Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, mã Ck: HBC) vừa trúng thầu dự án Eaton Park trị giá gần 1.900 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Địa ốc Tâm Lực thuộc Tập đoàn Gamuda Land làm chủ đầu tư.
hối cảnh dự án Eaton Park với tổng diện tích hơn 3,769ha
Eaton Park tọa lạc tại vị trí đắc địa trên đường Mai Chí Thọ, sát khu đô thị Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh với tổng diện tích hơn 3,769 ha. Dự án bao gồm 6 tòa tháp cao từ 29 - 41 tầng.
“Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã vượt qua rất nhiều đối thủ lớn để thắng gói thầu phần thân, hoàn thiện, cơ điện phase 1 của dự án Eaton Park với giá trị gói thầu gần 1.900 tỷ đồng” - đại diện Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chia sẻ.
Được biết, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và Gamuda Land đã có hành trình đồng hành cùng nhau hơn một thập kỷ. Cái bắt tay đầu tiên giữa hai đơn vị là dự án Ruby vào tháng 10/2011 đến nay đã được 13 năm.
Theo sau đó là hàng loạt dự án trên hai đại dự án Celadon City (TP. Hồ Chí Minh) và Gamuda Garden (Hà Nội).
Gần đây nhất, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa chính thức bàn giao Diamond Centery (thuộc đại đô thị Celadon City) cho Gamuda Land theo đúng tiêu chuẩn cam kết, đặc biệt là Gquas - một tiêu chuẩn riêng cho hầu hết các dự án do Gamuda Land triển khai với những yêu cầu rất cao và khắt khe về chất lượng.
Cũng trong tháng 10, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho biết vừa trúng thầu dự án Phú Quốc Park tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, dự án do BIM Group làm chủ đầu tư. Theo đó, công ty là thầu chính thi công các hạng mục công trình như kết cấu, kiến trúc, MEP, đá ốp lát, đường dạo, sân thể thao, cấu kiện trang trí,…
Như vậy, sau khi được cấp gia hạn tín dụng thường xuyên với số tiền tối đa là 4.000 tỷ đồng từ BIDV, cũng như có lãi trở lại trong báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đang dần lấy lại vị thế của mình.
Những khó khăn đã dần qua và Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đang trở lại đường đua của những ông lớn trong ngành với những gói thầu mới, hứa hẹn thời gian tới sẽ là một câu chuyện kỳ tích của Hòa Bình” - đại diện Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình bày tỏ
Giá đền bù Vành đai 2 qua TP Thủ Đức vượt 100 triệu đồng/m2. Được áp dụng ở các tuyến lớn như Phạm Văn Đồng, Kha Vạn Cân, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Văn Bá, Đặng Văn Bi.
Ngày 28.10. 2024 vừa rồi, UBND TP Thủ Đức đã tổ chức hội nghị công bố dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 1.166 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 2 TP HCM.
Hướng dự kiến Vành đai 2 từ Kha Vạn Cân đến Phạm Văn Đồng.
Theo dự thảo bảng giá đất để tính bồi thường, mức đền bù cao nhất được ghi nhận tại mặt tiền đường Phạm Văn Đồng với hơn 111 triệu đồng mỗi m2.
Các tuyến đường lớn khác như Kha Vạn Cân, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Văn Bá, Đặng Văn Bi cũng được định giá đền bù trên 100 triệu đồng mỗi m2.
Về các vị trí hẻm nhỏ, giá đất ở thấp nhất được ghi nhận ở mức hơn 26 triệu đồng mỗi m2. Được áp dụng cho đất trong các hẻm như đường 22 (phường Phước Long B) và hẻm đường 147 (phường Phước Long B và Tăng Nhơn Phú B).
Đối với đất nông nghiệp, mức bồi thường cao nhất hơn 9,4 triệu đồng mỗi m2 cho đất trồng cây lâu năm. Áp dụng tại các tuyến đường lớn như Phạm Văn Đồng, Kha Vạn Cân, song hành Xa Lộ Hà Nội, Dương Đình Hội, Tăng Nhơn Phú, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Văn Bi và Nguyễn Văn Bá.
Trong khi đó, đất trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản tại các khu vực này có mức bồi thường trên 7,78 triệu đồng mỗi m2.
Ở vị trí thấp nhất, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm được định giá đền bù hơn 6,7 triệu đồng mỗi m2. Còn đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản ở mức thấp nhất là hơn 6,4 triệu đồng mỗi m2.
UBND TP Thủ Đức khẳng định giá đất đền bù này chưa bao gồm các công trình xây dựng trên đất và được đánh giá là “tiệm cận với giá thị trường”.
Dự thảo phương án bồi thường sẽ được công khai từ ngày 28.10 đến 27.11 tại trụ sở UBND các phường và các ban điều hành khu phố thuộc phạm vi dự án.
Sau thời gian công khai, một hội nghị lấy ý kiến người dân dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28.11.
Khu vực đoạn Vành đai 2 TPHCM (từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp)
Ông Mai Hữu Quyết - Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết, TPHCM đã bố trí sẵn nguồn vốn khoảng 7.600 tỉ đồng cho dự án trong năm 2024.
“Nếu người dân sớm đồng thuận với chính sách bồi thường, chúng tôi sẽ chi trả ngay trước Tết để người dân sớm ổn định cuộc sống” - ông Quyết chia sẻ.
Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng khẳng định, TP Thủ Đức đặt quyền lợi chính đáng của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng lên hàng đầu. Ông cũng nhấn mạnh rằng giá đền bù đã được xây dựng “tiệm cận giá thị trường,” đáp ứng đa số kỳ vọng của người dân.
Đồng thời, ông Tùng cho biết, TP Thủ Đức sẽ tiếp tục ghi nhận nguyện vọng của người dân về việc bố trí tái định cư sao cho phù hợp nhu cầu sinh sống và làm việc. “Cố gắng giải ngân bồi thường vào đầu tháng 12.2024 và hoàn thành bàn giao mặt bằng vào tháng 6.2025” - ông Hoàng Tùng nói.
Dự án Vành đai 2 qua TP Thủ Đức bao gồm hai đoạn: đoạn 1 từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp, dài hơn 3,5 km. Và đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng, dài gần 2,5 km.
Để triển khai thi công, TP Thủ Đức dự kiến thu hồi khoảng 61,15 ha, ảnh hưởng đến 1.166 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. Và với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 7.600 tỉ đồng.
Để chuẩn bị cho các hộ dân tái định cư, UBND TP Thủ Đức đã hoàn tất quỹ nhà, đất tại nhiều khu tái định cư, bao gồm:
- Khu nhà ở Đại Nhân trong Khu đô thị Vạn Phúc (phường Hiệp Bình Phước);
- Khu đô thị Đông Tăng Long (phường Long Trường và Trường Thạnh);
- Khu tái định cư 50 ha (phường Cát Lái);
- Khu tái định cư Long Bình - Long Thạnh Mỹ;
- Chung cư C8 (phường Tăng Nhơn Phú A);
- Lô R7 chung cư Đức Khải (phường An Khánh) và lô CD khu 17,3 ha (phường An Khánh).
Về lâu dài, thị trường bất động sản vẫn có điểm tích cực về nhu cầu, dù giá bán ở TPHCM và Hà Nội vẫn cao nhưng mức độ hấp thụ vẫn rất tốt. Nghĩa là trên thị trường vẫn có một lượng lớn nhà đầu tư quan tâm.
Thị trường bất động sản hạt nhân:
Phát biểu tại hội thảo “Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội” được tổ chức mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam đã cho biết. Năm 2024, so sánh từ các kênh đầu tư cá nhân như vàng, ngoại tệ, bất động sản… có nhiều biến động. Tuy nhiên, bất động vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam phát biểu tại hội thảo.
Theo ông Kiệt, tại Hà Nội và TPHCM đã có sự khác nhau rõ rệt. Trong quý III/2024, nguồn cung mới ở Hà Nội là 8.277 sản phẩm, trong khi đó ở TPHCM chỉ có khoảng 127 sản phẩm mở bán mới - thấp nhất so với 10 năm trở lại đây.
