưỡng, sửa chữa tàu) Cẩm Đường dài 4,4 km.

Đây là tuyến vận chuyển hành khách khối lượng lớn (MRT), tốc độ thiết kế 120 km/h, tốc độ tàu vận hành tối đa 110 km/h trên chính tuyến và 80 km/h trong đường ngầm.

Tuyến bắt đầu từ ga Thủ Thiêm (phường An Phú, TP Thủ Đức) đi về bên trái Vành đai 3 TP HCM, vượt sông Đồng Nai, đến khu vực giao cắt với tỉnh lộ 25B thì rẽ trái vào dải phân cách giữa tỉnh lộ 25B.

Tới xã Long An, huyện Long Thành, tuyến sẽ đi ngầm. Sau khi qua giao cắt khác mức quốc lộ 51 thì đi cùng hành lang của đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, vào giữa dải phân cách thuộc hành lang dành cho đường sắt dọc theo đường trục số 1 vào cảng hàng không quốc tế Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Depot đặt tại xã Cẩm Đường, huyện Long Thành.

Tuyến đường sắt sẽ đi trên cao, qua cầu vượt sông và đi trên nền đất dài 30 km, còn lại đi qua hầm dài hơn 15 km. Trên tuyến có 20 ga, bao gồm 16 ga trên cao và 4 ga ngầm tại khu vực gần đến sân bay Long Thành.

Dự án có 2 depot gồm depot Cẩm Đường diện tích khoảng 21,4 ga đặt tại xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Và depot Thủ Thiêm phục vụ đỗ tàu, sửa chữa nhỏ có diện tích 1,2 ha tại ga Thủ Thiêm.

Giai đoạn 2035-2045, tuyến sử dụng 9 đoàn tàu 4 toa; giai đoạn 2045-2055 có 28 đoàn tàu 4 toa và sau 2055 sử dụng 31 đoàn tàu 6 toa. Đoàn tàu được đề xuất sử dụng công nghệ động lực phân tán (giống công nghệ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam).

Sơ đồ tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành

Dự kiến hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành.

Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành (không bao gồm lãi vay) là 84.752 tỷ đồng. Tương đương 3,454 tỷ USD, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư 5.504 tỷ đồng. Đơn vị tư vấn đề xuất sử dụng vốn ngân sách nhà nước, huy động trái phiếu để giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng; vay vốn ODA để mua sắm phương tiện, thẻ vé.

Nếu được các cấp có thẩm quyền thông qua, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành dự kiến được xây dựng từ cuối năm 2026 đến năm 2029 và khai thác thương mại vào năm 2030.

Hiện nay việc kết nối giữa sân bay Long Thành và trung tâm TP HCM chỉ có tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây đã quá tải. Trong khi các dự án đường bộ khác như Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu vẫn đang triển khai. Theo kinh nghiệm thế giới, việc kết nối các cảng hàng không quốc tế xa trung tâm cần có tuyến đường sắt đô thị khối lượng lớn. Hành lang TP HCM - Long Thành được đô thị hóa cao với nhiều khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp nên việc đầu tư tuyến đường sắt dọc hành lang là cần thiết.

Dự án này cũng đã được đưa vào quy hoạch xây dựng mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó đến năm 2030, khu vực phía Nam có 4 tuyến đường sắt gồm:

  -- Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu dài 84 km;

  -- Tuyến TP HCM - Cần Thơ từ ga An Bình đến ga Cái Răng dài 174 km;

  -- Tuyến TP HCM - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến biên giới Việt Nam - Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư) dài 128 km;

  -- Tuyến Thủ Thiêm - Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến sân bay quốc tế Long Thành chỉ phục vụ hành khách dài khoảng 38 km.

Đông Tăng Long

Việc xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành cũng giúp cho cư dân Đông Tăng Long có thêm lựa chọn giao thông thuận lợi

Cuối 2024, TP.HCM quyết giải ngân hết 30.000 tỷ bồi thường giải phóng mặt bằng

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi tại cuộc họp lần thứ 5 của Thường trực Ban Chỉ đạo các công trình, dự ántrọng điểm Thành phố và giao ban đầu tư công.

Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo các đơn vị có liên quan tập trung toàn nguồn lực để giải ngân số vốn 30.000 tỷ đồng trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Công tác giải phóng mặt bằng

Theo đó, đối với nhóm các dự án liên quan tới bồi thường, giải phóng mặt bằng và đất đai, ông Mãi yêu cầu trước ngày 18/10, Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương thực hiện đề xuất giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thực hiện. Nhằm để đảm bảo năm 2024 giải ngân được 28.000 - 30.000 tỷ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng; tham mưu, đề xuất UBND Thành phố.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng cần chủ động hướng dẫn các quận, huyện, TP. Thủ Đức những thay đổi trong quy định của pháp luật về đất đa. Đồng thời, giám sát, theo dõi chặt chẽ và kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các địa phương liên quan đến dự án.

Ông cũng yêu cầu các đơn vị có liên quan tập trung toàn nguồn lực để giải ngân được số vốn 30.000 tỷ đồng trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI, Chủ tịch UBND Thành Phố Phan Văn Mãi cũng nói Thành phố sẽ tập trung cho giải phóng mặt bằng rạch Xuyên Tâm (Bình Thạnh, Gò Vấp) với 12.976 tỷ đồng, dự án bờ Bắc kênh Đôi (quận 8) với 5.092 tỷ đồng và 2 đoạn Vành đai 2 (TP. Thủ Đức) với 7.600 tỷ đồng và các dự án khác.

“Sau khi rà soát, chúng ta có thể giải ngân được khoảng 28.000 tỷ đồng đối với nhóm này”, ông nói.

Một đoạn dự án Vành Đai 2 Tp HCM (Tp Thủ Đức)

Về việc theo dõi quá trình thực hiện dự án trên hệ thống phần mềm quản lý đầu tư công, người đứng đầu chính quyền Thành phố yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc rà soát. Và lập kế hoạch cụ thể về nhiệm vụ chi tiết trong việc thực hiện dự án và kế hoạch giải ngân theo số vốn Kế hoạch dự kiến giao cả năm 2024.

Cập nhật lại kế hoạch giải ngân tới ngày 31/1/2025 đối với từng dự án trên hệ thống phần mềm quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

UBND Thành phố giao trưởng các đơn vị ngoài việc tập trung chỉ đạo xử lý các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thủ tục theo chỉ đạo của UBND Thành phố. Hàng ngày theo dõi, chỉ đạo xử lý dứt điểm tất cả các nhiệm vụ tồn đọng được ghi nhận trên hệ thống phần mềm và cập nhật kết quả giải quyết trên hệ thống Đối với các dự án đang vướng mắc về quy hoạch.

Văn phòng UBND Thành phố tham mưu, đề xuất xử lý hồ sơ gấp đối với các dự án trọng điểm trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất UBND Thành phố các nội dung cần trình HĐND Thành phố trong các kỳ họp gần nhất đảm bảo bố trí đủ vốn và điều tiết linh hoạt kế hoạch vốn phục vụ nhiệm vụ giải ngân.

Tính đến hết ngày 30/9, tổng vốn số vốn đã giải ngân là 15.987 tỷ đồng. Đạt 20,2% trên tổng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công chậm, ông Phạm Tuấn Anh, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết Thành phố được giao 249.000 tỷ đồng đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, trong đó 49% vốn được giao giữa kỳ.

Thông thường, việc giao vốn phải giao ngay đầu kỳ, tuy nhiên, khi Thành phố thực hiện nghị quyết 98, Thành phố được bổ sung thêm 107.000 tỷ đồng vào cuối năm 2023. Những dự án dùng số vốn này phần lớn đang quá trình triển khai thủ tục, chưa đến thời điểm giải ngân số tiền lớn.

Ngoài ra, khi Luật đất đai có hiệu lực cũng làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án. Trong 79.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024 của Thành phố, có 33.000 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng.

Ngay từ đầu năm 2024, Thành phố đã lập các thủ tục để giải ngân công tác giải phóng mặt bằng trong quý III. Nhưng khi Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/8, thành phố này phải dừng lại để điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án do tăng chi phí giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, các vướng mắc về mặt thủ tục, pháp lý; dự án phải dừng để điều chỉnh quy hoạch; quy định mới về đấu thầu... cũng là nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn đầu tư công tại TP.HCM chậm. Một số dự án có liên quan đến thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của chủ đầu tư cũng như quy trình thủ tục để thực hiện, tác động đến tiến độ giải ngân.

