Hiển thị các bài đăng có nhãn bất động sản thủ đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bất động sản thủ đức. Hiển thị tất cả bài đăng

The Metropole Thủ Thiêm tạo ‘cú hích’ cho thị trường bất động sản cuối năm

Chiều ngày 15/12, tại khách sạn Hilton Saigon, SonKim Land đã ra mắt phân khu cuối cùng của dự án The Metropole Thủ Thiêm - The OpusK, góp phần tăng thêm sức nóng cho thị trường bất động sản cao cấp.

Sự kiện Opusk

Sự kiện ra mắt The OpusK diễn ra tại Khách sạn Hilton Saigon ngày 15/12 vừa qua

Sức hút từ mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện The Metropole Thủ Thiêm

Tiếp nối thành công vang dội của các phân khu trước như The Galleria, The Crest và The Opera, từ khi được công bố, The OpusK nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ tọa lạc tại khu chức năng số 1 - “lõi trung tâm” của đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức.

Bên cạnh vị trí chiến lược, cam kết về chất lượng bàn giao vượt trội là yếu tố gia tăng niềm tin của thị trường. Đặc biệt, theo nhận định của nhiều nhà đầu tư, một trong những yếu tố nổi bật tạo nên sức hút mạnh mẽ của The OpusK chính là tiềm năng tăng trưởng vượt trội. Cụ thể, phân khu The Opera, được SonKim Land giới thiệu vào năm 2020, hiện đã ghi nhận mức tăng giá trị từ 30 - 40%, thậm chí có căn hộ có giá trị tăng gấp đôi kể từ thời điểm ra mắt.

Sự kiện Opusk

The OpusK là phân khu cuối cùng của The Metropole Thủ Thiêm

Một số nhà đầu tư khác cho biết, sức hút của The OpusK không chỉ là vị trí đắc địa mà còn là sự tinh tế trong thiết kế. Đặc biệt, chiều cao trần 3,2m của căn hộ thực sự là điều hiếm có, trong khi các căn hộ thông thường chỉ cao 2,5-2,7m, không gian bên trong của The OpusK sẽ mang lại cảm giác thoáng đãng, khác biệt.

Sản phẩm “độc bản” với giá trị đầu tư lâu dài

Ông Nguyễn Hoàng Việt - Giám đốc điều hành khối Kinh doanh, Tiếp thị và Chăm sóc khách hàng của SonKim Land, chia sẻ, với tầm nhìn của thành phố là đưa Thủ Thiêm trở thành trung tâm tài chính - kinh tế quốc tế hàng đầu khu vực Đông Nam Á, những căn hộ của The OpusK hứa hẹn góp phần định hình diện mạo hiện đại, đẳng cấp cho khu vực. 

“Chúng tôi không chỉ tạo nên những căn hộ, mà còn mang đến phong cách sống chuẩn đô thị quốc tế, một “cosmopolitan lifestyle” đúng nghĩa, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng thành đạt, luôn tìm kiếm sự hoàn hảo và khác biệt”, ông Việt nhấn mạnh.

Sự kiện Opusk

Đại diện SonKim Land chia sẻ tại sự kiện

Theo đó, The OpusK thiết lập một chuẩn mực sống khác biệt với hệ thống tiện ích đẳng cấp, dành riêng cho cư dân trong 150 căn hộ. Từ hồ bơi vô cực với quầy bar liền kề, phòng sauna ngoài trời, đến khu vực golf mô phỏng và thư viện riêng biệt… mọi chi tiết đều được chăm chút để mang lại trải nghiệm sống tinh tế và riêng tư. 

Bên cạnh hệ tiện ích nội khu đẳng cấp, trong tương lai, cư dân The OpusK còn hưởng lợi từ mạng lưới hạ tầng hoàn thiện kết nối toàn thành phố như cầu Thủ Thiêm, cầu Ba Son, hệ thống Metro. Dự án cũng nối liền với hệ tiện ích vùng đa dạng như công viên bờ sông Sài Gòn, các tòa nhà văn phòng hạng A, bệnh viện quốc tế, trường học, trung tâm thể thao... Các công trình văn hóa, nghệ thuật biểu tượng gần kề như Nhà hát Giao hưởng TP.HCM hay trung tâm triển lãm thành phố cũng tạo thêm giá trị cộng hưởng, biến nơi đây thành “vị trí vàng” không thể thay thế, góp phần nâng tầm phong cách sống quốc tế của cộng đồng cư dân tinh hoa, khi chốn an cư kết nối được mọi tiện ích của cuộc sống, từ công việc đến giải trí và sức khỏe.

Sự kiện Opusk

Khách mời có mặt từ rất sớm để tham dự lễ ra mắt The OpusK

Đánh giá về vị trí và chất lượng của The OpusK, anh Bảo Liêm - một nhà đầu tư có mặt tại buổi lễ ra mắt cho rằng, dự án này thực sự tạo được dấu ấn mạnh mẽ và hoàn toàn khác biệt so với các dự án khác hiện có trên thị trường. 