Xét về số lượng chào bán thành công thì lại có kết quả khá bất ngờ, khi TPHCM có lượng giao dịch thành công đạt hơn 2.000 sản phẩm. Trong khi nguồn cung mới chỉ có hơn 100 sản phẩm. Điều này chứng tỏ, nhu cầu thị trường vẫn đang duy trì ở mức ổn định, có sức hút nhất định. Tại Hà Nội có mức độ hấp thụ tương đương nguồn cung cho thấy thị trường này đang rất sôi động.
Về giá bán, dù nguồn cung tăng hay giảm thì giá vẫn có chiều hướng tăng. So với trước đây, thị trường Hà Nội luôn thấp hơn TPHCM khoảng 10-15 triệu. Nhưng hiện tại Hà Nội gần như ngang với TPHCM, thậm chí dự kiến sẽ còn tăng hơn cả TPHCM vào những năm tới.
Theo ông Kiệt, Hà Nội có nguồn cung dồi dào hơn và do sự dịch chuyển về dòng đầu tư. Dẫn chứng là các nhà đầu tư phía Nam có xu hướng tìm về thị trường phía Bắc do nguồn sản phẩm đa dạng, chất lượng cao và nhiều dư địa để phát triển.
Một yếu tố quan trọng hơn nữa là Hà Nội có nền tảng phát triển hạ tầng khá tốt, tạo quỹ đất, dư địa mở rộng các đại đô thị lớn tập trung ở phía Tây và cả phía Đông Hà Nội. Với lượng sản phẩm dồi dào, cộng thêm các chủ đầu tư phía Nam cũng ra Bắc để tìm quỹ đất phát triển dự án, kéo theo cả các nhà đầu tư quen thuộc của họ. Nên tạo ra nhu cầu rất lớn đối với thị trường Hà Nội trong một thời gian rất ngắn.
Còn nguồn cung từ TPHCM vẫn rất ít nên dư địa và cơ hội để tạo ra sự tăng giá sẽ không cao. Từ đây đến cuối năm thị trường TPHCM vẫn giữ mức giá trung bình dao động từ 2-3%. Nhưng ở Hà Nội đã có mức giá cao từ 5-6% nên có thể sẽ chạm ngưỡng TP.HCM, thậm chí còn có khả năng vượt.
CBRE Việt Nam dự báo, tới 2026 thị trường Hà Nội sẽ có 38.000 sản phẩm, trong khi tại TPHCM có khoảng 29.000 căn. Trong giai đoạn tới, Hà Nội được xem như hạt nhân của chu kỳ tiếp theo.
Thị trường vẫn tích cực:
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt cho rằng, thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức. Do đó các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần linh hoạt, sáng tạo, sử dụng thông tin thị trường hiệu quả để có thể trụ vững trên thị trường.
Cụ thể, thị trường bất động sản sau đại dịch COVID-19 đi xuống cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên có yếu tố tích cực đó là việc áp dụng sớm các luật lớn liên quan đến thị trường bất động sản cho thấy Chính phủ có sự quan tâm thị trường này. Trên thực tế, bất động sản không đơn thuần là một ngành nghề mà liên quan đến rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Vì vậy việc các luật có hiệu lực sớm kỳ vọng sẽ những thay đổi mới tích cực hơn.
Tín hiệu tích cực trong chu kỳ tiếp theo của thị trường bất động sản bởi tốc độ đô thị hóa Việt Nam rất nhanh
“Các luật mới mở nhiều hơn là siết, mở rộng hơn để giải quyết những ách tắc liên quan đến pháp lý các dự án. Đây là ngành có yếu tố quan trọng và Chính phủ đẩy nhanh việc quản lý chặt chẽ để thị trường đi theo một chu kỳ mới, thuận lợi và bền vững hơn”, ông Kiệt nói.
Về lâu dài, ông Kiệt cho rằng, thị trường bất động sản vẫn có điểm tích cực về nhu cầu, dù giá bán ở TPHCM và Hà Nội vẫn cao nhưng mức độ hấp thụ vẫn rất tốt. Nghĩa là trên thị trường vẫn có một lượng lớn nhà đầu tư quan tâm.
“Tôi nhìn thấy tín hiệu tích cực trong chu kỳ tiếp theo bởi tốc độ đô thị hóa Việt Nam rất nhanh, nhu cầu nhà ở rất lớn nhưng vấn đề đâu là sản phẩm để thị trường bất động sản phát triển”, ông Kiệt khẳng định.
Về giải pháp cho các nhà đầu tư cá nhân đang “mắc kẹt” tại các thị trường bất động sản ở tỉnh như Bình Phước, Long An, Lâm Đồng... Ông Kiệt cho rằng, đây là một trong những cái hệ lụy của các cơn sốt đất xuất hiện khi thị trường đi lên quá nhanh, diễn ra một cách bất thường. Hiện các thị trường này không tăng như kỳ vọng của nhà đầu tư.
Trong bối cảnh vào các khoản mục đầu tư có tính thanh khoản giảm, nhà đầu tư cần phải xác định kỳ vọng đầu tư của mình là gì? Nếu không đủ khả năng, vay tiền mua và đang chịu áp lực về lãi suất lớn thì bắt buộc phải thoát hàng, chịu lỗ. Nếu đủ khả năng và tiềm lực tài chính thì có thể để đó 5 -7 năm, đầu tư dài hạn chờ đợi tăng giá.
Nhà đầu tư nên làm gì?
Theo ông Kiệt, đối với nhà đầu tư cá nhân, xu hướng của thị trường trong giai đoạn mới là phục hồi với hành lang pháp lý mới. Lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng phát triển thực sự, xu hướng lãi suất giảm và các chính sách hỗ trợ từ nhà đầu tư. Ưu tiên lựa chọn các dự án có tính pháp lý rõ ràng và an toàn, lựa chọn đa dạng cho cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp, thận trọng với xu hướng tăng giá nhanh của thị trường
Đối với doanh nghiệp bất động sản, xu hướng sẽ là giải tỏa các vấn đề pháp lý cho các dự án. Ưu tiên tập trung vào tiến độ triển khai xây dựng và hoàn thiện dự án. Ưu tiên nhu cầu ở thực và các chính sách hỗ trợ mua nhà, tập trung vào năng lực tài chính cho quá trình triển khai, nhiều phương pháp hợp tác với các chủ đầu tư, quỹ đầu tư, ưu tiên tập trung vào nguồn sản phẩm có pháp lý rõ ràng.
Khu đô thị mới Đông Tăng Long, Tp Thủ Đức, giá hợp lý đang rất thu hút quan tâm của khách hàng cả nước
Theo quy hoạch, ga Thủ Thiêm có diện tích khoảng 17ha, tọa lạc ở giữa hai trục đường lớn gồm đại lộ Mai Chí Thọ và đường Lương Định Của (phường An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM). Đây là ga cuối cùng của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Khu vực quy hoạch nhà ga Thủ Thiêm ngay cạnh nút giao An Phú
Ga Thủ Thiêm được quy hoạch sẽ phục vụ ba tuyến đường sắt lớn gồm đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và tuyến metro số 2 giai đoạn 2 (Bến Thành - Thủ Thiêm). Đây cũng sẽ là nhà ga cuối của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Theo ghi nhận, ở thời điểm hiện tại, phần diện tích dành cho ga Thủ Thiêm đã được quây tôn, rào chắn kỹ lưỡng. Mặt bằng sạch, chủ yếu là đất trống và đầm lầy, sẵn sàng khi dự án được triển khai.
Có thể thấy, vị trí đặt ga Thủ Thiêm rất đắc địa. Khu vực ga này không chỉ thuận tiện về giao thông mà còn gần Khu đô thị mới Thủ Thiêm, một trong những khu đô thị hiện đại và tiềm năng nhất của TP.HCM.
Xung quanh ga Thủ Thiêm, nhiều dự án quy mô lớn như chung cư cao tầng, khu đô thị phức hợp đang được phát triển, góp phần tạo nên diện mạo đô thị toàn diện cho khu vực.
Theo kế hoạch, Bộ GTVT sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quy hoạch chi tiết và điều hành triển khai các dự án liên quan tại đây, nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của dự án.