TP.HCM chốt phương án thiết kế nút giao Vành đai 2 và Phạm Văn Đồng

Chủ tịch UBND TP.HCM vừa có ý kiến chỉ đạo về phương án thiết kế nút giao thông Vành đai 2 - Phạm Văn Đồng thuộc dự án xây dựng Vành đai 2 TP.HCM. Đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Vành đai 2 TP.HCM

Dự án Vành đai 2 TP.HCM từ Gò Dưa đến Phạm Văn Đồng đang thi công dang dở

Chủ tịch UBND TP.HCM chấp thuận dạng thức nút giao thông Vành đai 2 - Phạm Văn Đồng thuộc dự án xây dựng Vành đai 2 TP.HCM đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng theo đề nghị của Sở GVTT.

Cụ thể, phương án thiết kế gồm ba cầu vượt và một hầm chui. 

Trong đó, cầu vượt số 1 (tầng +1) gồm hai nhánh cầu vượt (6 làn xe) trên đường Vành đai 2 vượt qua các đường Linh Đông, Phạm Văn Đồng, Kha Vạn Cân và Rạch Ngang.

Cầu vượt số 2 (tầng +1): nhánh rẽ phải (2 làn xe) từ đường Vành đai 2 đi Phạm Văn Đồng (hướng sân bay Tân Sơn Nhất).

Hầm chui (tầng -1): nhánh rẽ trái (2 làn xe) từ đường Phạm Văn Đồng (hướng sân bay Tân Sơn Nhất) đi về Quốc lộ 1 - Gò Dưa.

Cầu vượt đi thẳng (tầng +2) tổ chức giao thông 2 chiều (4 làn xe) trên đường Phạm Văn Đồng (sẽ triển khai đầu tư ở giai đoạn sau).

 Vành đai 2 TP.HCM

Dự án Vành đai 2 đoạn qua TP Thủ Đức đang đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để tiếp tục thi công

UBND TP.HCM chỉ đạo Sở GVTT theo dõi, hướng dẫn Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) tổ chức thực hiện theo quy định. Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến tổ chức thẩm định, trình duyệt dự án Xây dựng Vành đai 2 Thành phố (đoạn 1, đoạn 2) theo đúng quy định.

Đồng thời, yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương chủ trì, phối hợp Ban Giao thông và các Sở ngành, đơn vị liên quan tổ chức thi tuyển kiến trúc hạng mục nút giao thông Vành đai 2 - Phạm Văn Đồng thuộc dự án xây dựng Vành đai 2 TP đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng, đảm bảo tính mỹ thuật, kỹ thuật, đúng quy định.

Trước đó, thông tin về dự án xây dựng đường Vành đai 2 TP.HCM, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, dự án vẫn còn khoảng 14km chưa hoàn thành (đi qua địa bàn TP Thủ Đức và huyện Bình Chánh). 

Hiện đoạn Vành đai 2 trên địa bàn TP Thủ Đức đã được triển khai, các đơn vị đang tập trung bồi thường giải phóng mặt bằng, phấn đấu khởi công trong quý II/2025. Đoạn Vành đai 2 ở huyện Bình Chánh đã được nghiên cứu, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh nhiệm vụ, cân đối nguồn vốn. Nếu thuận lợi, trong kỳ họp sắp tới sẽ trình chủ trương đầu tư và dự kiến đến năm 2026 cơ bản khép kín Vành đai 2 TP.HCM.

Bất động sản bước vào chu kỳ phát triển mới

Lần đầu tiên cả 3 luật, luật Nhà ở, luật Đất đai, luật Kinh doanh bất động sản được đồng thuận thông qua và áp dụng sớm.

Cùng với đó là sự ra đời nhanh chóng của các Nghị định hướng dẫn... được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản không chỉ phục hồi mà còn phát triển bền vững.

Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long thu hút khách quan tâm nhiều trong quý 4

Sự đồng thuận từ Trung ương đến địa phương:

Đến lúc này, 3 luật quan trọng liên quan đến thị trường bất động sản (BĐS) đã có hiệu lực được hơn 2 tháng. Nhìn lại bối cảnh thị trường, ông Trần Quốc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, cho rằng xuất phát những bức thiết của người dân, doanh nghiệp liên quan đến đất đai. Và từ thực trạng quá khó khăn của nền kinh tế, sự tê liệt kéo dài của thị trường BĐS, lĩnh vực đóng góp lớn cho tăng trưởng, nên tất cả các bên liên quan đều mong muốn phải tháo gỡ, giải quyết tận gốc rễ những khó khăn đó mà đích đến cuối cùng là phải sửa luật.

Chính vì vậy, Chính phủ đã trình và kiến nghị Quốc hội thông qua sớm các luật Nhà ở, luật Đất đai, luật Kinh doanh bất động sản và nhận được sự đồng thuận cao. Kết quả là 3 luật này đã chính thức có hiệu lực từ 1.8, trước 6 tháng so với kế hoạch ban đầu.

"Trong bối cảnh đang phải nói nhiều về tâm lý sợ trách nhiệm trong thực thi, xây dựng thể chế thì nỗ lực của Chính phủ thể hiện trách nhiệm, tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm với sự phát triển của đất nước. Việc triển khai hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn có hiệu lực ngay cùng thời điểm luật có hiệu lực cũng cho thấy sự quyết liệt của Chính phủ. Chưa bao giờ tôi chứng kiến tất cả các chủ thể có liên quan đều thể hiện quyết tâm chung tay vực dậy thị trường BĐS đến như vậy", ông Dũng nhận xét.

TS Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường, cũng đồng quan điểm rằng chưa bao giờ thấy Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và các bộ ngành có sự đồng thuận cao, quyết liệt trong việc tham gia "giải cứu" thị trường BĐS, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho người dân như thời gian qua. Trước khi thông qua 3 luật là rất nhiều cuộc họp, rất nhiều văn bản chỉ đạo được ban hành. Các tổ giải cứu thị trường BĐS, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng đã được thành lập từ Trung ương đến các địa phương.

"Trong bối cảnh đang phải nói nhiều về tâm lý sợ trách nhiệm trong thực thi, xây dựng thể chế thì nỗ lực của Chính phủ thể hiện trách nhiệm, tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm với sự phát triển của đất nước. Việc triển khai hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn có hiệu lực ngay cùng thời điểm luật có hiệu lực cũng cho thấy sự quyết liệt của Chính phủ. Chưa bao giờ tôi chứng kiến tất cả các chủ thể có liên quan đều thể hiện quyết tâm chung tay vực dậy thị trường BĐS đến như vậy."

Ông Trần Quốc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam
 

Tháo gỡ cho hơn 500 dự án

Việc 3 bộ luật và hàng loạt nghị định được ban hành sớm, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, bước đầu đã tạo nên tính đồng bộ, giải quyết nhiều vướng mắc của các luật trước đây. Trong đó, tháo gỡ lớn nhất là những "vướng mắc" về trách nhiệm thi hành công vụ của cán bộ công chức, khi từ những người cao nhất đều nhắc nhở, nêu cao về trách nhiệm công vụ, không đùn đẩy, không được sợ rủi ro. Các doanh nghiệp kỳ vọng những nỗ lực từ Trung ương đến địa phương sẽ tháo gỡ, giải quyết vướng mắc cho hơn 500 dự án trên cả nước trong những năm vừa qua, mà chỉ riêng TP.HCM đã có tới hơn 148 dự án.

Những dự án này khi được gỡ vướng sẽ sớm được triển khai trở lại, từ đó giúp tăng nguồn cung, kéo giảm được giá nhà. Một trong những điểm tích cực nữa là các dự án nhà ở xã hội được "cởi trói", được miễn tiền sử dụng đất ngay mà không cần phải tính toán xong rồi mới giảm như trước. Không chỉ vậy, luật cũng đưa ra nhiều ưu đãi về tín dụng cho cả khách hàng và chủ đầu tư. Cải tạo lại nhà chung cư cũ cũng sẽ được đẩy nhanh khi luật Nhà ở 2024 cho miễn tiền sử dụng đất, cho doanh nghiệp được lợi nhuận lên đến 15%. Luật cũng tạo cơ chế thuận lợi để lựa chọn chủ đầu tư khi chỉ cần 70% cư dân đồng ý, không cần phải đạt được sự đồng thuận 100% như trước.

Đông Tăng Long

Khu đô thị mới Đông Tăng Long Tp Thủ Đức.

"Luật Đất đai cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp được đấu thầu dự án có sử dụng đất, chưa giải phóng mặt bằng để lựa chọn chủ đầu tư làm các dự án BĐS. Nhà đầu tư trúng thầu chỉ cần làm đúng như cam kết, sau 36 tháng sẽ được nhà nước giao đất sạch. Đây là những điểm mở để tăng nguồn cung đất sạch cho doanh nghiệp làm dự án. Đối với luật Kinh doanh bất động sản 2024, lần đầu tiên hợp thức hóa về căn hộ condotel, officetel. Điều này giúp các doanh nghiệp yên tâm triển khai dự án và cơ quan chức năng cũng có đủ cơ sở pháp lý để cấp sổ đỏ cho người mua nhà, thay vì mỗi địa phương làm mỗi kiểu như trước đây", ông Châu dẫn chứng.