“Trong bối cảnh quỹ đất trung tâm ngày càng hạn chế, căn hộ tại đây không chỉ là sự lựa chọn an cư lý tưởng mà còn là cơ hội đầu tư bền vững trong tương lai”, anh Liêm chia sẻ.

Với sự đầu tư tâm huyết từ nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp SonKim Land, dự án hứa hẹn tiếp tục nâng tầm giá trị cho khu vực Thủ Thiêm và góp phần định hình chuẩn mực mới cho thị trường bất động sản cao cấp tại Việt Nam.

Người dân phấn khởi khi thấy băng rôn: Metro số 1 chính thức vận hành ngày 22-12

Theo kế hoạch, ngày 22-12 tuyến metro số 1 sẽ chính thức vận hành. Thông tin này đang được lan tỏa mạnh mẽ qua hàng loạt băng rôn treo dọc xa lộ Hà Nội, tạo không khí háo hức và phấn khởi.

Hàng trăm băng rôn ghi nội dung tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành ngày 22-12

Theo ghi nhận, chiều 14-12, quanh ga Khu công nghệ cao thuộc tuyến metro số 1 (bán kính khoảng 1-2km) có hàng trăm băng rôn có nội dung "Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành ngày 22-12". Người dân đi dọc xa lộ Hà Nội, đường song hành (cả hai hướng) có thể dễ dàng thấy các băng rôn này.

Trong khi đó, dưới các nhà ga dọc tuyến bị bít bùng do hàng rào sắt nhiều năm qua, đến nay đã được tháo dỡ dần. Các mảng xanh, hoa kiểng cũng được trồng thêm… giúp cho những khu vực này khoác lên mình "chiếc áo mới".

"Tôi kỳ vọng tuyến metro đi vào vận hành sẽ là giải pháp tốt để giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường. 

Đặc biệt hơn, trong 30 ngày đầu vận hành chính thức, người dân sẽ được miễn phí vé đi tàu và các tuyến xe buýt kết nối", anh Mạnh Huy (ngụ TP Thủ Đức) chia sẻ.

Đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết các băng rôn ghi nội dung metro số 1 chính thức vận hành ngày 22-12, được Ban An toàn giao thông TP.HCM treo để tuyên truyền đến người dân, dần nhận diện và chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.

Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cùng các đơn vị liên quan đang tập trung tối đa để hoàn thiện các thủ tục cuối cùng liên quan đến chứng nhận an toàn hệ thống, nghiệm thu đưa vào khai thác thương mại. Đến hiện tại vẫn "chốt" lịch chạy chính thức vào ngày 22-12-2024.

"Có thể nói rằng để đạt được mục tiêu này, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM phải nỗ lực hết sức. Đó cũng là một niềm vui của chúng tôi khi vạch đích đã đến cận kề", vị đại diện nói.

Các mảng xanh, cây kiểng dọc tuyến metro đang được cải tạo và trồng mới

Metro số 1 chạy thử đợt cuối cùng trước ngày chạy chính thức

Những ngày này, tuyến metro số 1 đang vận hành thử như thật đợt cuối với hàng trăm lượt tàu chạy mỗi ngày và liên tục trong hơn một tuần, để chuẩn bị khai thác chính thức từ ngày 22-12 (theo kế hoạch dự kiến).

Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1 - đơn vị vận hành) cho biết đợt vận hành thử này kéo dài từ ngày 13 đến 21-12 (ngày 14 dự kiến nghỉ để phục vụ nghiệm thu PCCC). Đây là lần thử nghiệm cuối cùng để kiểm tra toàn bộ hệ thống kỹ thuật, tàu máy, toa xe, cùng các bộ phận để vận hành metro trước khi "lăn bánh" chính thức.

Dự kiến mỗi ngày có khoảng 200 lượt tàu chạy trên suốt tuyến Bến Thành - Suối Tiên (19,7km) và ngược lại. Thời gian tàu chạy từ 5h đến 22h mỗi ngày, giãn cách mỗi chuyến 8-12 phút, thời gian mỗi chuyến khoảng 30 phút và tàu dừng ở mỗi ga khoảng 30 giây.

Trước đó, việc vận hành thử toàn tuyến metro số 1 bắt đầu từ đầu tháng 10. Có 47 kịch bản đã được đưa ra để đánh giá toàn hệ thống, cách vận hành của nhân sự trong điều kiện thông thường và cả tình huống khẩn cấp như: mất điện, ngập nước, cháy nổ…

Tham quan nhà phố Đông Tăng Long

Thi công trở lại Trung tâm triển lãm 800 tỷ đồng ở Thủ Thiêm

Sau thời gian dài đình trệ, gói thầu bao che bên ngoài tòa nhà trung tâm triển lãm TP HCM tổng vốn 836 tỷ đồng được thi công trở lại, dự kiến hoàn thành năm sau.