Ga Thủ Thiêm nằm gần nút giao An Phú, đây là nút giao ba tầng đang được hoàn thiện
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua TP.HCM sẽ chạy song song với tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, qua nút giao thông An Phú trước khi vào ga Thủ Thiêm.
Sở GTVT TP.HCM đã kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu kỹ các phương án thiết kế nhằm tối ưu hóa kết nối giao thông tại những điểm giao thông quan trọng này.
Đồng thời, Sở GTVT TP.HCM cũng đề xuất Bộ GTVT tập trung quy hoạch ga Thủ Thiêm trở thành ga trung tâm cho cả đường sắt cao tốc Bắc - Nam và tuyến Thủ Thiêm - Long Thành, đảm bảo đồng bộ với tuyến metro số 2 giai đoạn 2 (Bến Thành - Thủ Thiêm).
Riêng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đang được Bộ GTVT đang nghiên cứu, tiếp xúc nhà đầu tư, khả năng thực hiện theo hướng dự án PPP hoặc ODA.
Dự kiến trong năm 2024, dự án sẽ được thông qua chủ trương đầu tư với chiều dài khoảng 36km và mức đầu tư khoảng 3,4 tỷ USD. Thời gian hoàn thành toàn tuyến dự kiến trước năm 2030.
Theo kế hoạch, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành có điểm đầu là ga Thủ Thiêm (phường An Phú) Thủ Đức, TP.HCM), điểm cuối là sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai).
Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đang nghiên cứu với 20 ga, bao gồm ga trong sân bay Long Thành. Depot bố trí phía đông sân bay Long Thành, tại xã Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai).
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TP.HCM).
Theo đề xuất của Bộ GTVT, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ có năng lực đáp ứng khoảng 133,5 triệu lượt hành khách/năm (đối với tàu suốt Bắc - Nam).
Mỗi năm, tuyến đường sắt cao tốc này sẽ phục vụ khoảng 106,8 triệu lượt hành khách (đối với tàu khách khu đoạn); Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vận chuyển hàng hóa đáp ứng khoảng 21,5 triệu tấn hàng hóa/năm (chưa bao gồm năng lực 18,5 triệu tấn/năm của tuyến đường sắt hiện hữu).
Vòng xoay Phú Hữu tại TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh đang được Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ cải tạo để bảo đảm an toàn giao thông.
Vòng xoay Phú Hữu, TP Thủ Đức
Tại vòng xoay Phú Hữu đường dẫn vào cảng Cát Lái TP Hồ Chí Minh có hàng ngàn phương tiện xe tải trọng lớn, cùng với số lượng xe máy, xe hơi qua cung đường này. Cũng chính vì vậy mà tại khu vực vòng này thường xảy ra các vụ tai nạn giao thông, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn, Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ đang bắt đầu cải tạo vòng xoay. Và lắp đặt thêm một số thiết bị, biển báo để đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực.
Vòng xoay Phú Hữu nằm trên đường Võ Chí Công, Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là tuyến đường huyết mạch dẫn vào cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu. Trước đây tại vòng xoay này là một điểm đen tai nạn giao thông do mật độ giao thông tại đây rất là đông đúc. Mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt xe tải trọng lớn, xe container ra vào cảng lưu thông qua khu vực vòng xoay này từ các hướng trên đường Võ Chí Công và đường Nguyễn Duy Trinh. Tuy nhiên, khu vực này chỉ đang lắp đặt đèn tín hiệu chớp vàng để các phương tiện từ các hướng giảm tốc độ trước khi vào vòng xoay.
Hiện nay, Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ đang tiến hành thu hẹp vòng xoay hiện hữu. Cụ thể, tăng bề rộng mặt đường khoảng 7,5m. Sẽ lắp đặt dải phân cách bê tông phân cách phần đường dành cho xe 2 bánh trong khu vực vòng xoay. Đồng thời, lắp đặt dải phân cách bê tông tách phần đường dành cho xe ô tô và xe 2 bánh trên đường Nguyễn Duy Trinh.
Lắp đặt bộ đèn tín hiệu giao thông tại giao lộ theo chế độ 3 pha. Sau khi hoàn thành, vòng xoay sẽ được thu hẹp, mặt đường mở rộng cộng với hoạt động đồng bộ của cụm đèn tín hiệu, biển báo sẽ giảm thiểu tai nạn quanh khu vực này.
Thành phố dự tính phát triển mảng xanh dọc sông Sài Gòn với 42 công viên. Kết hợp đầu tư hạ tầng đa chức năng giúp cải tạo cảnh quan, phát triển kinh tế, dịch vụ.
Sông Sài Gòn, đoạn qua khu trung tâm TP HCM
Đây là một trong những nội dung nêu trong báo cáo tổng kết của UBND TP HCM về đề án Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông Sài Gòn, giai đoạn 2020-2045. Phạm vi nghiên cứu của đề án là dọc theo hành lang sông Sài Gòn đoạn chảy qua địa bàn thành phố, gồm TP Thủ Đức, quận 1, 4, 7, 12, Bình Thạnh và hai huyện Củ Chi, Hóc Môn.
Định hướng phát triển chuỗi công viên thuộc nhóm xây dựng hạ tầng xanh đa chức năng, kết nối giao thông và triển khai các dự án thành phần ven sông. Kế hoạch này được đưa ra sau khi các chuyên gia và tư vấn nghiên cứu, đề xuất tích hợp vào điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM. Các công viên khi hình thành được kỳ vọng phát huy lợi thế, tiềm năng sông Sài Gòn trong phát triển kinh tế dịch vụ, chất lượng cảnh quan... Việc triển khai các dự án sẽ phân kỳ, phân đoạn, phân vùng, gắn với giao thông và hạ tầng dọc bên.
Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt đầu từ Bình Phước sau đó qua Tây Ninh, Bình Dương và TP HCM. Đoạn sông chảy qua TP HCM dài khoảng 80 km được ví như "dải lụa mềm" uốn lượn trong lòng thành phố tạo ra những bán đảo đẹp như Thanh Đa hay Thủ Thiêm. Hiện dọc sông đoạn qua nội đô thành phố mới có một số công viên như Bạch Đằng, bờ sông bên Thủ Thiêm, công viên trong khu Vinhomes Central Park...
Cùng với định hướng trên, trong đề án cũng đề cập quỹ đất thuộc hành lang sông nếu có phương án tổ chức không gian và sử dụng linh hoạt theo đặc thù từng khu vực sẽ tạo ra những lợi thế rất lớn. Do đó, các bên đề xuất cho phép chuyển đổi sang các chức năng khác như dịch vụ, thương mại, du lịch... Điều này sẽ tạo nguồn lực rất lớn để thực hiện các quy hoạch cũng như khai thác hiệu quả cảnh quan, môi trường dọc sông.
Một phần công viên bến Bạch Đằng ven sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm TP HCM
Ngoài ra, trong kế hoạch phát triển không gian ven sông Sài Gòn, thành phố định hướng quy hoạch, đầu tư phát triển hành lang dọc bờ, cùng hệ thống kênh rạch, ao, hồ... Những giải pháp này giúp hình thành hệ thống hạ tầng xanh đa chức năng, gồm giao thông thủy, môi trường, văn hóa, kinh tế, dịch vụ... Ngoài góp phần phát triển giao thông, hệ thống này sẽ giúp điều tiết nước, giảm ngập, cải thiện môi trường và hình thành chuỗi không gian cảnh quan đặc trưng bên sông Sài Gòn.
Trong kế hoạch triển khai các nội dung thuộc đề án, chính quyền thành phố cho biết giai đoạn 2025-2030 sẽ tập trung rà soát quỹ đất dọc hành lang sông, đồng thời đề xuất phương án tạo quỹ đất, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư... Thành phố cũng sẽ ưu tiên triển khai hạ tầng xanh và khuyến khích các đối tác tư nhân tham gia đầu tư.
Toàn TP HCM đang có khoảng 400 công viên, bao gồm công viên công cộng và trong khuôn viên khu ở với hơn 235.000 cây xanh. Trong đó, các quận nội thành có diện tích công viên lớn hơn khu vực ngoại thành. Tổng diện tích đất quy hoạch cho công viên cây xanh ở thành phố hơn 11.400 ha, tương ứng 7 m2/người nhưng thực tế đang rất thấp, chỉ khoảng 500 ha. Với dân cư thường trực ở thành phố hơn 10 triệu người, tỷ lệ trên chỉ đạt bình quân 0,55 m2/người.