Cũng đi sâu phân tích tính hiệu quả, theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, luật Kinh doanh bất động sản 2024 lần đầu tiên quy định rõ số tiền đặt cọc không quá 5% giá bán. Khách hàng thanh toán lần đầu không vượt quá 30% và chủ đầu tư chỉ được thu 95% giá trị BĐS trước khi cấp sổ đỏ. Đây là những điều chỉnh khá quan trọng khi các chủ đầu tư muốn bán nhà ở hình thành trong tương lai. Điều này giúp quản lý chặt các dự án muốn huy động vốn và đứng về phía người mua, bảo vệ nhà đầu tư, không bị chủ đầu tư bắt chẹt hoặc không bị các chủ đầu giả danh thu tiền rồi biến mất.

Ngoài ra, luật lần này còn quy định rõ không chỉ nhà ở mà các công trình xây dựng cũng được huy động vốn. Đây là những dấu hiệu tích cực cho thị trường phát triển minh bạch, bền vững. Bởi chủ đầu tư phải chuẩn bị 30% nguồn vốn để xây dựng nền móng trước khi bán hàng, 70% còn lại mới được huy động từ khách hàng.

Doanh nghiệp, người dân hưởng lợi

Chỉ sau vài tháng có hiệu lực, niềm tin về thị trường BĐS đang được vực lại khi thị trường minh bạch hơn. Minh chứng cụ thể là thu ngân sách của TP.HCM cũng như nhiều địa phương trên cả nước từ BĐS đã tăng mạnh trở lại.

Đứng từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc pháp lý Tập đoàn Hưng Thịnh, cho rằng bộ ba luật và các nghị định hướng dẫn đã có tác động rất lớn đến người dân và doanh nghiệp. Như luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp bị thu hồi đất sẽ được tăng giá đất bồi thường; đồng thời chủ đầu tư các dự án phải lo tái định cư cho người dân xong mới được thu hồi đất. Người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, tùy mỗi địa phương nếu có nguồn về đất ở và nhà ở, thì được hoán đổi đất, nhà. Những trường hợp người dân ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam cũng sẽ được mua đất như người dân trong nước.

Theo ông Thắng, nhìn tổng quan 3 luật sẽ thấy có nhiều chính sách để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào thị trường BĐS. Nếu như trước đây doanh nghiệp thuê đất chỉ được trả tiền một lần thì nay cho phép họ được lựa chọn thời hạn thuê đất từ một lần trở về hằng năm. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tính toán lại kế hoạch kinh doanh, có cơ hội giảm giá nhà, giúp người dân dễ dàng mua nhà đất với mức giá hợp lý hơn. Luật ban hành sớm, với các quy định thông thoáng cũng giúp cho việc đóng tiền sử dụng đất được dễ dàng, nhanh chóng hơn. Việc bỏ khung giá đất, giao quyền cho các địa phương làm bảng giá đất tiếp cận giá thị trường, được điều chỉnh hằng năm, từ đó tăng tính chủ động, tăng trách nhiệm của các địa phương.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, tới đây các doanh nghiệp mong muốn Quốc hội sớm ban hành Nghị quyết thí điểm cho các loại đất khác được thực hiện nhà ở thương mại nếu phù hợp quy hoạch, thay vì phải 100% đất ở mới được làm dự án như hiện nay. "Nếu được thông qua, quy định này sẽ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có đất nhưng chưa đủ điều kiện theo luật hiện hành để làm dự án nhà ở thương mại; khi đó sẽ giải quyết triệt để những ách tắc khó khăn của doanh nghiệp đang gặp phải. Việc chuyển đổi mục đích làm sao phải dễ dàng, vì hiện nay một dự án có nhiều loại đất, nhiều thửa đất muốn xin chuyển đổi mục đích sang 100% đất ở là vô cùng khó khăn, mất rất nhiều thời gian, từ đó đẩy giá nhà đất tăng cao", ông Thắng kỳ vọng.

Là một người dân, cũng là chủ một doanh nghiệp BĐS, ông Minh Tú đánh giá các bộ luật và nghị định lần này cơ bản đã tháo gỡ được những khó khăn của doanh nghiệp và người dân gặp phải trong thời gian qua. Điển hình như việc gia hạn chủ trương đầu tư, nếu như theo các quy định cũ gần như bế tắc thì nay sẽ được giải quyết. Đối với người dân, luật Đất đai 2024 có quy định rất tốt, quy định rõ, không nhầm lẫn về 32 trường hợp thu hồi đất. Luật cũng có quy định cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp nếu không vi phạm pháp luật, cư trú ổn định, không tranh chấp và phù hợp quy hoạch. Như TP.HCM hiện còn hơn 8.000 thửa đất chưa được cấp sổ đỏ thì theo quy định này sẽ được cấp. "Cả người dân và doanh nghiệp kỳ vọng luật đã quy định khá rõ, khá chi tiết, mong những người thực thi pháp luật mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm vì dân vì nước, vì cái chung", ông Tú kiến nghị.

Ngăn chặn lừa đảo liên quan đến đất nền phân lô

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, cho biết luật cũng siết cơ chế phân lô bán nền từ đô thị đặc biệt đến đô thị loại 3. Dưới đô thị loại 3 trở xuống, UBND cấp tỉnh sẽ quyết định cụ thể dựa trên các nguyên tắc mà Chính phủ quy định trong Nghị định hướng dẫn thi hành.

Chúng ta đã chứng kiến hàng ngàn người dân nghèo bị lừa đảo trong vụ Alibaba, hàng ngàn nền đất ảo được bán đi bán lại, những dự án trên giấy, những đất ruộng bị cò "băm nát" để "bán miệng"... "Luật Đất đai 2003 cấm phân lô bán nền. Nhưng đến Nghị định 84/2007 cho phép chia lô bán nền chỉ ở vùng nông thôn và các thị trấn. Đến luật Đất đai 2013 cho phân lô bán nền khắp nơi. Điều này khiến đất nền trở thành phân khúc luôn luôn nóng thời gian qua, thu hút nhiều nhà đầu tư và trở thành kênh tích trữ tiền trong đất, không tạo ra được khả năng phát triển. Nên cấm như hiện nay là tốt cho thị trường, cho người dân bởi họ sẽ biết rõ nơi nào được cho phân lô, nơi nào không cho. Với quy định mạnh mẽ này, chắc chắn sẽ giúp thị trường tốt hơn, bảo vệ được nhà đầu tư khi rất nhiều trường hợp lừa đảo liên quan đến đất nền phân lô", GS Đặng Hùng Võ nhận định.

 

Khắc phục những bất cập tại dự án cầu Tăng Long, TP Thủ Đức

Nhiều điểm xung quanh khu vực cầu Tăng Long, TP Thủ Đức đang bị xuống cấp ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân TP.HCM.

Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức, thuộc UBND TP Thủ Đức vừa có văn bản nhắc nhở Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) khẩn trương kiểm tra. Và xử lý khắc phục các khiếm khuyết hạ tầng giao thông khu vực phạm vi ảnh hưởng của dự án xây dựng cầu Tăng Long, TP Thủ Đức.

Cầu Tăng Long

Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức yêu cầu khắc phục các bất cập tại dự án cầu Tăng Long, TP Thủ Đức

Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cho biết hiện nay, Trung tâm nhận được rất nhiều phản ánh từ người dân thông qua tổng đài 1022 liên quan đến khu vực của dự án xây dựng cầu Tăng Long. 

Đồng thời qua công tác tuần tra, kiểm tra Trung tâm ghi nhận một số nội dung tồn tại, gây mất an toàn giao thông thuộc trách nhiệm của đơn vị chủ đầu tư.

Cụ thể, đường Lã Xuân Oai, đoạn từ giao lộ đường D2 (đường Võ Chí Công) khu Công nghệ cao đến cầu Tăng Long có tình trạng lề đường bị khuyết sâu, mặt đường bê tông nhựa bị hư hỏng gây mất an toàn giao thông.

Đường Lã Xuân Oai, đoạn từ giao lộ Lò Lu đến cầu Tăng Long, các phương tiện cơ giới thi công chở vật liệu ra vào làm rơi vãi đất ra đường hiện hữu, mặt đường bị đọng nước cục bộ do ảnh hưởng quá trình thi công. 

Lã Xuân Oai - Lò Lu

Khu vực dự án cầu Tăng Long, đoạn nút giao đường Lò Lu và đường Lã Xuân Oai.