Công trình nằm trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, được nhà thầu huy động nhân lực, thiết bị, chia làm nhiều mũi thi công. Hoạt động đang triển khai đồng loạt, sau khi Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP HCM (chủ đầu tư) chọn được nhà thầu mới thay thế đơn vị thi công cũ.

Tòa Nhà triển lãm TP Thủ Đức

Toà nhà trung tâm triển lãm quy hoạch TP HCM được thi công trở lại sau nhiều năm ngưng trệ, ngày 10/12

Toà nhà quy mô 5 tầng đang được triển khai các công đoạn lắp dựng vách kính cường lực, ốp nhôm tĩnh điện, vách ngăn các loại... Đây là những hạng mục thuộc gói thầu số 6 (sản xuất và lắp dựng vách kính, mặt dựng, khung đỡ, vách ngăn, lan can, trần, tấm trang trí kim loại). Gói thầu này có trị giá hơn 110 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Tập đoàn 202 là đơn vị triển khai với thời gian thực hiện trong 175 ngày, bắt đầu từ hôm 19/8.

Theo chủ đầu tư, gói thầu này khi hoàn thành, đơn vị thi công sẽ tiếp tục hoàn thiện các hạng mục phía trong toà nhà và lắp đặt trang thiết bị, dự kiến đưa vào sử dụng vào tháng 9 năm sau. "Những hạng mục còn lại của dự án đều phụ thuộc vào gói thầu số 6 nên chúng tôi cùng nhà thầu đang phối hợp đẩy nhanh tiến độ", đại diện chủ đầu tư nói.

Khởi công năm 2013, dự án Trung tâm triển lãm quy hoạch TP HCM được xây dựng giữa tuyến đường ven sông Sài Gòn và đại lộ Vòng Cung, trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tòa nhà này có chức năng chính phục vụ trưng bày, triển lãm quy hoạch kiến trúc của thành phố và là điểm tổ chức sự kiện, nơi giao lưu của giới chuyên môn, người dân, du khách...

Tòa Nhà triển lãm TP Thủ Đức

Một bên toà nhà được rào lưới để đảm bảo an toàn khi thi công phía trong

Với kiến trúc hai khối đặt nghiêng, chụm vào nhau, khối thép tạo hình tam giác, tòa nhà được xem là công trình mang tính biểu tượng trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Dự án đã hoàn thành phần thô từ nhiều năm trước, sau đó ngưng trệ bởi gặp vướng mắc ở gói thầu số 6. Nguyên nhân chính là nhà thầu cũ trình mẫu vật liệu sử dụng cho công trình không đạt yêu cầu; chỉ tiêu kỹ thuật của nhà sản xuất vật liệu cũng chưa làm rõ sự phù hợp với thiết kế dự án.

Do đây là gói thầu thi công hạng mục bao che bên ngoài nên khi dừng, các hạng mục khác cũng không thể triển khai. Tháng 3 năm nay, chủ đầu tư đã dừng hợp đồng với nhà thầu cũ để chọn đơn vị mới giúp công trình được khởi động lại.

Tham quan nhà phố Đông Tăng Long

Tăng ca thi công cầu hơn 700 tỉ ở TP Thủ Đức, kịp thông xe 1 nhánh cuối năm

Những ngày đầu tháng 12, các công nhân tại công trường cầu Tăng Long (TP Thủ Đức) đang tất bật làm việc cả ngày lẫn đêm để đẩy nhanh tiến độ công trình, sớm đưa một nhánh cầu thông xe vào cuối năm 2024 như dự kiến.

Cầu Tăng Long

Dự án cầu Tăng Long nằm trên tuyến đường Lã Xuân Oai, bắc qua rạch Trau Trảu, TP Thủ Đức do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư.

Cầu Tăng Long

Dự án có tổng quy mô 2,62 ha với tổng mức đầu tư 741,1 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng 688 tỉ đồng, chi phí bồi thường GPMB là 53,1 tỉ đồng

Cầu Tăng Long

Công trình được khởi công từ cuối năm 2017, đến tháng 9-2019 tạm ngưng do vướng mặt bằng. Đến cuối tháng 10-2023, UBND TP Thủ Đức tổ chức lễ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, dự án xây dựng cầu Tăng Long tái khởi động.

Cầu Tăng Long

Dự án có tổng chiều dài khoảng 790m (kể cả phần cầu dài 231,3m) với điểm đầu giáp nút giao giữa đường D2 - đường Lã Xuân Oai, điểm cuối giáp nút giao giữa đường Lò Lu - đường Lã Xuân Oai

Cầu Tăng Long

Cầu Tăng Long sẽ xây dựng 2 nhánh, mỗi nhánh cầu rộng 11m với 2 làn xe ô tô, cách nhau 1m

Cầu Tăng Long

Dự án xây dựng khoảng 559m (kể cả 240m tường chắn) đường hai đầu cầu theo lộ giới quy hoạch và đường dân sinh hai bên cầu phía phường Trường Thạnh, phường Long Trường

Cầu Tăng Long

Anh Mai Như Hải, Tư vấn giám sát thi công dự án cầu Tăng Long, cho biết: “Hiện nay tất cả công nhân đang nỗ lực thi công, tăng ca ngày đêm, làm thêm giờ, đồng thời công trình cũng huy động vật tư để hoàn thành nhiệm vụ của chủ đầu tư giao theo tiến độ cam kết”.