Cầu đi bộ và cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn sẽ khởi công năm 2025, giúp tăng kết nối giữa Khu đô thị mới Thủ Thiêm với vùng xung quanh.
Phối cảnh cầu đi bộ và cầu Thủ Thiêm 4
Cầu Thủ Thiêm 4
Dự án cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn, nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) với Quận 7, dự kiến khởi công vào ngày 30.4.2025 và hoàn thành năm 2028.
Cầu Thủ Thiêm 4 có tổng chiều dài 2,16km, trong đó phần cầu chính dài hơn 1,6km với 6 làn xe.
Điểm đầu của cầu nằm tại giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh (Quận 7). Điểm cuối tại giao lộ trục Bắc Nam và đường Bùi Thiện Ngộ trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Vị trí xây cầu Thủ Thiêm 4
Khi hoàn thành, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP Thủ Đức và các quận phía Nam như Quận 7, Quận 8, Nhà Bè và Bình Chánh. Cầu cũng giúp giảm áp lực trên các trục đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh.
Việc xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 đang gặp vướng mắc lớn về tĩnh không. Hiện có 5 phương án được nghiên cứu, gồm: tĩnh không cố định 10m, 15m, 45m; xây hầm chui; hoặc nhịp chính nâng hạ linh hoạt từ 15m-45m để cho phép tàu lớn qua lại.
Sở GTVT TPHCM đề xuất tĩnh không cầu 15m và có thể nâng lên 45m khi cần, vốn đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng. Nhưng tháng 8.2024, UBND TPHCM đã tham vấn Bộ GTVT và dự kiến chọn phương án tĩnh không cố định 15m, không còn giải pháp nâng hạ.
Một thiết kế cầu Thủ Thiêm 4 có thể nâng tĩnh không khi tàu lớn đi qua
Tuy nhiên, sau khi Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi làm việc với các bên liên quan, thành phố đã thống nhất phát triển cảng Nhà Rồng - Khánh Hội thành cảng tàu khách quốc tế, đòi hỏi phải xem xét lại phương án tĩnh không.
Sở GTVT đã yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc cập nhật quy hoạch cảng này vào hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM để xác định tĩnh không phù hợp cho cầu Thủ Thiêm 4.
Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
Dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, nối liền Quận 1 và Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) vừa được UBND TPHCM chấp thuận chủ trương đầu tư.
Phía Quận 1, cầu bắt đầu tại cầu bến số 2 của Công viên Bến Bạch Đằng, còn phía TP Thủ Đức sẽ nằm tại công viên bờ sông thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Vị trí xây cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn.
Cầu đi bộ có tổng chiều dài khoảng 261m, với nhịp chính vòm treo dây văng dài 187m, dầm thép và mặt cắt ngang thay đổi từ 7 đến 11m. Tĩnh không thông thuyền (khoảng cách từ mực nước cao nhất tới gầm cầu) là 10m.
Phía Quận 1, cầu dẫn và ram dốc dài khoảng 285m, rộng 6m. Phía TP Thủ Đức sẽ có hai nhánh dẫn dài 290m và 165m.
Cầu đi bộ có thiết kế kiến trúc theo hình tượng lá dừa nước
Cầu sẽ có một làn dành riêng cho xe đạp, đồng thời có thể sử dụng cho xe cứu thương tải trọng tối đa 3 tấn và một làn dành cho người đi bộ. Hai dải đường tiếp giáp lan can sẽ dành cho khách ngắm cảnh và các hoạt động chụp ảnh, nghỉ ngơi.
Giữa làn dành cho xe đạp và làn đi bộ là dải phân cách mềm có thể dễ dàng tháo lắp, nhằm chuyển đổi công năng phục vụ cho các sự kiện cộng đồng.
Cầu đi bộ sẽ có làn cho xe đạp, đi bộ.
Cầu được trang bị hệ thống chiếu sáng hiện đại, mái che, hệ thống thoát nước và các kết cấu tiện ích khác, giúp đảm bảo an toàn và tiện nghi cho người sử dụng.
Dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng, toàn bộ chi phí sẽ do một doanh nghiệp tài trợ. Theo kế hoạch, cầu sẽ được khởi công vào năm 2025 và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2027.
Cầu Thủ Thiêm 4 và cầu đi bộ xây dựng sẽ giúp cư dân Tp Thủ Đức, trong đó có cư dân khhu đô thị mới Đông Tăng Long có thêm sự lựa chọn giao thông vào trung tâm cũng như Quận 7, Nhà Bè,..
Đoạn Liên Phường vừa khởi công có chiều dài khoảng 660m, rộng 60m nối ra đại lộ Mai Chí Thọ, Võ Nguyên Giáp giúp mở ra hướng kết nối giao thông liền mạch cho khu Đông TPHCM.
Đoạn đường Liên Phường được khởi công sáng ngày 10/10/2024
Ngày 10/10, tại TP Thủ Đức (TPHCM) diễn ra lễ khởi công dự án đường Liên Phường, đoạn đường dẫn và cầu bắc qua Rạch Mương Kinh kết nối giao thông với trục chính vào Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc.
Đoạn dự án này do Tập đoàn Masterise làm chủ đầu tư. Quy mô điểm đầu giao với dự án The Global City và điểm cuối kết nối vào đoạn đường Liên Phường nối liền ra Mai Chí Thọ và đại lộ Võ Nguyên Giáp.
Tổng chiều dài đoạn xây dựng khoảng 660m, tải trọng thiết kế trục đơn 10 tấn, vận tốc thiết kế 60km/h, nền đường rộng 60m. Công trình dự kiến sẽ hoàn thiện và thông xe kỹ thuật vào đầu năm 2025.
Hạ tầng đoạn đường Liên Phường qua khu đô thị Global City đã được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh với 6 làn xe
Công trình dự kiến sẽ hoàn thiện và thông xe kỹ thuật vào đầu năm 2025. Đường Liên Phường là một trong những tuyến giao thông huyết mạch ở TP Thủ Đức, giúp người dân có thể lưu thông theo trục thẳng từ khu vực phường An Phú đến các phường Phước Long B, Phú Hữu, Long Trường, Trường Thạnh và ngược lại. Trong đó, đoạn đường Liên Phường xuyên tâm dự án The Global City hiện đã hoàn thiện với 6 làn xe theo quy chuẩn.
Còn đoạn 2,5km từ điểm đường Đỗ Xuân Hợp về đường Bưng Ông Thoàn đang được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) triển khai mở rộng mặt đường từ 7-8m lên 30m, 6 làn xe lưu thông.
Khi hoàn thành đồng bộ, đường Liên Phường sẽ là một trong những tuyến giao thông huyết mạch ở TP Thủ Đức. Giúp người dân có thể lưu thông theo trục thẳng từ khu vực phường An Phú đến các phường: Phước Long B, Phú Hữu, Long Trường, Trường Thạnh và ngược lại.
.
Đường Liên Phường đi qua khu đô thị mới Đông Tăng Long ở P. Trường Thạnh
Tuyến đường này còn phục vụ nhu cầu di chuyển nội thành tại khu vực TP Thủ Đức thay vì người dân phải đi theo đường dẫn cao tốc và hòa cùng các tuyến đường nhánh có xe tải, container dày đặc như Đỗ Xuân Hợp ra đại lộ Võ Nguyên Giáp.
Sau 8 năm triển khai, cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP Thủ Đức (TP.HCM) sẽ thông xe vào ngày 2/10/2024
Dự án cầu Nam Lý thay thế đập Rạch Chiếc ở Thủ Đức
Cầu Nam Lý và quá trình triển khai
Công trình xây dựng cầu Nam Lý dài 450m, chia làm 2 nhánh rộng 20m và đường dẫn dài 300m, rộng 30-37m. Dự án được khởi công năm 2016, với tổng vốn đầu tư hơn 731 tỷ đồng, giảm hơn 188 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu. Tháng 3/2019, công trình phải tạm dừng thi công vì vướng mặt bằng, đến tháng 3/2023 tái khởi động.