Vị trí giao lộ Lã Xuân Oai và đường Lò Lu, đơn vị thi công bơm nước ra mặt đường hiện hữu gây đọng nước cục bộ thường xuyên phát sinh hư hỏng, ngoài ra còn một số hư hỏng ở các khu vực lân cận. 

Do đó, Trung tâm đề nghị Ban Giao thông khẩn trương kiểm tra, xử lý khắc phục các khiếm khuyết nêu trên và gửi kết quả xử lý về UBND TP Thủ Đức thông qua Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức.

Trước những nhắc nhở trên, đại diện Ban Giao thông cho biết đơn vị thi công đã khắc ngay những bất cập của dự án cầu Tăng Long ngay sau khi nhận được phản ánh. Nguyên nhân thời gian vừa qua TP.HCM có mưa lớn nên công tác khắc phục, đảm bảo đi lại có phần bị ảnh hưởng. Đến ngày 24-9, công tác khắc phục xung quanh dự cầu đường Tăng Long đã hoàn tất, đảm bảo đi lại cho người dân.

Lã Xuân Oai

Đường Lã Xuân Oai hướng về dự án cầu Tăng Long

Lã Xuân Oai hiện tại

Đường lầy lội, nhiều ổ voi, ổ gà và dự án gây mất an toàn giao thông khu vực cầu Tăng Long

Trung tâm đề nghị Ban Giao thông khẩn trương kiểm tra, xử lý khắc phục các khiếm khuyết nêu trên và gửi kết quả xử lý về UBND TP Thủ Đức.

Nâng cấp Lã Xuân Oai

Hình ảnh sau khi Ban Giao thông khắc phục

Mở rộng Lã Xuân Oai

Khu vực ngã ba đường Lã Xuân Oai - đầu đường Lò Lu

Đường Lã Xuân Oai kết nối dự án Đông Tăng Long, khi cầu Tăng Long và đường Lã Xuân Oai hoàn thành thì cư dân Đông Tăng Long cũng như cư dân địa phương đi lại sẽ thuận lợi hơn.

Dự kiến cuối năm 2024, TP.HCM sẽ hoàn thành một nhánh cầu Tăng Long, TP Thủ Đức nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân.

Sau đó, Ban Giao thông sẽ tổ chức thi công đơn nguyên phải và hoàn thành trong năm 2025.

 

Bảng giá đất mới có thể sẽ đẩy giá nhà lên 15-20%

Bộ Xây dựng tính toán, bảng giá đất mới sẽ sát thị trường nên làm tăng chi phí đầu tư xây dựng, đẩy giá nhà tăng 15-20%.

Thị trường Đông Tp HCM

Thị trường bất động sản khu Đông TP HCM

Một trong những điểm quan trọng nhất của Luật Đất đai 2024 là bỏ khung giá đất cũ. Thay vào đó, bảng giá đất được xác định "sát với thị trường" căn cứ trên mục đích, thời hạn sử dụng đất, thông tin đầu vào, các yếu tố khác ảnh hưởng... Đây là căn cứ để tính tiền sử dụng, thuê, thuế sử dụng đất, thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tính lệ phí quản lý, tiền phạt, bồi thường khi vi phạm trong lĩnh vực đất đai và giá khởi điểm để đấu giá.

Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, theo tính toán, chi phí sử dụng đất của các dự án bất động sản sẽ tăng lên khá nhiều khi áp dụng giá đất năm 2024.

Bởi bảng giá đất mới, vì sát thị trường sẽ làm tăng chi phí liên quan đến đất đai như giải phóng mặt bằng, đền bù thu hồi đất, thuế phí liên quan đến đất...

Trong khi tiền sử dụng đất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của dự án nhà ở, dao động 7-20% với dự án chung cư cao tầng và 25-50% với dự án biệt thự, liền kề. Mức này giữa các dự án có sự khác nhau do phụ thuộc vị trí, điều kiện thuận lợi của hạ tầng kỹ thuật. Còn chi phí bồi thường tài sản trên đất thường chiếm tỷ trọng không đáng kể, khoảng 2%, trong chi phí đầu tư xây dựng.

Ví dụ tại Khu đô thị Đông Tăng Long (quận 9, TP HCM), tỷ trọng chi phí sử dụng đất trên giá bán mỗi m2 căn hộ cũng dự kiến tăng từ 27% (2,3 triệu đồng trên 8,8 triệu đồng) lên 60-65%.

Tỷ trọng này cũng leo thang tại dự án Biệt thự khu đô thị Chánh Mỹ (Bình Dương), từ 16,3% lên khoảng 50%. Dự án Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (Hà Nội) cũng tăng tiền sử dụng đất từ 15% lên 33% giá bán.

Đông Tăng Long

Khu đô thị mới Đông Tăng Long - Tp Thủ Đức

Tương tự, tại khu nhà ở của GP Invest, chi phí tiền sử dụng đất tính trên giá bán 1 m2 căn hộ sau khi áp dụng bảng giá đất mới sẽ tăng lên 22 triệu đồng trên 36 triệu đồng (chiếm khoảng 60%). Hiện tỷ lệ này chỉ khoảng 42%, tương đương 15 triệu đồng trên 36 triệu đồng.

"Bảng giá đất sẽ có tác động dây chuyền, kích hoạt mặt bằng giá bất động sản, nhà ở tăng lên 15-20% so với trước", Bộ Xây dựng cho hay.

Ngoài chi phí liên quan đến đất, giá thành của sản phẩm trong dự án bất động sản còn được cấu thành từ chi phí đầu tư xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội - tiện ích, chi phí vốn vay, bán hàng, thuế... Đa số các chi phí này được Bộ Xây dựng đánh giá "ít biến động", thậm chí chi phí vốn vay có xu hướng giảm theo mặt bằng lãi suất đã giảm chung. Do đó, các chi phí này không phải yếu tố làm thay đổi giá nhà ở thời gian qua.

Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi tình hình ban hành bảng giá đất mới của các địa phương, có giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến mặt bằng giá nhà ở và cung cầu thị trường.

Bộ cũng đề nghị các doanh nghiệp bất động sản giảm giá thành sản phẩm bằng cách rà soát tiết giảm chi phí, áp dụng công nghệ đại trong xây dựng, đồng thời đẩy mạnh đầu tư dự án nhà xã hội, cải tạo chung cư cũ... phù hợp với đại đa số người dân.

Thời gian qua, liên tiếp các địa phương đã ban hành bảng giá đất mới hoặc bảng giá dự kiến, với mức điều chỉnh cao hơn trước đây. Đơn cử, bảng giá đất mới tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tăng 20-30% so với cũ, mới với mức thấp nhất là 513.000 đồng, cao nhất 78 triệu đồng mỗi m2. Hay tại Hải Dương, giá đất theo bảng giá mới cũng cao gấp 2,5 lần bảng giá cũ.

Cuối tháng 7, TP HCM cũng đưa ra dự thảo bảng giá đất điều chỉnh, trong đó giá đất tại nhiều địa bàn có xu hướng tăng trung bình 5-10 lần. Một số địa phương thuộc khu vực ngoại thành và vùng ven dự kiến điều chỉnh từ 15-50 lần so với hiện tại (chưa nhân hệ số K điều chỉnh giá đất 3,5 lần). Tuy nhiên, thành phố đã hoãn, chưa áp dụng bảng giá đất điều chỉnh này do cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố.

 

Nhà dân ở Tp Hồ Chí Minh được xây tầng hầm trở lại

Nhà thấp tầng, riêng lẻ ở TP HCM được xây một hầm làm bãi đậu xe, kỹ thuật, nếu muốn xây hai tầng trở lên cần lập quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng.

Nội dung nêu trong hai quyết định vừa được UBND TP HCM ban hành nhằm tháo gỡ ách tắc cấp phép xây dựng tầng hầm tại các dự án nhà ở riêng lẻ, thấp tầng trên địa bàn thành phố.

Cùng với dự án nhà ở riêng lẻ, chung cư, các công trình dịch vụ, công cộng và trụ sở, công trình xây dựng trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao... cũng được xây tầng hầm nhưng phải phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long tại phường Trường Thạnh, Tp Thủ Đức.

Số tầng hầm và vị trí được xác định cụ thể trong đồ án quy hoạch chi tiết, bản vẽ xin phép xây dựng, thiết kế cơ sở, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn chuyên ngành, quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị...Việc xây dựng ngầm phải đảm bảo các quy chuẩn, ranh giới, giấy phép xây dựng, đảm bảo an toàn cho cộng đồng, bản thân công trình và công trình lân cận...

Trước đây, việc cấp phép xây công trình có tầng hầm chủ yếu căn cứ quy chuẩn quốc gia về quy hoạch, tiêu chuẩn thiết kế xây công trình có tầng hầm, Nghị định số 39. Tuy nhiên, hơn nửa năm qua, quận, huyện tại TP HCM không cấp phép cho công trình có tầng hầm. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc Bộ Xây dựng "tuýt còi" hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ trên địa bàn.