Cầu Tăng Long

Dự kiến toàn bộ dự án cầu Tăng Long sẽ hoàn thành trong năm 2025

Cầu Tăng Long

Khu vực này có mật độ phương tiện lớn, vừa thi công vừa đảm bảo phân luồng, đi lại cho người dân. Vì vậy, Ban Giao thông nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa một đơn nguyên đi vào hoạt động, chia sẻ áp lực giao thông với cầu cũ hiện nay"- Đại diện Ban Giao thông thông tin.​

Đông Tăng Long

Giá biệt thự, nhà phố chạm mốc 700 tỉ đồng/căn, Tp.HCM đang lan tỏa cho khu đô thị vệ tinh

Cuối năm, tại khu đô thị lân cận Tp.HCM như Đồng Nai, Long An xuất hiện các sản phẩm nhà phố, dinh thự giá từ 10 đến gần 20 tỉ đồng/căn gây chú ý.

Chú ý là bởi các khu vực này phần lớn hiện diện phân khúc đất nền thì hiện nay dòng sản phẩm hạng sang giá hàng chục tỉ đồng lại trở thành điểm nhấn nguồn cung mới cuối năm. Tuy nhiên, so với giá sơ cấp nhà phố, biệt thự Tp.HCM thì mức giá này chỉ bằng khoảng 30-40%; dư địa được dự báo còn khá tốt.

Nhà Thủ Đức

Mới đây, tại Long An, Nam Long bung khoảng vài chục căn biệt thự ven kênh Park Village ra thị trường với mức giá từ 17,7 tỉ đồng/căn. Còn dòng sản phẩm The Aqua có giá từ 10 tỉ đồng/căn kèm chính sách thanh toán hấp dẫn. Các sản phẩm giới hạn này thuộc khu đô thị Waterpoint quy mô 355ha đã hiện hữu loạt tiện ích đáp ứng các nhu cầu sống, học tập, làm việc, mua sắm, giải trí... nên được người mua quan tâm. Ngày 1/12 tới đây, chủ đầu tư này sẽ giới thiệu bộ sưu tập dinh thự ven kênh, ven sông thuộc compound The Aqua và Park Village với chính sách bán hàng đột phá, giá trị quà tặng lên đến hàng chục tỉ đồng. 

Tại Đồng Nai, Cần Thơ hay Bà Rịa – Vũng Tàu gần đây một số sản phẩm nhà phố, biệt thự giá dao động trên dưới 10 tỉ đồng/căn bung thị trường cuối năm cũng gây chú ý. Đáng nói, mức độ quan tâm khá tốt trong bối cảnh nguồn cung loại hình này tại Tp.HCM đang rất ít ỏi và mức giá đã cao. Chẳng hạn, tại Biên Hòa, Đồng Nai dòng sản phẩm nhà phố hoàn thiện tại KĐT Izumi City 170ha của Nam Long và  Hankyu Hanshin Properties (Nhật Bản) hiện đang giao dịch từ 7 tỉ đồng/căn kèm chính sách ưu đãi tốt đã thu hút được nhu cầu mua ở thực lẫn đầu tư. Trong đó, lượng lớn người mua đến từ Tp.HCM.

So với giá sơ cấp nhà phố, biệt thự tại Tp.HCM thì mức giá loại hình này tại khu đô thị vệ tinh lân cận còn khá cạnh tranh. Cùng với đó, hạ tầng giao kết nối ngày càng thuận lợi đã kích thích nhu cầu tìm kiếm bất động sản ven Tp.HCM trở lại. Báo cáo tháng 10/2024 của DKRA Group chỉ ra, giá nhà phố, biệt thự Tp.HCM đạt mức cao nhất 700 tỉ đồng/căn; Đồng Nai là 228,5 tỉ đồng/căn. Trong khi Bình Dương là 45,5 tỉ đồng/căn, Long An gần 40 tỉ đồng/căn, Bà Rịa – Vũng Tàu là 12,5 tỉ đồng/căn…

Chính trong bối cảnh nguồn cung sơ cấp nhà phố, biệt thự Tp.HCM tiếp tục khan hiếm, mặt bằng giá lập đỉnh lên đến 700 tỉ/ căn, các dự án đến từ các chủ đầu tư uy tín tại khu đô thị vệ tinh, liền kề nội đô đang tạo lực hút mạnh mẽ.