Dự án xây dựng cầu Nam Lý, nằm trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP. Thủ Đức, TP.HCM, đang sẵn sàng hoàn tất và dự kiến thông xe vào ngày 2/10. Đây là một trong những dự án quan trọng tại khu vực Đông Sài Gòn. Cầu được kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông và giải tỏa “nút thắt cổ chai” trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp.
Vị trí cầu Nam Lý trên tuyến Đỗ Xuân Hợp
Dự án cầu Nam Lý khởi công vào năm 2016, với mục tiêu giải quyết nhu cầu giao thông ngày càng tăng ở khu vực phía Đông TP.HCM.
Tuy nhiên, đến tháng 3/2019, dự án phải tạm dừng khi mới đạt 40% khối lượng do vướng mắc về mặt bằng. Mãi đến tháng 3/2023, chính quyền TP. Thủ Đức mới tiếp tục bàn giao mặt bằng cho nhà thầu, tạo điều kiện để dự án tái khởi động.
Mặc dù dự kiến thông xe vào giữa tháng 9/2024, nhưng thời tiết mưa bão kéo dài đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, khiến ngày thông xe phải dời lại đến ngày 2/10/2024.
Cầu Nam Lý trước ngày thông xe
Sáng 30/9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đã có buổi kiểm tra công trường cầu Nam Lý và chỉ đạo Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) phối hợp Sở Giao thông vận tải TP.HCM sớm hoàn tất khâu chuẩn bị để thông xe vào 7h sáng ngày 2/10.
Sau khi thông xe trên cầu, đơn vị thi công hoàn thiện các đường gom dân sinh bên trái và bên phải tuyến, để hoàn thành toàn bộ công trình trong tháng 12-2024 phục vụ bà con đi lại.
Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đã trình UBND TP.HCM xem xét, trình HĐND TP.HCM về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp, TP Thủ Đức.
Hình ảnh Cầu Nam Lý từ trên cao
Theo đó, dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp được đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 360 tỉ đồng thành 868 tỉ đồng.
Đồng thời dự án cũng điều chỉnh thời gian thực hiện từ 2017-2021 thành 2017-2025. Sở dĩ thời gian thực hiện dự án kéo dài do công tác giải phóng mặt bằng chậm.
Trước đó từ tháng 4-2016, dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp (đoạn từ cầu Nam Lý đến đườngNguyễn Duy Trinh) dài 1,8km được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư. Theo đó, đường Đỗ Xuân Hợp sẽ được mở rộng lên 30m cho sáu làn xe lưu thông, tổng vốn đầu tư 360 tỉ đồng.
Đến tháng 9-2018, dự án này đã khởi công các gói thầu nhưng đến nay mới chỉ cơ bản hoàn thành mở rộng 1,4km đoạn từ nút giao cao tốc Long Thành - Dầu Giây đến cầu Nam Lý.
Cầu Nam Lý
Hiện Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã đưa dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp vào danh sách trình HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp giữa năm 2024. Nếu được HĐND TP.HCM thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án sẽ thi công phần còn lại để hoàn thành vào năm 2025.
Toàn bộ dự án nâng cấp, mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp sau khi được hoàn thành sẽ góp phần giải quyết ùn ứ giao thông tại khu vực này, hoàn thiện dần hạ tầng giao thông TP Thủ Đức… Đặc biệt kết nối với tuyến đường Nguyễn Duy Trinh, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM dự kiến ngày 15/10 sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư cho 16 dự án tại Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, với tổng mức đầu tư khoảng 20.960 tỷ đồng.
Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc vẫn bất động sau 3 thập kỷ quy hoạch.
Chiều 26/9, tại cuộc họp kinh tế - xã hội TP.HCM, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết theo Nghị quyết số 98 về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM, khoản 5 Điều 4 quy định TP được thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa.
Theo đó, dự kiến ngày 15/10, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ phối hợp với ITPC tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các dự án trong lĩnh vực văn hóa và thể thao. Trong đó, có mời gọi đầu tư 16 dự án tại Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc với tổng mức đầu tư dự kiến 20.960 tỷ đồng.
Được biết, dự án Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc (TP Thủ Đức) có chủ trương đầu tư từ năm 1994 với tổng diện tích 466 ha. Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, tổng diện tích dự án hiện còn khoảng 212 ha.
Đại diện Sở VHTT cho biết ngày 23/7/2021, UBND TP đã ban hành quyết định duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc.
Trong đó, có 187 ha dự kiến quy hoạch thành Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc và phần diện tích 26 ha (Khu 1) thuộc phạm vi quy hoạch Khu Saigon Sports City. Nhằm đảm bảo sự kết nối đồng bộ, tránh trùng lắp các hạng mục công trình thể dục thể thao.
Lãnh đạo Sở VHTT cho biết đã trình UBND TP Thủ Đức xem xét thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc.
"Sau khi Đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040 được phê duyệt, UBND TP Thủ Đức sẽ hướng dẫn Sở nộp hồ sơ để UBND TP Thủ Đức thẩm định, phê duyệt Đồ án theo quy định", đại diện Sở thông tin.
Quy hoạch khu đô thị thể thao phức hợp Saigon Sport City
Trên thực tế, dù được kỳ vọng trở thành dự án tầm cỡ quốc tế với các công trình chuẩn Olympic, Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch hiện vẫn chỉ là đầm lầy với những lô đất trống xen lẫn nhà dân.
Một trong những dự án tiêu biểu nhất của Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc là khu đô thị thể thao phức hợp Saigon Sport City của Keppel Land với diện tích 64 ha cũng trong tình trạng ngưng thi công. Được khởi công từ cuối năm 2019 và dự kiến hoàn thiện năm 2027, nhưng đến nay dự án mới chỉ có khu nhà mẫu được hoàn thành.
Kế hoạch ban đầu của Saigon Sports City là cung cấp 4.300 căn hộ cao cấp, bên cạnh tổ hợp thể thao, trung tâm giải trí... với tổng vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD.
Cầu Nam Lý, cầu Giồng Ông Tố 2, một đơn nguyên cầu Ông Bồn (TP Thủ Đức) là ba cây cầu ở cửa ngõ phía Đông đang trên đường về đích.
Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông) thông tin: Cầu Nam Lý sẽ thông xe ngày 15-9; gói thầu cầu Giồng Ông Tố 2 (thuộc dự án xây dựng nút giao An Phú) sẽ hoàn thành vào ngày 30-9; dự án xây mới cầu Ông Bồn sẽ chính thức thông xe một đơn nguyên vào ngày 30-9.
Theo ghi nhận, những ngày trước thềm lễ Quốc khánh 2-9, công trường xây dựng các dự án cửa ngõ phía Đông luôn sôi động, quyết tâm đưa dự án về đích sớm nhất phục vụ người dân.
Chính vì vậy, các đơn vị thi công, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, sẵn sàng thi công ngày đêm, sớm đưa các dự án về đích đúng hẹn, góp phần mở rộng ngõ giao thông phía Đông TP.HCM.
Dự án cầu Nam Lý - một trong những dự án giao thông trọng điểm cửa ngõ phía Đông đang chạy nước rút với các hạng mục cuối cùng của dự án.
Theo ghi nhận công nhân tất bật thi công, chạy đua với thời gian để kịp đưa dự án về đích phục vụ người dân.
Dù đã 17 giờ chiều, công trường dự án vẫn tấp nập máy móc, công nhân đồng loạt thi công các hạng mục như đường dẫn cầu, đường dân sinh, lan can cầu, vỉa hè,...
Công nhân tại công trường chia sẻ, chỉ còn 15 ngày nữa là thông xe, chính vì vậy, đơn vị thi công đang tập trung cao độ, tận dụng mọi nguồn lực để hoàn thành dự án với chất lượng cao nhất.
Dự án cầu Nam Lý - dự án trọng điểm của TP Thủ Đức nhằm tăng cường khả năng kết nối Xa lộ Hà Nội với cao tốc TP.HCM - Dầu Giây, góp phần giảm áp lực giao thông cho tuyến đường Đỗ Xuân Hợp.