Để tháo gỡ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã đề nghị bổ sung nội dung quản lý xây dựng công trình có tầng hầm trong quy chế quản lý kiến trúc TP HCM và quản lý quy hoạch không gian ngầm cho các đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000). Việc này nhằm làm cơ sở giải quyết cấp phép xây công trình có tầng hầm hoặc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch tổng mặt bằng.

Theo cơ quan này, nhu cầu xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ có tầng hầm của người dân trên địa bàn rất lớn, đặc biệt là tại các quận trung tâm. Từ 2004 đến quý 1 năm nay, thành phố đã cấp giấy phép 1.600 công trình nhà ở riêng lẻ có tầng hầm.

Hạ tầng “tỷ đô” kích hoạt bất động sản phía Đông Tp Hồ Chí Minh

Vùng đô thị phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh đang đón nhận hàng loạt dự án phát triển hạ tầng “khủng”. Điều này hứa hẹn kích hoạt thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

Hạ tầng khu Đông

 

Hạ tầng bùng nổ tạo bệ phóng phát triển toàn diện:

Theo quy hoạch, vùng đô thị phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm năm đô thị năng động là TP. Thủ Đức, TP. Dĩ An, TP. Biên Hòa và hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch.

Khu vực này tập trung hệ thống giao thông hiện đại, kết nối đa chiều gồm xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1, quốc lộ 51, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường 319, Hương lộ 2, Nam Cao, Vành đai 2, metro Bến Thành - Suối Tiên - Biên Hòa, tuyến đường thủy dọc sông Đồng Nai… 

Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực đang được xúc tiến triển khai loạt dự án hạ tầng có vốn đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ, với tham vọng trở thành đầu mối giao thông khổng lồ. Trong đó có các dự án trọng điểm quốc gia như sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3, Vành đai 4, cầu Cát Lái và tuyến monorail Thủ Thiêm - Long Thành… 

Chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2024 – 2030, sẽ dành hơn 70% trong tổng vốn đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống giao thông tại khu vực phía Đông. Cụ thể, tuyến đường Vành đai 3 khởi công xây dựng từ tháng 6-2023 dự kiến sẽ thông xe vào năm 2025. Và công trình nút giao An Phú quy mô 3 tầng có tổng mức đầu tư hơn 3.408 tỉ đồng cũng đang gấp rút triển khai, dự kiến khánh thành vào năm 2025. 

Đặc biệt, các dự án này kết hợp với tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2024 và sân bay quốc tế Long Thành hoạt động vào năm 2026. Điều này sẽ nâng tầm không gian đô thị, mở ra giai đoạn phát triển mới cho cả vùng đô thị phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh.

Không chỉ phát triển giao thương khu vực và kết nối với thế giới, nơi đây cũng sẽ nhanh chóng hình thành các chuỗi quần thể đô thị sinh thái đa chức năng về nhà ở, thương mại, văn hóa - giải trí, y tế, giáo dục. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nhân, chuyên gia, trí thức làm việc tại hàng chục khu công nghiệp/công nghệ cao, các trường/viện nghiên cứu sáng tạo cũng như sân bay quốc tế Long Thành.

Bất động sản hưởng lợi từ hạ tầng:

Thực tế cho thấy, khi hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện, vùng đô thị phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh trở thành "thỏi nam châm" hút sóng đầu tư. Được ví như "chiếc bình thông nhau", ở đâu hạ tầng phát triển thì bất động sản sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, thời gian qua, hàng loạt "ông lớn" trong và ngoài nước đã đổ dồn sự chú ý về khu vực này, tìm kiếm quỹ đất phát triển dự án.

Được phát triển bởi chủ đầu tư HUD uy tín cùng cộng đồng dân cư hiện hữu; nhà phố Đông Tăng Long là siêu phẩm được săn đón trong thời gian qua tại khu Đông Tp.HCM. Với mức giá vô cùng dễ chịu chỉ từ 68 triệu/m2 khách an cư chỉ cần mua đất đã có nhà, sẵn sàng ra sổ và nhận bàn giao ngay để hoàn thiện nội thất, sẵn sàng đón năm mới.

Nhà phố khu đô thị Đông Tăng Long

Một góc đô thị mới Đông Tăng Long

Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ khởi công vào Lễ Quốc khánh 2/9

Dự kiến, dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ khởi công vào dịp Lễ Quốc khánh 2/9/2024. Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh Bình Dương đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm khởi công dự án này, với tổng vốn đầu tư hơn 17.400 tỷ đồng.

Cao tốc

Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là tuyến đường huyết mạch thuộc trục cao tốc Bắc Nam, chạy qua tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

Tuyến đường này có vai trò chiến lược, kết nối các vành đai quan trọng như Vành đai 4, Vành đai 3 và dẫn đến Vành đai 2 của TP.HCM, đồng thời nối tiếp với cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Có thể thấy, tuyến cao tốc này đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời củng cố an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Đoạn qua tỉnh Bình Dương có điểm đầu dự án tại đường Vành đai 3 TP.HCM thuộc địa phận TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương. Điểm cuối dự án tại ranh giới tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (Km52 +247 theo lý trình dự án). Dự án dự kiến xây dựng dọc suối Cái (TP. Tân Uyên, Bình Dương).

Có chiều dài khoảng 52km, tuyến cao tốc này được thiết kế với tốc độ tối đa 100km/giờ. Nhu cầu sử dụng đất khoảng 322,5 ha, thực hiện theo hình thức đối tác công tư (loại hợp đồng dự án PPP).

Vành đai 3 đi qua Đông Tăng Long

Vành đai 3 Tp HCM đi ngang qua khu đô thị mới Đông Tăng Long (Trường Thạnh, Tp Thủ Đức)

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương đang tập trung giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thực hiện các thủ tục để lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án theo quy định.

Về khung giá dịch vụ sử dụng đường bộ, dự án triển khai theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP, người sử dụng và Nhà nước…

Theo Cổng thông tin Bộ Xây dựng, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được áp dụng công nghệ BIM vào quá trình xây dựng. Bên cạnh đó, các dự án giao thông kết nối các khu công nghiệp, khu đô thị, kết nối Bình Dương với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước như: dự án mở rộng Quốc lộ 13, Đường tỉnh 743, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, Mỹ Phước - Bàu Bàng, đường Vành đai 3 trên cao, Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bình Dương…

Công nghệ BIM là mô hình thông tin công trình, sử dụng mô hình ba chiều (3D) để tạo ra, phân tích và truyền đạt thông tin của công trình. Nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan liên quan quyết định, đánh giá xuyên suốt quá trình thiết kế và xây dựng. Và giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng, quản lý đô thị xét duyệt quy hoạch, phương án kiến trúc, cấp phép xây dựng.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 17.408 tỷ đồng (bao gồm lãi vay). Trong đó, vốn huy động từ nhà đầu tư trên 8.878 tỷ đồng, chiếm 51% tổng mức đầu tư; vốn Nhà nước khoảng hơn 8.530 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ thi công hoàn thành vào năm 2027.

Tp Hồ Chí Minh: Sẽ có hướng dẫn cho đất dân cư xây dựng mới

Hiện trạng đất dân cư xây dựng mới cũng là vấn đề mà Tp. Hồ Chí Minh cần phải giải quyết cho người dân trong quá trình quy hoạch và đô thị hóa…

Trong việc lập các đồ án quy hoạch, từ quy hoạch chung đến quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đều phải có định hướng những khu dành cho công trình xây dựng mới, đó là “khu dân cư quy hoạch mới”.

Đông Tăng Long

Khu đô thị mới Đông Tăng Long, Tp Thủ Đức ( ảnh minh hoạ)

12.200 HA ĐẤT DÂN CƯ XÂY DỰNG MỚI

Thông tin về “khu dân cư quy hoạch mới”, ông Huỳnh Trịnh Phong, Trưởng phòng Quản lý thực hiện quy hoạch và pháp chế, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM, cho rằng “khu dân cư quy hoạch mới” là một dạng đất ở. Và khi muốn chuyển đổi mục đích thì phải đạt các điều kiện, tiêu chí theo Luật đất đai thì sẽ có khả năng chuyển đổi thành đất ở.

Tại quận Bình Tân, TP.HCM, theo thống kê từ các đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 trên địa bàn quận có tổng cộng 155 khu đất đang được quy hoạch với hai chức năng là đất dân cư xây dựng mới và đất hỗn hợp, với quy mô hơn 341 ha. 

Theo thống kê của UBND huyện Bình Chánh, TP.HCM, hiện trên địa bàn có gần 15.000 ha đất được quy hoạch với chức năng là đất dân cư xây dựng mới, với gần 13.500 hộ dân bị ảnh hưởng.