Theo đơn vị này, do mặt bằng giá sơ cấp các khu vệ tinh còn thấp hơn Tp.HCM cùng với nguồn cung mới nhích hơn đã thúc đẩy nhu cầu trở lại ở vùng phụ cận, khiến thanh khoản nhà phố, biệt thự cải thiện đáng kể trong tháng. Cụ thể, lượng tiêu thụ sơ cấp và lượng tiêu thụ mới lần lượt gấp 6,3 lần và 4,4 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Nhà Thủ Đức

Giá cao, nguồn cung ít, cơ hội thị trường nhà phố, biệt thự bị "chia lửa" với các khu đô thị vệ tinh lân cận

So với các khu vực vệ tinh của Tp.HCM, Đồng Nai dẫn dắt nguồn cung thị trường. Lượng giao dịch phân bổ chủ yếu ở nhóm dự án an toàn pháp lý, đảm bảo tiến độ thi công, được triển khai bởi các chủ đầu tư có uy tín/thương hiệu trên thị trường. Theo DKRA Group, mặt bằng giá sơ cấp nhà phố, biệt thự Tp.HCM và vùng phụ cận không có nhiều biến động so với quý trước và vẫn neo ở mức cao do áp lực của các loại chi phí đầu vào. Cùng với đó, các chính sách chiết khấu cho khách hàng giữ chỗ trước ngày mở bán, cam kết thuê lại, kéo giãn tiến độ thanh toán,… được áp dụng rộng rãi nhằm tăng thanh khoản.

Chia sẻ mới đây, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho hay, nhu cầu về nhà ở tại các đô thị lớn như Tp.HCM và Hà Nội luôn rất cao, trong khi quỹ đất lại hạn chế. Điều này càng trở nên cấp bách khi lượng người nhập cư vào các đô thị lớn để sinh sống và làm việc ngày càng tăng.

Chính vì vậy, các tỉnh thành lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và người mua nhà. Việc di chuyển thuận tiện giữa các tỉnh thành đã giúp giải quyết phần nào nhu cầu nhà ở của người dân, đồng thời tạo ra động lực phát triển cho thị trường bất động sản khu vực.

Tuy nhiên, theo TS Khương, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như pháp lý, hạ tầng và tiềm năng phát triển của dự án trước khi đưa ra quyết định.

Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhận định, giai đoạn 2024-2030, thị trường bất động sản phía Nam đang đẩy nhanh tiến trình phục hồi với động lực từ nguồn cung mới. Trong ngắn hạn, nguồn cung dự kiến sẽ tăng trưởng từ quý 4/2024, với nhiều lựa chọn chủ yếu từ các các địa phương mới, nơi còn nhiều quỹ đất và dư địa tăng trưởng, chính sách phát triển hạ tầng hiện đại.

Đặc biệt, những nơi có sự xuất hiện của các dự án lớn đến từ những nhà phát triển bất động sản hàng đầu sẽ có lượng cư dân lớn và dòng khách ổn định, đều đặn. TS. Đính ước tính giá trị bất động sản tại các khu đô thị vệ tinh sẽ tăng trung bình khoảng 10%/năm.

Tham quan nhà phố Đông Tăng Long

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án Eaton Park hơn 1.900 tỷ đồng

 Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, mã Ck: HBC) vừa trúng thầu dự án Eaton Park trị giá gần 1.900 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Địa ốc Tâm Lực thuộc Tập đoàn Gamuda Land làm chủ đầu tư.

Eaton Park

hối cảnh dự án Eaton Park với tổng diện tích hơn 3,769ha

Eaton Park tọa lạc tại vị trí đắc địa trên đường Mai Chí Thọ, sát khu đô thị Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh với tổng diện tích hơn 3,769 ha. Dự án bao gồm 6 tòa tháp cao từ 29 - 41 tầng.

“Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã vượt qua rất nhiều đối thủ lớn để thắng gói thầu phần thân, hoàn thiện, cơ điện phase 1 của dự án Eaton Park với giá trị gói thầu gần 1.900 tỷ đồng” - đại diện Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chia sẻ.

Được biết, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và Gamuda Land đã có hành trình đồng hành cùng nhau hơn một thập kỷ. Cái bắt tay đầu tiên giữa hai đơn vị là dự án Ruby vào tháng 10/2011 đến nay đã được 13 năm.

Theo sau đó là hàng loạt dự án trên hai đại dự án Celadon City (TP. Hồ Chí Minh) và Gamuda Garden (Hà Nội).

Gần đây nhất, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa chính thức bàn giao Diamond Centery (thuộc đại đô thị Celadon City) cho Gamuda Land theo đúng tiêu chuẩn cam kết, đặc biệt là Gquas - một tiêu chuẩn riêng cho hầu hết các dự án do Gamuda Land triển khai với những yêu cầu rất cao và khắt khe về chất lượng.

Cũng trong tháng 10, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho biết vừa trúng thầu dự án Phú Quốc Park tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, dự án do BIM Group làm chủ đầu tư. Theo đó, công ty là thầu chính thi công các hạng mục công trình như kết cấu, kiến trúc, MEP, đá ốp lát, đường dạo, sân thể thao, cấu kiện trang trí,…

Như vậy, sau khi được cấp gia hạn tín dụng thường xuyên với số tiền tối đa là 4.000 tỷ đồng từ BIDV, cũng như có lãi trở lại trong báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đang dần lấy lại vị thế của mình.