Dự án có tổng mức đầu tư 919 tỉ đồng, khởi công vào tháng 10-2016, đến tháng 3-2019 phải tạm dừng vì vướng có mặt bằng, đến tháng 3-2023, dự án thi công trở lại. Dự án dự kiến về đích ngày 15-9, sau tám năm triển khai.
Cùng ở cửa ngõ phía Đông, gói thầu xây dựng cầu Giồng Ông Tố 2 (thuộc dự án xây dựng nút giao An Phú) dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30-9.
Cầu Giồng Ông Tố 2 nằm giữa hai cây cầu Giồng Ông Tố hiện hữu, trên đường Đồng Văn Cống.
Trên công trường dự án cầu Giồng Ông Tố 2 có hàng chục công nhân, máy móc thi công tích cực các hạng mục nền đường, đường dẫn cầu, vỉa hè, lan can,...Cầu Giồng Ông Tố 2 là 1 trong 8 hạng mục thuộc dự án nút giao An Phú, dự kiến cầu có sáu làn xe lưu thông hai chiều. Đây cũng là một trong hai công trình thuộc dự án nút giao An Phú vượt tiến độ.
Cùng đó, nút giao An Phú là một trong các dự án giao thông điểm của TP.HCM. Dự án dự kiến hoàn thành toàn bộ vào cuối năm 2025. Khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ giải quyết bài toán quá tải tại cửa ngõ phía Đông TP, kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành Dầu Giây và các trục đường chính.
Ngoài ra, dự án xây mới cầu Ông Bồn (TP Thủ Đức) đã thông xe đơn nguyên 1 (vượt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra), hiện đơn vị thi công đã bắt tay vào xây dựng đơn nguyên hai, sớm đưa dự án hoàn thành toàn bộ. Cầu Ông Bồn tọa lạc trên đường Bưng Ông Thoàn, kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch như Nguyễn Duy Trinh qua đường Liên Phường, Võ Chí Công, khu công nghệ cao vào đường Dương Đình Hội.
TP.HCM sẽ có 61 công trình thuộc 6 nhóm lĩnh vực hoàn thành hoặc khởi công dịp 30.4.2025. UBND TP.HCM vừa thống nhất điều chỉnh, bổ sung danh mục các chương trình, công trình, dự án (gọi tắt là công trình) thi đua tiêu biểu cấp thành phố. Nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).
Ở lĩnh vực văn hóa - xã hội có 21 công trình. Điển hình như xây dựng các thiết chế văn hóa: cung văn hóa thiếu nhi, nhà hát giao hưởng - nhạc - vũ kịch, trung tâm biểu diễn nghệ thuật đa năng, rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ. Các công trình xây dựng thiết chế thể thao đáng chú ý như xây dựng mới trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng, nâng cấp sân vận động Thống Nhất, sửa chữa nhà thi đấu Phú Thọ, sân vận động Hoa Lư.
Ở lĩnh vực đô thị, nút giao An Phú và các dự án giảm kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất sẽ hoàn thành dịp 30.4.2025. Cùng thời gian trên, một số dự án trọng điểm khác sẽ khởi công như cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, mở rộng QL 13, các dự án khép kín Vành đai 2, Vành đai 4, cầu Thủ Thiêm 4, cầu đi bộ Thủ Thiêm, cầu Cần Giờ, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Nút giao An Phú, Tp Thủ Đức
Đối với chương trình phát triển nhà ở, TP.HCM dự kiến hoàn thành di dời, tháo dỡ 14 chung cư hư hỏng nặng, sửa chữa 246 chung cư xuống cấp. Và hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng 35.000 nhà ở xã hội; hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng 2.780 căn nhà trên và ven kênh rạch. Hàng loạt công viên ở Q.12, H.Củ Chi, TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân cũng sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại với diện tích tăng thêm hơn 108 ha vào cuối năm 2025.
Vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, TP.HCM đặt mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025, sửa chữa, xây dựng 500 căn nhà tình thương cho hộ khó khăn. Địa phương cũng tập trung mọi nguồn lực sửa chữa, xây dựng mới nhà tình nghĩa cho người có công và thân nhân. Phấn đấu hoàn thành và không để người có công và thân nhân người có công khó khăn về nhà ở. Đến năm 2025, hỗ trợ xây mới, sửa chữa 140 căn nhà cho người có công và thân nhân liệt sĩ.
Ngày 17/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch chung (QHC) Tp Thủ Đức thuộc Tp Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040.
Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường, đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM và đơn vị tư vấn cùng đại diện các chuyên gia phản biện, thành viên Hội đồng thẩm định.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Chủ tịch Hội đồng thẩm định phát biểu tại Hội nghị.
Theo Báo cáo thuyết minh Đồ án, QHC TP Thủ Đức đến năm 2040 gồm toàn bộ địa giới hành chính TP Thủ Đức, tổng diện tích đất tự nhiên là 21.156,9ha. Dự báo quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 2.200.000 người.
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm đề xuất định hướng phát triển phù hợp với cấu trúc, định hướng phát triển không gian của TP.HCM, vùng TP.HCM và vùng Đông Nam bộ. Đáp ứng mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính quan trọng của TP.HCM và quốc gia.
Đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP Thủ Đức. Hướng tới phát triển đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn. Có văn hóa đặc trưng trên cơ sở bảo tồn di sản và cảnh quan sông nước. Phát triển hạ tầng đô thị thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu…
Bên cạnh đó, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, phát triển đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các khu vực trong TP Thủ Đức, đảm bảo chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc TP.HCM.
Theo QHC, TP Thủ Đức được quy hoạch với tính chất, chức năng là đô thị loại I trực thuộc TP.HCM, phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao. Là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển. đầu mối kết nối khu trung tâm hiện hữu với các chức năng trọng điểm phía Đông.
TP Thủ Đức được quy hoạch với tính chất, chức năng là đô thị loại I trực thuộc TP.HCM, phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông của TP.HCM. Và là trung tâm phía Đông của TP.HCM về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo.
TP Thủ Đức có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng số của thành phố và vùng TP.HCM. Đồng thời là đầu mối kết nối khu trung tâm hiện hữu TP.HCM với Cảng hàng không quốc tế Long Thành; các đô thị, khu chức năng trọng điểm phía Đông của vùng TP.HCM như Biên Hòa,Nhơn Trạch, Thuận An, Dĩ An, Phú Mỹ, Vũng Tàu…
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định phát biểu tại Hội nghị.
Về cấu trúc đô thị, TP Thủ Đức là một đô thị đa trung tâm, với các trung tâm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu vực Trường Thọ, khu vực Long Phước.
Định hướng phát triển TP Thủ Đức theo 11 phân vùng đô thị; kết nối mạng lưới sông, kênh rạch, tổ chức các dải công viên công cộng dọc theo hệ thống mặt nước, các công viên trong các khu đô thị, tạo thành mạng lưới lồng ghép, kết nối các khu đô thị với các điểm nhấn cảnh quan và không gian hội tụ giao lưu công cộng…
Về phát triển không gian, tập trung phát triển 11 khu vực trọng điểm nhằm kích thích kinh tế, sáng tạo, đổi mới. Lồng ghép các không gian nghiên cứu, đào tạo, văn phòng và nghiên cứu - sản xuất công nghệ cao, trung tâm y tế vào các khu đô thị hỗn hợp. Phát triển du lịch đô thị gắn với các giá trị sáng tạo, nghệ thuật, văn hóa, sinh thái, đặc biệt là sinh thái sông nước, dịch vụ y tế, đào tạo, sự kiện…
Cùng với định hướng phát triển không gian đô thị, Đồ án cũng đưa ra định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội; định hướng quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng ngầm; thiết kế đô thị; định hướng hạ tầng kỹ thuật đô thị về cấp điện và năng lượng, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang; đánh giá môi trường chiến lược; phân kỳ thực hiện quy hoạch; các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư…
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị.