Mới đây, trong chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời do HĐND TP.HCM tổ chức ngày 18/8/2024 với chủ đề "Luật Đất đai 2024 - Quyền lợi, nghĩa vụ người dân - Trách nhiệm chính quyền", bà Thu Trà, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Tân Bình, đặt câu hỏi tại thành phố có các khu vực đất dân cư xây dựng mới thể hiện trong các đồ án quy hoạch phân khu, người dân có nhu cầu xây dựng nhà ở riêng lẻ có được không?

Trả lời về vấn đề này, ông Phan Văn Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM, cho biết sở đã cùng các sở ngành, địa phương tham mưu cho UBND TP.HCM về việc được phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất dân cư xây dựng mới. Tuy nhiên, việc này phải có điều kiện, phải đảm bảo tiếp cận về giao thông, có đường giao thông hiện hữu và đảm bảo diện tích chuyển theo quy định.

Hiện nay, TP.HCM có hơn 600 đồ án quy hoạch phân khu với gần 12.200 ha đất dân cư xây dựng mới. Và được phê duyệt vào các thời điểm khác nhau trước và sau quy hoạch đô thị.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã tham mưu cho UBND TP.HCM văn bản quy định về việc chuyển mục đích sử dụng đất của các loại đất khác sang đất ở. UBND thành phố sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất.

HỒ SƠ ĐẤT ĐAI BỊ “TREO”

Tại chương trình, nhiều cử tri cũng phản ánh thực trạng nhiều hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp sau ngày 01/8/2024 khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực đang bị "treo".

Đối với Bảng giá đất điều chỉnh dự kiến sẽ ban hành được người dân rất quan tâm. Ông Đỗ Văn Ban, cử tri phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức (TP.HCM), cho biết liệu chính quyền thành phố đã nghiên cứu sát với giá thị trường hay chưa và có tác động tiêu cực đến thị trường và quyền, lợi ích của người dân không?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, khi biết thông tin TP.HCM sắp ban hành bảng giá đất mới, nhiều người dân đã đi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng những hồ sơ nộp từ ngày 01/8/2024 đang bị “treo”. Các cơ quan thuế cấp quận, huyện và TP. Thủ Đức vẫn tiếp nhận hồ sơ nhưng chưa thể tính tiền sử dụng đất phải nộp.

Cử tri chất vấn khi nào TP.HCM giải quyết các hồ sơ này, tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá nào, và việc chậm trễ này có vi phạm pháp luật hay không.

Trả lời cử tri, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết theo Luật Đất đai 2024, nếu UBND cấp tỉnh có điều chỉnh bảng giá đất từ 01/8/2024 thì phải tính nghĩa vụ tài chính theo bảng giá mới. Tuy nhiên, TP.HCM chưa ban hành bảng giá đất điều chỉnh nên đang chờ hướng dẫn từ các cấp trung ương. Nhưng việc này không làm ách tắc hồ sơ, các cơ quan đang thụ lý giải quyết hồ sơ thì phải giải quyết hồ sơ.

Theo ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, không chỉ TP.HCM mà các địa phương khác đều đang gặp vướng mắc ở khâu xác định nghĩa vụ tài chính khi xử lý các hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, bởi chưa biết tính theo bảng giá nào. Do đó, TP.HCM đã chuẩn bị văn bản và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Ông Cường cũng nhấn mạnh UBND TP.HCM sẽ kịp thời ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền trong tháng 8/2024 và tháng 9/2024 để đảm bảo bao phủ tất cả nội dung khi thực thi Luật Đất đai 2024 và các luật mới. Và phù hợp các quy định của luật và tình hình thực tiễn tại địa phương.

Đặc biệt là đối với các trường hợp đang được người dân quan tâm như tách thửa, hợp thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai đối với tài sản có tranh chấp.

Đối với bảng giá đất lần đầu áp dụng từ năm 2026, lãnh đạo thành phố khẳng định sẽ chuẩn bị rất kỹ lưỡng và đúng trình tự.

Giới thiệu Khu đô thị Đông Tăng Long

Hé lộ cao tốc giúp người Sài Gòn đi tắm biển Vũng Tàu chỉ mất 70 phút

Được khởi công vào giữa tháng 6/2023, toàn tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài gần 54km, quy mô 4-6 làn xe, có tổng mức đầu tư hơn 17.800 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành phần 3 đã thành hình. Tuyến đường này sẽ giúp người Sài Gòn chạy xe tới Vũng Tàu tắm biển chỉ hết 70 phút, bằng nửa thời gian đi Quốc lộ 51 thường xuyên ùn tắc như hiện nay.

Trong đó, dự án thành phần 1 dài 16km do tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư, dự án thành phần 2 dài 18,2km do Bộ Giao thông Vận tải phụ trách. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được giao thực hiện dự án thành phần 3, dài 19,5km. Thời gian thực hiện từ năm 2022-2026.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

 

Đoạn cao tốc thành phần 3 qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Điểm đầu tại Km34+200 kết nối với điểm cuối dự án thành phần 2 đoạn qua tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối tại Km53+700 giao với quốc lộ 56 - tuyến tránh TP Bà Rịa. Trong ảnh là điểm cuối cao tốc đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Những ngày giữa tháng 8 này, trên công trường thi công dự án thành phần 3, công nhân đang khẩn trương cấp phối đá dăm làm đường dẫn lối ra cao tốc. Không khí làm việc rất khẩn trương để đảm bảo tiến độ.

Trên toàn tuyến có 11 cầu vượt và 1 hầm chui dân sinh do liên danh 3 nhà thầu thực hiện. Các điểm này đang được đồng loạt triển khai với 15 mũi thi công, bao gồm 225 thiết bị và 415 nhân sự. Đến nay, khối lượng công việc đã hoàn thành đạt khoảng 40%, giá trị thi công đạt 35,2%.

Tiến độ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cụ thể, tại công trường, công ty Sơn Hải đang thi công 14,2km với 5 mũi thực hiện các hạng mục cống, đắp đất K95, K98, cấp phối đá dăm gia cố xi măng, hầm chui, đường công vụ. Giá trị thi công đạt khoảng 366,85 tỷ đồng.

Trong khi đó, công ty 703 đang thi công 5,3km, 2 cầu vượt ngang với 5 mũi thực hiện và các hạng mục cống, đắp đất, khoan cọc nhồi cầu Km48+224, cầu Km49+953.

Công ty 479 đang thi công 8/9 cầu với 8 mũi triển khai. Trong đó, 7 cầu đang thi công cọc khoan nhồi và bệ thân mố trụ, còn cầu Suối Đá đang được hoàn thiện.

Thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Hầm chui 2 cửa qua đường Tập đoàn 7 Phước Bình - điểm giao giữa dự án thành phần 2 và 3 trên tuyến cao tốc nối Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai - dần hoàn thiện, đang chờ đấu nối.

Người dân đã có thể chạy xe máy trên đoạn cao tốc được trải nhựa phía thị xã Phú Mỹ.

Xe đi trên cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải (chủ đầu tư), đến nay, công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã hoàn tất 100% diện tích thu hồi, với 137,52ha.

Trên tuyến có 33 vị trí đường điện do cơ quan điện lực quản lý, 14 đường điện do doanh nghiệp quản lý cùng 25 vị trí tuyến ống cấp nước. Tất cả đã được di dời xong.

Năm 2024, dự án được bố trí 987 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương, đến nay đã giải ngân hơn 470 tỷ đồng.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dần hoàn thiện

heo chủ đầu tư, việc thi công dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang đảm bảo tiến độ. Phấn đấu thông xe kỹ thuật vào ngày 30/4/2025. Và thi công hoàn thành, tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng tháng 9/2025.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dần hoàn thànhTrong khi đó, 2 dự án thành phần còn lại đi qua Đồng Nai, với tổng chiều dài 34km, đang được thi công cầm chừng do thiếu mặt bằng.

Khi cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hoàn thành sẽ giúp cho cư dân khu đô thị mới Đông Tăng Long đi du lịch Vũng Tàu chỉ mất 70 phút, đi và về trong ngày dễ dàng hơn.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khi hoàn thành sẽ kết nối các tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, những tuyến đường vào sân bay Long Thành. Phát huy tối đa tiềm năng của cảng Cái Mép - Thị Vải, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Giới thiệu Khu đô thị Đông Tăng Long

Khánh thành con đường 6 làn xe kết nối Bình Dương, Đồng Nai với TP HCM

Trục chính Đông Tây là dự án tuyến đường giúp kết nối Đồng Nai, Bình Dương với TP HCM, có tổng mức đầu tư gần 730 tỉ đồng.