Những khó khăn đã dần qua và Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đang trở lại đường đua của những ông lớn trong ngành với những gói thầu mới, hứa hẹn thời gian tới sẽ là một câu chuyện kỳ tích của Hòa Bình” - đại diện Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình bày tỏ

Giá đền bù cho Vành đai 2 ở Thủ Đức lên đến hơn 100 triệu đồng/m2

Giá đền bù Vành đai 2 qua TP Thủ Đức vượt 100 triệu đồng/m2. Được áp dụng ở các tuyến lớn như Phạm Văn Đồng, Kha Vạn Cân, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Văn Bá, Đặng Văn Bi.

Ngày 28.10. 2024 vừa rồi, UBND TP Thủ Đức đã tổ chức hội nghị công bố dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 1.166 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 2 TP HCM.

Đền bù vành đai 2 TP HCM

Hướng dự kiến Vành đai 2 từ Kha Vạn Cân đến Phạm Văn Đồng. 

Theo dự thảo bảng giá đất để tính bồi thường, mức đền bù cao nhất được ghi nhận tại mặt tiền đường Phạm Văn Đồng với hơn 111 triệu đồng mỗi m2.

Các tuyến đường lớn khác như Kha Vạn Cân, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Văn Bá, Đặng Văn Bi cũng được định giá đền bù trên 100 triệu đồng mỗi m2.

Về các vị trí hẻm nhỏ, giá đất ở thấp nhất được ghi nhận ở mức hơn 26 triệu đồng mỗi m2. Được áp dụng cho đất trong các hẻm như đường 22 (phường Phước Long B) và hẻm đường 147 (phường Phước Long B và Tăng Nhơn Phú B).

Đối với đất nông nghiệp, mức bồi thường cao nhất hơn 9,4 triệu đồng mỗi m2 cho đất trồng cây lâu năm. Áp dụng tại các tuyến đường lớn như Phạm Văn Đồng, Kha Vạn Cân, song hành Xa Lộ Hà Nội, Dương Đình Hội, Tăng Nhơn Phú, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Văn Bi và Nguyễn Văn Bá.

Trong khi đó, đất trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản tại các khu vực này có mức bồi thường trên 7,78 triệu đồng mỗi m2.

Ở vị trí thấp nhất, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm được định giá đền bù hơn 6,7 triệu đồng mỗi m2. Còn đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản ở mức thấp nhất là hơn 6,4 triệu đồng mỗi m2.

UBND TP Thủ Đức khẳng định giá đất đền bù này chưa bao gồm các công trình xây dựng trên đất và được đánh giá là “tiệm cận với giá thị trường”.

Dự thảo phương án bồi thường sẽ được công khai từ ngày 28.10 đến 27.11 tại trụ sở UBND các phường và các ban điều hành khu phố thuộc phạm vi dự án.

Sau thời gian công khai, một hội nghị lấy ý kiến người dân dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28.11.

Vành đai 2 TP HCM

Khu vực đoạn Vành đai 2 TPHCM (từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp)

Ông Mai Hữu Quyết - Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết, TPHCM đã bố trí sẵn nguồn vốn khoảng 7.600 tỉ đồng cho dự án trong năm 2024.

“Nếu người dân sớm đồng thuận với chính sách bồi thường, chúng tôi sẽ chi trả ngay trước Tết để người dân sớm ổn định cuộc sống” - ông Quyết chia sẻ.

Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng khẳng định, TP Thủ Đức đặt quyền lợi chính đáng của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng lên hàng đầu. Ông cũng nhấn mạnh rằng giá đền bù đã được xây dựng “tiệm cận giá thị trường,” đáp ứng đa số kỳ vọng của người dân.

Đồng thời, ông Tùng cho biết, TP Thủ Đức sẽ tiếp tục ghi nhận nguyện vọng của người dân về việc bố trí tái định cư sao cho phù hợp nhu cầu sinh sống và làm việc. “Cố gắng giải ngân bồi thường vào đầu tháng 12.2024 và hoàn thành bàn giao mặt bằng vào tháng 6.2025” - ông Hoàng Tùng nói.

Dự án Vành đai 2 qua TP Thủ Đức bao gồm hai đoạn: đoạn 1 từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp, dài hơn 3,5 km. Và đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng, dài gần 2,5 km.

Để triển khai thi công, TP Thủ Đức dự kiến thu hồi khoảng 61,15 ha, ảnh hưởng đến 1.166 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. Và với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 7.600 tỉ đồng.