Để nâng cao chất lượng Báo cáo thuyết minh Đồ án, các chuyên gia phản biện và thành viên Hội đồng thẩm định gồm: đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, Hiệp hội chuyên ngành Trung ương đã có những nhận xét, đánh giá. Và góp ý giúp đơn vị lập quy hoạch và đơn vị tư vấn tiếp thu, chỉnh sửa Đồ án liên quan đến hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn, phân khu chức năng…
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh, việc rà soát quy hoạch TP Thủ Đức rất quan trọng, do đó, nên có đánh giá, rà soát lại số quỹ đất còn lại trong quá trình triển khai quy hoạch 14 năm qua. Trong 11 phân khu chức năng phần lớn là khu đô thị, tính chất đô thị ghi chung chung, cần cụ thể hơn, logic hơn. Rà soát, xác định lại các chuỗi đô thị, định hướng chức năng đô thị rõ ràng. Giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong triển khai lập quy hoạch thành phố từ năm 2010 đến nay…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, việc lập Đồ án QHC TP Thủ Đức đảm bảo đúng trình tự, quy định của pháp luật hiện hành và các pháp luật khác liên quan; phương pháp tiếp cận, thể hiện nghiên cứu của tư vấn cũng như Đồ án đảm bảo tính khoa học; chất lượng như yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Bộ Xây dựng cũng đánh giá cao sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND TP.HCM đối với QHC TP Thủ Đức.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: TP Thủ Đức là mô hình mới, đầu tiên, là thành phố trực thuộc thành phố Trung ương, có vai trò, tính chất đặt trong bối cảnh TP.HCM và địa phương lân cận; đặt trong định hướng của Bộ Chính trị là đô thị sáng tạo. Do đó, cần quy hoạch rà soát, đánh giá lại nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế, cần thiết phát triển đặc trưng riêng có của thành phố…
Bộ trưởng lưu ý, đơn vị tư vấn, TP Thủ Đức tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nội dung căn cứ lập Đồ án QHC, đảm bảo phù hợp, thống nhất với QHC quốc gia, quy hoạch vùng, QHC TP.HCM. Tập trung rà soát cấu trúc thuyết minh để phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch, thống nhất từ bản vẽ, thuyết minh, bản đồ, đảm bảo đồng bộ, chính xác…
Bên cạnh đó, cần đánh giá triển khai quy hoạch; đánh giá kỹ, cập nhật số liệu theo quy định về hiện trạng như:
- Điều kiện tự nhiên, tổ chức phân bố dân cư, hiện trạng chất lượng đô thị;
- Xác định cấu trúc không gian đô thị, vai trò kết nối trong thành phố, trung tâm TP.HCM, địa bàn lân cận trong vùng Đông Nam bộ…, thể hiện vai trò là đô thị sáng tạo, tương tác cao.
Quang cảnh Hội nghị.
Đối với 11 phân vùng, Bộ trưởng đề nghị làm rõ nguyên tắc để quản lý phát triển; tính khả thi trong tổ chức quản lý; quy hoạch sử dụng đất đảm bảo quy chuẩn quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng liên quan.
Ngoài ra, cần làm rõ hơn hành lang bảo vệ vùng nước, các tuyến sông, giữ gìn cảnh quan đặc trưng sông nước của thành phố; chỉ tiêu đất giao thông đô thị. Định hình rõ trung tâm hành chính, thương mại, công cộng. Chú trọng tổ chức không gian cho các khu vực cửa ngõ…
Ngoài văn bản góp ý, Bộ trưởng đề nghị đơn vị tư vấn, TP Thủ Đức rà soát, nghiên cứu, tiếp thu tối đa, có giải trình cụ thể. Hoàn thiện dự thảo Quyết định để báo cáo lại cơ quan chuyên môn Bộ Xây dựng xem xét, rà soát trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…
Cảm ơn Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị và đại diện các Bộ, ngành, Hiệp hội chuyên ngành Trung ương có những nhận xét, góp ý quan trọng cho Đồ án, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết: Đây là quy hoạch quan trọng đối với TP Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung. TP Thủ Đức và đơn vị tư vấn sẽ nghiêm túc tiếp thu, rà soát, cập nhật, bổ sung số liệu nhằm sớm hoàn thiện Đồ án…
Nằm trong khu vực được định hướng phát triển như vậy nên Đông Tăng Long sẽ có triển vọng và tiềm năng phát triển sẽ cực kỳ lớn.
Khu đô thị mới Đông Tăng Long, toạ lạc tại trung tâm Tp Thủ Đức được quy hoạch hiện đại, chỉnh chu
Chần chừ mua nhà vì nghĩ giá sẽ còn xuống tiếp, tôi hốt hoảng khi thị trường bỗng nhiên quay đầu rồi tăng chóng mặt từng ngày.
"Để thực hiện kế hoạch mua nhà, tôi đã tham khảo giá nhà Đông Tăng Long trong khoảng thời gian từ trước tết đến tháng 8/2024. Thực tế, giá trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm ngoái là thấp nhất. Thế nhưng, giai đoạn này tôi lại chưa tìm được căn nào ưng ý.
Nhà phố Đông Tăng Long giá tốt nhất thị trường.
Cộng với đó, tôi cũng có suy nghĩ 'cuối năm 2023, đầu năm 2024 chắc giá nhà sẽ còn hạ nhiệt hơn nữa, nên tôi cố chờ thêm thời gian nữa để xem thực tế thế nào rồi tính tiếp. Thời gian này, tôi thấy giá nhà có biến động nhưng không đáng kể.
Tuy nhiên, mọi thứ đều thay đổi khi chỉ vài ngày cuối năm 2023 (âm lịch), tôi giật mình khi thấy giá nhà bắt đầu tăng nhanh theo từng ngày. Đến những ngày đầu năm mới, thị trường bất động sản cực kỳ sôi động, giá tăng chóng mặt. Sợ lỡ mất cơ hội, hai vợ chồng tôi vội vàng lao đi tìm nhà khắp nơi, mong sớm tìm được một nơi để an cư lập nghiệp trước khi giá nhà tăng quá tầm với (vì năm nay nhà tôi cũng dự tính sẽ chào đón thêm một thành viên mới).
Sau nhiều ngày lăn lộn, lùng sục, cuối cùng, vợ chồng tôi rất may tìm được một căn ưng ý. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì dù đã lỡ mất thời điểm vàng để mua nhà nhưng chưa phải trả giá quá đắt.
Từ sau lần ấy, tôi có rút ra một kinh nghiệm xương máu, đó là một khi đã xác định tìm mua nhà thì phải mua liền tay, tìm được căn ưng ý thì phải chốt luôn, chứ càng chờ đợi thì giá nhà càng tăng. Có khi số tiền tăng trong một tháng còn hơn mình làm cả năm".
Đó là chia sẻ của 1 khách hàng Đông Tăng Long, anh Lê Xuân Quyền, đang sống ở Tp Thủ Đức. Nguyên nhân được cho là do nền giá cao và người mua giữ tâm lý chờ đợi, theo Bộ Xây dựng.
Dự án cầu Nhơn Trạch nối tỉnh Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh trên tuyến Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh đã đạt 80% khối lượng, sẽ hợp long nhịp đầu tiên vào tháng 9 tới.
Các đơn vị triển khai thi công cầu Nhơn Trạch.
Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, công trình cầu Nhơn Trạch nối tỉnh Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh trên tuyến Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh đã đạt 80% khối lượng. Và sẽ hợp long nhịp đầu tiên vào tháng 9 tới và dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2025, qua đó rút ngắn 4 tháng so với tiến độ ban đầu.
Gói thầu xây dựng cầu Nhơn Trạch (gói thầu CW1) thuộc dự án thành phần 1A dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh. Công trình cầu nối tỉnh Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh này có giá trị 1.618 tỷ đồng, do Công ty Kumho E&C (Hàn Quốc) thi công.
Được khởi công tháng 9/2022, hiện tiến độ lũy kế của gói thầu CW1 đã đạt 80%. Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận Trần Văn Thi, kế hoạch trước đây, gói thầu này sẽ hoàn thành tháng 9/2025. Tuy nhiên, công trình đang được đẩy nhanh tiến độ và dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2025, sớm hơn 4 tháng so với hợp đồng đã ký kết.