Sáng 14-8-2024, TP Dĩ An đã tổ chức lễ khánh thành, đưa vào khai thác đường trục chính Đông Tây. Đây là dự án giúp kết nối Đồng Nai, Bình Dương với các công trình trọng điểm như: Bến xe Miền Đông mới, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên ở TP HCM.

Dự án đường trục chính Đông Tây, có điểm đầu kết nối với Quốc lộ 1 (Bình Dương) qua Vành đai làng đại học (khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM) ra Xa lộ Hà Nội và điểm cuối dẫn thẳng vào Bến xe Miền Đông mới (Tp Thủ Đức) của TP HCM. Dự án được khởi công vào tháng 3-2021, với tổng mức đầu tư gần 730 tỉ đồng. Trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gần 536 tỉ đồng; chi phí xây dựng hơn 139 tỉ đồng...

Đường kết nối Bình Dương, Đồng Nai, Tp HCM

50 m chưa kết nối Quốc lộ 1K do vướng dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội

Tuyến đường có chiều dài hơn 3 km; chiều rộng nền đường lên đến 32 m. Dự án với 6 làn xe chạy, có đầu tư hệ thống thoát nước mưa, cây xanh, chiếu sáng hoàn chỉnh.

Nhìn từ trên cao, tuy công trình đã hoàn thành, song còn vướng 50 m chưa giải tỏa, ngoài việc không thể kết nối với Xa lộ Hà Nội thì còn gây mất mỹ quan đô thị.

Về vấn đề này, trao đổi với báo chí ông Võ Trọng Tài, Phó Chủ tịch UBND TP Dĩ An, cho biết dự án đường trục chính Đông Tây hoàn thành đúng tiến độ và phạm vi dự án phê duyệt. "50 m chưa thể kết nối với Xa lộ Hà Nội là vì phần đất này nằm trong dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội do UBND TP HCM làm chủ đầu tư"- ông Tài giải thích.

Theo ông Tài, phần 50 m mở rộng Xa lộ Hà Nội hiện đã được TP HCM giao về cho UBND tỉnh Bình Dương và tỉnh đã đồng ý điều chỉnh dự án, cho phép TP Dĩ An xây dựng 50 m còn lại, thay vì chờ dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội.

"Cơ quan chức năng TP Dĩ An đang rà soát hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng của dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội chuyển qua. Trường hợp đã nhận được tiền, đất đền bù, còn tài sản chưa nhận được đền bù thì địa phương sẽ đền bù tài sản. Với trường hợp chưa được đền bù đất sẽ được đền bù với khung giá đất hiện tại"- ông Tài nói.

Dự kiến tiền đền bù giải phóng mặt bằng và xây lắp khoảng 100 tỉ đồng. Hiện còn hơn 30 trường hợp liên quan cần đền bù tài sản và đất rộng khoảng 1,4 ha. Theo kế hoạch, tháng 9 tới TP Dĩ An sẽ hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, cuối năm nay sẽ thông tuyến đến quốc lộ 1, qua Bến xe Miền Đông mới.

Con đường này hoàn thành, cư dân sống ở khu Đô thị mới Đông Tăng Long khi di chuyển đến Bình Dương hay Đồng Nai cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

TP.HCM có thêm 3 trung tâm thương mại mới tại quận 8 và TP Thủ Đức

Năm nay, TP.HCM có ít nhất 3 dự án trung tâm thương mại mới ra mắt thị trường gồm Central Premium Mall, Parc Mall (quận 8) và Vincom Mega Mall Grand Park (TP.Thủ Đức). 

Trung tâm thương mại có diện tích lớn nhất miền Nam của Vingroup – Vincom Mega Mall Grand Park đã hoàn thiện, và đưa vào hoạt động hơn 48.000 m2 sàn bán lẻ cho thuê vào đầu quý 2/2024.

Dự án cũng đã ghi nhận đặt chỗ chính thức từ hơn 200 thương hiệu trong nước và quốc tế. Trong quý 2, chuỗi bán lẻ Bath and Body Works của Mỹ lần lượt khai trương 2 cửa hàng tại 2 trung tâm thương mại lớn ở TP.HCM và mở cửa hàng thứ 3 tại TP.Thủ Đức ở Vincom Mega Mall Grand Park.

Năm nay, TP.HCM có ít nhất 3 dự án trung tâm thương mại mới ra mắt.

Bà Đỗ Thị Xuân Trang, Trưởng phòng dịch vụ bán lẻ tại Avison Young Việt Nam, mặc dù kinh tế biến động trong hai năm trở lại đây, các nhà bán lẻ trong và ngoài nước vẫn tiếp tục mở rộng tại Việt Nam. Xu hướng phát triển khu thương mại về hướng cận trung tâm đang tăng nhanh và chiến lược tinh gọn mô hình kinh doanh giúp họ tối ưu các quỹ đất khác nhau một cách linh hoạt.

Bên cạnh đó, đối với loại hình Nhà phố thương mại cao cấp (shophouse), các nhà phát triển Bất động sản hiện cũng đang kết hợp với nhà đầu tư cá nhân để khai thác cho thuê hiệu quả hơn so với trước đây.

“Vì vậy, thị trường Bất động sản bán lẻ Việt Nam dự báo sôi động với nguồn cung dồi dào và đa dạng hơn từ năm 2024 trở đi”, bà Trang cho biết.

Trong khi đó, Savills Việt Nam cho biết, nguồn cung bán lẻ hiện đại nhỏ nhưng tiêu dùng nội địa tăng mạnh và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng thị trường.

Mặc dù, một số thương hiệu nhỏ đã đóng cửa, nhưng các thương hiệu lớn đều có kế hoạch mở rộng như (Muji, H&M, Uniqlo, Poseidon) và các thương hiệu quốc tế mới từ tầm trung đến cao cấp sẽ tham gia thị trường (Fendi, Cartier, Loewe).

Theo thống kê của Avison Young, tính đến hết quý 1/2024, tổng nguồn cung thị trường bán lẻ tại TP.HCM đạt hơn 1 triệu m2. Trong đó, gần 70% mặt bằng bán lẻ hiện đang ở khu vực ngoài trung tâm và mô hình trung tâm thương mại đang chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 87%.

Đầu tháng 4, thị trường ghi nhận 5.000 m2 sàn siêu thị trong trung tâm thương mại Cresent Mall (quận 7) đến từ Aeon Việt Nam. Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản này vừa ra mắt mô hình cửa hàng tinh gọn mới tại TP.HCM. Do mặt bằng bán lẻ trong trung tâm gần như kín chỗ, các dự án mới có xu hướng dịch chuyển ra phía Đông và phía Tây thành phố, nơi có tốc độ phát triển nhanh, hạ tầng đô thị ngày càng kết nối tốt và còn nhiều tiềm năng tăng giá.

Làn sóng trả mặt bằng tại các trục đường trung tâm do giá thuê không cạnh tranh khiến các thương hiệu bán lẻ tìm đến mặt bằng trong trung tâm mại, nơi không chỉ phục vụ nhu cầu mua sắm mà còn kết hợp ăn uống và giải trí để giữ chân người tiêu dùng

Hiện tại khu vực trung tâm, giá thuê trung bình dao động từ 46-300 USD/m2/tháng và tại khu vực ngoài trung tâm, mức giá dao động từ 20-117 USD/m2/tháng.

Tỷ lệ lấp đầy của cả hai khu vực duy trì tương tự như quý 4/2023, đạt lần lượt 96% và 75% cho khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Trong quý 1/2024, thị trường ghi nhận giá thuê trung bình tăng tại hai trung tâm thương mại Vincom Center Đồng Khởi và Vincom Center Landmark 81, khoảng 2%, đạt 138 USD/m2/tháng và 117 USD/m2/tháng. Riêng đối với Vincom Center Landmark 81, tỷ lệ lấp đầy ghi nhận tăng 2%, lên 92% trong quý này.

Trái ngược với tình hình hoạt động tích cực từ hai trung tâm thương mại trên thì Pearl Center Thảo Điền lại ghi nhận giá thuê trung bình giảm đến 25% do vắng khách thuê, cần phải có mức giá cạnh tranh để có thể lấp đầy mặt bằng.

Khu đô thị mới Đông Tăng Long cách Vincom Mega Mall Grand Park chỉ 10 phút di chuyển.

Nhiều “ông lớn” sẵn sàng rót vốn vào dự án phát triển xanh tại TP.HCM

Sau khi TP.HCM công bố danh mục 28 dự án đầu tư phát triển tăng trưởng xanh, hàng loạt dự án đã nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Dự án công nghệ cao hút nhà đầu tư

Đầu năm nay, UBND TP.HCM kêu gọi đầu tư 28 dự án phát triển tăng trưởng xanh, thuộc nhiều lĩnh vực như vi mạch, bán dẫn, trung tâm dữ liệu, hạ tầng giao thông, trung tâm tài chính, cải tạo môi trường. Sau hơn nửa năm mời gọi đầu tư, hàng loạt nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm và gửi đề xuất đến chính quyền Thành phố đăng ký làm nhà đầu tư dự án.