Để chuẩn bị cho các hộ dân tái định cư, UBND TP Thủ Đức đã hoàn tất quỹ nhà, đất tại nhiều khu tái định cư, bao gồm:

 - Khu nhà ở Đại Nhân trong Khu đô thị Vạn Phúc (phường Hiệp Bình Phước);

 - Khu đô thị Đông Tăng Long (phường Long Trường và Trường Thạnh);

 - Khu tái định cư 50 ha (phường Cát Lái);

 - Khu tái định cư Long Bình - Long Thạnh Mỹ;

 - Chung cư C8 (phường Tăng Nhơn Phú A);

 - Lô R7 chung cư Đức Khải (phường An Khánh) và lô CD khu 17,3 ha (phường An Khánh).

Giá bán nhà đất ở TPHCM và Hà Nội cao nhưng mức độ hấp thụ vẫn rất tốt

Về lâu dài, thị trường bất động sản vẫn có điểm tích cực về nhu cầu, dù giá bán ở TPHCM và Hà Nội vẫn cao nhưng mức độ hấp thụ vẫn rất tốt. Nghĩa là trên thị trường vẫn có một lượng lớn nhà đầu tư quan tâm.

Thị trường bất động sản hạt nhân:

Phát biểu tại hội thảo “Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội” được tổ chức mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam đã cho biết. Năm 2024, so sánh từ các kênh đầu tư cá nhân như vàng, ngoại tệ, bất động sản… có nhiều biến động. Tuy nhiên, bất động vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Kiệt, tại Hà Nội và TPHCM đã có sự khác nhau rõ rệt. Trong quý III/2024, nguồn cung mới ở Hà Nội là 8.277 sản phẩm, trong khi đó ở TPHCM chỉ có khoảng 127 sản phẩm mở bán mới - thấp nhất so với 10 năm trở lại đây.

Xét về số lượng chào bán thành công thì lại có kết quả khá bất ngờ, khi TPHCM có lượng giao dịch thành công đạt hơn 2.000 sản phẩm. Trong khi nguồn cung mới chỉ có hơn 100 sản phẩm. Điều này chứng tỏ, nhu cầu thị trường vẫn đang duy trì ở mức ổn định, có sức hút nhất định. Tại Hà Nội có mức độ hấp thụ tương đương nguồn cung cho thấy thị trường này đang rất sôi động.

Về giá bán, dù nguồn cung tăng hay giảm thì giá vẫn có chiều hướng tăng. So với trước đây, thị trường Hà Nội luôn thấp hơn TPHCM khoảng 10-15 triệu. Nhưng hiện tại Hà Nội gần như ngang với TPHCM, thậm chí dự kiến sẽ còn tăng hơn cả TPHCM vào những năm tới.

Theo ông Kiệt, Hà Nội có nguồn cung dồi dào hơn và do sự dịch chuyển về dòng đầu tư. Dẫn chứng là các nhà đầu tư phía Nam có xu hướng tìm về thị trường phía Bắc do nguồn sản phẩm đa dạng, chất lượng cao và nhiều dư địa để phát triển.

Một yếu tố quan trọng hơn nữa là Hà Nội có nền tảng phát triển hạ tầng khá tốt, tạo quỹ đất, dư địa mở rộng các đại đô thị lớn tập trung ở phía Tây và cả phía Đông Hà Nội. Với lượng sản phẩm dồi dào, cộng thêm các chủ đầu tư phía Nam cũng ra Bắc để tìm quỹ đất phát triển dự án, kéo theo cả các nhà đầu tư quen thuộc của họ. Nên tạo ra nhu cầu rất lớn đối với thị trường Hà Nội trong một thời gian rất ngắn.

Còn nguồn cung từ TPHCM vẫn rất ít nên dư địa và cơ hội để tạo ra sự tăng giá sẽ không cao. Từ đây đến cuối năm thị trường TPHCM vẫn giữ mức giá trung bình dao động từ 2-3%. Nhưng ở Hà Nội đã có mức giá cao từ 5-6% nên có thể sẽ chạm ngưỡng TP.HCM, thậm chí còn có khả năng vượt.

CBRE Việt Nam dự báo, tới 2026 thị trường Hà Nội sẽ có 38.000 sản phẩm, trong khi tại TPHCM có khoảng 29.000 căn. Trong giai đoạn tới, Hà Nội được xem như hạt nhân của chu kỳ tiếp theo.

Thị trường vẫn tích cực:

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt cho rằng, thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức. Do đó các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần linh hoạt, sáng tạo, sử dụng thông tin thị trường hiệu quả để có thể trụ vững trên thị trường.

Cụ thể, thị trường bất động sản sau đại dịch COVID-19 đi xuống cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên có yếu tố tích cực đó là việc áp dụng sớm các luật lớn liên quan đến thị trường bất động sản cho thấy Chính phủ có sự quan tâm thị trường này. Trên thực tế, bất động sản không đơn thuần là một ngành nghề mà liên quan đến rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Vì vậy việc các luật có hiệu lực sớm kỳ vọng sẽ những thay đổi mới tích cực hơn.