Ngoài gói thầu CW1, dự án thành phần 1A còn gói thầu xây dựng đường dẫn 2 đầu cầu dài 5,6 km (gói thầu CW2) có giá trị 1.071 tỷ đồng, thời gian hoàn thành theo hợp đồng giữa tháng 9/2025. Đến nay, gói thầu đã đạt khoảng 37% và đang bám sát tiến độ yêu cầu để rút ngắn tiến độ, cơ bản hoàn thành dịp 30/4/2025.
Thời gian qua, dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch gặp một số khó khăn do tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, mặt bằng còn vướng mắc cục bộ tại một số vị trí. Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành đạt và vượt tiến độ yêu cầu, các nhà thầu đang tập trung mọi nguồn lực khắc phục khó khăn để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án.
Ngày 3/8 vừa qua, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã trực tiếp kiểm tra hiện trường thi công các gói xây lắp và làm việc với đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công dự án. Đến nay, các đơn vị triển khai thi công, đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt gói thầu CW1 đã cơ bản hoàn các hạng mục quan trọng.
Tại buổi kiểm tra công trường vừa qua, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận Trần Văn Thi đã yêu cầu các nhà thầu tập trung nguồn lực. Và tăng mũi thi công, tăng ca, tăng kíp đảm bảo mục tiêu thông tuyến trước ngày 31/12 năm nay và hoàn thành cầu Nhơn Trạch trước ngày 30/4/2025.
Đơn vị tư vấn giám sát cũng được yêu cầu thường xuyên có mặt 24/24 giờ trên công trường, thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục, kịp thời nắm bắt, hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh, đề xuất với chủ đầu tư phương án xử lý phù hợp.
Dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch có tổng chiều dài 8,22 km (qua Đồng Nai 6,3 km và qua Tp. Hồ Chí Minh dài 1,92 km), tổng mức đầu tư khoảng 6.955 tỷ đồng. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Dù thuộc tuyến Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh, nhưng dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch này không thuộc các dự án thành phần Vành đai 3 mà các địa phương Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang triển khai.
Bộ Tài chính vừa có công văn số 8288 gửi các bộ ngành, các địa phương hướng dẫn triển khai các quy định tại luật Đất đai 2024 liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công.
Bộ Tài chính cho biết, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của luật Đất đai năm 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31.12.2025.
Từ ngày 1.8 đến nay, hồ sơ đất đai của người dân bị tắc do ngành thuế tạm dừng không tính thuế.
Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương. Trình tự điều chỉnh bảng giá đất đối với trường hợp này (nếu có) thực hiện theo quy định tại điều 17 Nghị định số 71/2024 của Chính phủ quy định về giá đất.
Bộ Tài chính cũng cho biết, thực hiện kế hoạch triển khai thi hành luật Đất đai 2024, ban hành kèm theo Quyết định số 222 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 103 quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, Nghị định số 104 quy định về Quỹ phát triển đất.
Trong đó có quy định về tính, thu, nộp, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Quy định về tổ chức, hoạt động và cơ chế tài chính của Quỹ phát triển đất. Xử lý chuyển tiếp về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất, về hoạt động của Quỹ phát triển đất trước ngày luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành.
Quy định về trách nhiệm của bộ, cơ quan Trung ương có liên quan, UBND cấp tỉnh sau khi các nghị định này có hiệu lực thi hành. Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai ngay các trách nhiệm được giao theo quy định của Chính phủ.
Khu đô thị mới Đông Tăng Long đặc biệt dự án Đông Đăng Long Hưng Gia có mức giá cực tốt, rất phù hợp để nhà đầu tư xuống tiền trong giai đoạn này.
Một góc khu đô thị mới Đông Tăng Long, toạ lạc tại góc giao 4 tuyến đường lớn ( Vành Đai 3, Liên Phường, Lã Xuân Oai, Nguyễn Duy Trinh) Tp Thủ Đức
Cầu Thủ Thiêm 4 vượt sông Sài Gòn, nối TP. Thủ Đức và Quận 7 – TP.HCM. Cầu có chiều dài khoảng 2,1 km, khi hoàn thành sẽ tạo thêm một trục giao thông mới theo hướng Bắc- Nam cho TP.HCM.
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 vượt sông Sài Gòn.
Theo đó, UBND TP.HCM đề nghị Bộ GTVT xem xét, có ý kiến về phương án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 với tĩnh không thông thuyền là 80mx15m và quy mô 6 làn xe (4 làn ô tô và 2 làn xe hỗn hợp). Nhằm để có cơ sở hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, sớm trình cấp thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định.
Sơ đồ vị trí cầu Thủ Thiêm 4.
Được biết, theo Quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được phê duyệt vào năm 2013, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ kết nối Quận 7 với Quận 2 (nay là TP. Thủ Đức) với quy mô 4 làn xe.
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, đánh giá của đơn vị tư vấn, cầu Thủ Thiêm 4 cần có quy mô mặt cắt ngang 6 làn xe (4 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp). Là phù hợp với dự báo lưu lượng trong tương lai (tới năm 2050), đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án.
Bên cạnh đó, dự thảo Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060 (đang hoàn chỉnh và trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt), cũng đã cập nhật quy mô cầu Thủ Thiêm 4 là 6 làn xe.
Trên cơ sở hiện trạng, định hướng quy hoạch như nêu trên và nhu cầu lưu lượng, cầu Thủ Thiêm 4 được tư vấn nghiên cứu đề xuất đầu tư có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2,16 km (phần cầu chính khoảng 1.635m). Và quy mô mặt cắt ngang 6 làn xe (4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp).
Phương án tĩnh không thông thuyền gồm 2 phương án, trong đó phương án 1 có tĩnh không thông thuyền cầu chính qua sông Sài Gòn là 80mx10m. Tổng mức đầu tư sơ bộ phương án khoảng 4.365 tỷ đồng.
Phương án 2 có tĩnh không thông thuyền cầu chính qua sông Sài Gòn là 80x15m. Tổng mức đầu tư sơ bộ phương án này khoảng 4.840 tỷ đồng.
Theo UBND TP.HCM, phương án 1 có nhược điểm là tĩnh không thông thuyền cầu thấp (10m) nên hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy, ảnh hưởng tới việc khai thác hiệu quả khu cảng Nhà Rồng, Khánh Hội.
Phương án 2 tuy có tổng mức đầu tư cao hơn phương án 1 khoảng 10% nhưng lại có tĩnh không thông thuyền cầu 15m. Điều này tạo điều kiện thuận lợi các phương tiện giao thông đường thủy hoạt động (có sức chở lớn, chiều cao lớn hơn 10m), đặc biệt là các tàu nhà hàng chở khách phục vụ du lịch, thưởng ngoạn cảnh sông Sài Gòn.
Hiện nay các phương tiện này đang hoạt động từ cầu Ba Son về phía hạ lưu sông Sài Sòn), khai thác hiệu quả khu cảng Nhà Rồng, Khánh Hội. Không gian sông Sài Gòn khu vực có công trình cầu thoáng hơn, phát huy hiệu quả kiến trúc, mỹ quan đô thị.
“Từ những nội dung phân tích nêu trên, UBND TP.HCM sẽ lựa chọn phương án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 với tĩnh không thông thuyền là 80mx15m, kết cấu nhịp cố định – không có giải pháp nâng, mở”, công văn của UBND TP.HCM cho biết.
Công trình còn tạo thêm một trục giao thông mới theo hướng Bắc- Nam thành phố, kết nối khu vực Nam thành phố với khu trung tâm và TP. Thủ Đức ở phía Đông. Qua đó sẽ giảm áp lực giao thông cho các trục đường Nguyễn Tất Thành - cầu Khánh Hội, cầu Kênh Tẻ, cầu Ông Lãnh, cầu Nguyễn Văn Cừ…, góp phần giải quyết ùn tắt giao thông khu vực
Cùng với các dự án đầu tư xây dựng nút An Phú, Quốc lộ 50, các dự án khép kín đường Vành đai 2, Vành đai 3, các tuyến đường trên cao, các trục cao tốc hướng tâm, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ tạo nên hệ thống giao thông liên vùng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông thành phố theo qui hoạch. Tăng diện tích giao thông, cây xanh, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị và giảm tai nạn giao thông.