Không bất ngờ khi các dự án thuộc lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao, điện tử, vi mạch, bán dẫn, trung tâm dữ liệu nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư. Trong đó, Dự án Trung tâm dữ liệu tại Khu công nghệ cao TP.HCM nhận được sự quan tâm của ít nhất 5 nhà đầu tư, gồm các tên tuổi lớn như Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), Công ty Hathor DC Vietnam Holdings Pte. Ltd - công ty con thuộc Tập đoàn Evolution Data Centers (Singapore), Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons…

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long liền kề Khu Công Nghệ Cao

Trong lĩnh vực bán dẫn, vi mạch, Công ty BE Semiconductor Industries (BESI- Hà Lan, một doanh nghiệp sản xuất thiết bị trong quy trình đóng gói và kiểm định vi mạch) sau khi đầu tư gần 5 triệu USD giai đoạn I, tiếp tục đề xuất đầu tư thêm 42 triệu USD để mở rộng nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM, chỉ sau vài tháng vận hành nhà máy.

Cùng với việc đầu tư vào các dự án công nghệ cao, các dự án đầu tư khu công nghiệp xanh tại TP.HCM cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư bất động sản công nghiệp. Hiện Thành phố đang chuẩn bị xây dựng Khu công nghiệp Phạm Văn Hai I (379 ha) và Khu công nghiệp Phạm Văn Hai II (289 ha) tại huyện Bình Chánh theo tiêu chí khu công nghiệp xanh, sinh thái.

Khi biết được chủ trương đầu tư trên của Thành phố, hàng loạt nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp liên tiếp gửi văn bản đến UBND TP.HCM xin đăng ký đầu tư dự án. Trong danh sách các nhà đầu tư đăng ký, có khá nhiều doanh nghiệp “có tiếng” trong lĩnh vực phát triển hạ tầng khu công nghiệp tại TP.HCM như Công ty cổ phần Phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc (SCD), Tổng công ty IDICO, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên (CNS).

Dự án cũng nhận được sự quan tâm của một số doanh nghiệp ở miền tận miền Bắc và miền Trung như Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN), Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang.

Nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn đầu tư hạ tầng

Bên cạnh lĩnh vực công nghệ cao, khu công nghiệp, các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng cũng được TP.HCM đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư, vì đây là những dự án tạo động lực tăng trưởng mới cho Thành phố những năm tới. Có thể kể đến Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến giáp ranh tỉnh Bình Dương) dài 5,9 km, vốn đầu tư 13.850 tỷ đồng; Dự án cầu Cần Giờ vốn đầu tư 10.569 tỷ đồng; Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài hơn 19.800 tỷ đồng…

Những dự án này đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế. Trong đó, Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài nhận được đề xuất tham gia của Công ty cổ phần Tổng công ty Đầu tư xây dựng 194; Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC). Với Dự án cầu Cần Giờ, Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Phương Đông; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (thuộc Trung Nam Group) đã có văn bản gửi chính quyền TP.HCM đề xuất tham gia theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Trong lĩnh vực giao thông - vận tải, giữa tháng 4/2024, Công ty TNHH Saigon Public Transport (Saigon PT) thực hiện thí điểm sử dụng xe điện bốn bánh vận chuyển hành khách tham quan, du lịch tại khu trung tâm TP.HCM. Trong khi đó, Công ty TNHH Vận tải Sinh thái VinBus đang vận hành thí điểm một số tuyến xe buýt điện tại Thành phố.

Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, Thành phố sẽ xây dựng khung chính sách, bộ tiêu chí để áp dụng vào các lĩnh vực giao thông, xây dựng, công nghiệp, du lịch, nông nghiệp... Khi xây dựng được tiêu chí, Thành phố sẽ có chính sách khuyến khích phù hợp.

Mở rộng đường "tử thần" ở Thủ Đức lên 30m, vốn hơn 1.600 tỉ đồng

Đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ Vành đai 2 đến đường vào Khu công nghiệp Phú Hữu), TP Thủ Đức dài 1,6km sẽ được nâng cấp, mở rộng từ 7m lên 30m với tổng vốn 1.630 tỉ đồng, giúp xóa điểm đen tai nạn giao thông nhiều năm nay.

Đường Nguyễn Duy Trinh

Xe container chạy chiếm hết làn đường Nguyễn Duy Trinh

Là trục giao thông chính phía Đông TPHCM, đường Nguyễn Duy Trinh đi qua các khu dân cư đông đúc cùng nhiều công ty, điểm tập kết vật liệu xây dựng. Đây cũng là tuyến độc đạo nối vào cảng Phú Hữu nên lưu lượng xe tải, container rất đông. Theo thống kê, đường Nguyễn Duy Trinh có hơn 10.000 lượt xe tải, container... chạy qua mỗi ngày.

Trong đó, đoạn từ vòng xoay Phú Hữu (trên đường Vành đai 2) tới đường vào Khu công nghiệp Phú Hữu dài 1,6km nhiều năm qua trở thành nỗi ám ảnh vì xảy ra hàng loạt vụ tai nạn chết người.

Theo thống kê của UBND phường Phú Hữu (TP Thủ Đức), từ năm 2019 hết năm 2023, trên đoạn đường này đã có hơn 20 người chết vì tai nạn giao thông.

Đường Nguyễn Duy Trinh

Xe container nối đuôi nhau chen lấn cùng xe máy trên đường Nguyễn Duy Trinh

Theo người dân trong khu vực này, dù có biển cấm ôtô trọng tải lớn vào giờ cao điểm sáng và chiều mỗi ngày, song không ít tài xế vẫn bất chấp cho xe chạy vào. Ban đêm, khi đường vắng, nhiều xe đua nhau chạy, bóp còi hơi inh ỏi.

Mặt đường Nguyễn Duy Trinh rộng khoảng 7m, chỉ cần hai xe lớn đi ngang qua nhau, gần như chiếm hết chiều rộng đường, xe máy buộc phải len lỏi “điền vào chỗ trống”.

Dọc đoạn đường trên, cơ quan chức năng gắn nhiều biển báo ở các vị trí thường xảy ra tai nạn, kèm thống kê số người chết, bị thương để cảnh báo. Tuy nhiên, tai nạn chết người vẫn liên tục xảy ra.

Đường Nguyễn Duy Trinh

Xe container chiếm hết mặt đường Nguyễn Duy Trinh

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, cách để giải quyết căn cơ tình trạng này là phải khẩn cấp mở rộng, nâng cấp đường Nguyễn Duy Trinh.

Từ năm 2015, dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ đường Vành đai 2 đến đường vào Khu công nghiệp Phú Hữu) đã được UBND TPHCM chấp thuận cho Công ty cổ phần vận tải và thương mại Quốc Tế (ITC) làm chủ đầu tư theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao).

Tổng mức đầu tư khoảng 930 tỉ đồng, trong đó chi cho giải phóng mặt bằng hơn 700 tỉ đồng. Dự án dự kiến khởi công năm 2018 nhưng sau đó không triển khai.

Đến năm 2019, Sở GTVT TPHCM phê duyệt dự án với tổng vốn 832,2 tỉ đồng bằng nguồn vốn ngân sách TPHCM. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật khoảng 507,9 tỉ đồng, chi phí xây dựng 254,5 tỉ đồng…

Tuyến đường sẽ được mở rộng lên 30m cho 4 làn ôtô và 2 làn xe máy. Đồng thời, dự án cũng xây dựng mới hệ thống thoát nước, cống hộp tiết diện và hệ thống chiếu sáng. Tuy nhiên, suốt 5 năm qua dự án vẫn “án binh bất động”.

Đường Nguyễn Duy Trinh

Xe máy chỉ còn khoảng nửa mét đường sát vỉa hè để đi, chạy sát bên xe container

Mới đây, Sở GTVT TPHCM đã đề xuất UBND TPHCM điều chỉnh chủ trương dự án, nâng tổng mức đầu tư lên 1.630 tỉ đồng – tăng gần 800 tỉ đồng so với năm 2019. Nguyên nhân dự án tăng tổng mức đầu tư do tăng chi phí giải phóng mặt bằng.

Sở GTVT TPHCM đề xuất UBND TPHCM giao nhiệm vụ thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án trong năm nay. Đoạn đường Nguyễn Duy Trinh này sớm được mở rộng, ngoài việc giải quyết tình trạng tai nạn giao thông, vấn đề ùn tắc, sẽ còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tại cảng Phú Hữu.

bất động sản quận 9