Tín hiệu tích cực trong chu kỳ tiếp theo của thị trường bất động sản bởi tốc độ đô thị hóa Việt Nam rất nhanh

“Các luật mới mở nhiều hơn là siết, mở rộng hơn để giải quyết những ách tắc liên quan đến pháp lý các dự án. Đây là ngành có yếu tố quan trọng và Chính phủ đẩy nhanh việc quản lý chặt chẽ để thị trường đi theo một chu kỳ mới, thuận lợi và bền vững hơn”, ông Kiệt nói.

Về lâu dài, ông Kiệt cho rằng, thị trường bất động sản vẫn có điểm tích cực về nhu cầu, dù giá bán ở TPHCM và Hà Nội vẫn cao nhưng mức độ hấp thụ vẫn rất tốt. Nghĩa là trên thị trường vẫn có một lượng lớn nhà đầu tư quan tâm.

“Tôi nhìn thấy tín hiệu tích cực trong chu kỳ tiếp theo bởi tốc độ đô thị hóa Việt Nam rất nhanh, nhu cầu nhà ở rất lớn nhưng vấn đề đâu là sản phẩm để thị trường bất động sản phát triển”, ông Kiệt khẳng định.

Về giải pháp cho các nhà đầu tư cá nhân đang “mắc kẹt” tại các thị trường bất động sản ở tỉnh như Bình Phước, Long An, Lâm Đồng... Ông Kiệt cho rằng, đây là một trong những cái hệ lụy của các cơn sốt đất xuất hiện khi thị trường đi lên quá nhanh, diễn ra một cách bất thường. Hiện các thị trường này không tăng như kỳ vọng của nhà đầu tư.

Trong bối cảnh vào các khoản mục đầu tư có tính thanh khoản giảm, nhà đầu tư cần phải xác định kỳ vọng đầu tư của mình là gì? Nếu không đủ khả năng, vay tiền mua và đang chịu áp lực về lãi suất lớn thì bắt buộc phải thoát hàng, chịu lỗ. Nếu đủ khả năng và tiềm lực tài chính thì có thể để đó 5 -7 năm, đầu tư dài hạn chờ đợi tăng giá.

Nhà đầu tư nên làm gì?

Theo ông Kiệt, đối với nhà đầu tư cá nhân, xu hướng của thị trường trong giai đoạn mới là phục hồi với hành lang pháp lý mới. Lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng phát triển thực sự, xu hướng lãi suất giảm và các chính sách hỗ trợ từ nhà đầu tư. Ưu tiên lựa chọn các dự án có tính pháp lý rõ ràng và an toàn, lựa chọn đa dạng cho cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp, thận trọng với xu hướng tăng giá nhanh của thị trường

Đối với doanh nghiệp bất động sản, xu hướng sẽ là giải tỏa các vấn đề pháp lý cho các dự án. Ưu tiên tập trung vào tiến độ triển khai xây dựng và hoàn thiện dự án. Ưu tiên nhu cầu ở thực và các chính sách hỗ trợ mua nhà, tập trung vào năng lực tài chính cho quá trình triển khai, nhiều phương pháp hợp tác với các chủ đầu tư, quỹ đầu tư, ưu tiên tập trung vào nguồn sản phẩm có pháp lý rõ ràng.

Khu đô thị mới Đông Tăng Long, Tp Thủ Đức, giá hợp lý đang rất thu hút quan tâm của khách hàng cả nước

Ga Thủ Thiêm của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có vị trí ở đâu?

Theo quy hoạch, ga Thủ Thiêm có diện tích khoảng 17ha, tọa lạc ở giữa hai trục đường lớn gồm đại lộ Mai Chí Thọ và đường Lương Định Của (phường An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM). Đây là ga cuối cùng của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Khu vực quy hoạch nhà ga Thủ Thiêm ngay cạnh nút giao An Phú

Ga Thủ Thiêm được quy hoạch sẽ phục vụ ba tuyến đường sắt lớn gồm đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và tuyến metro số 2 giai đoạn 2 (Bến Thành - Thủ Thiêm). Đây cũng sẽ là nhà ga cuối của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Theo ghi nhận, ở thời điểm hiện tại, phần diện tích dành cho ga Thủ Thiêm đã được quây tôn, rào chắn kỹ lưỡng. Mặt bằng sạch, chủ yếu là đất trống và đầm lầy, sẵn sàng khi dự án được triển khai.

Có thể thấy, vị trí đặt ga Thủ Thiêm rất đắc địa. Khu vực ga này không chỉ thuận tiện về giao thông mà còn gần Khu đô thị mới Thủ Thiêm, một trong những khu đô thị hiện đại và tiềm năng nhất của TP.HCM.

Xung quanh ga Thủ Thiêm, nhiều dự án quy mô lớn như chung cư cao tầng, khu đô thị phức hợp đang được phát triển, góp phần tạo nên diện mạo đô thị toàn diện cho khu vực.

Theo kế hoạch, Bộ GTVT sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quy hoạch chi tiết và điều hành triển khai các dự án liên quan tại đây, nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của dự án.

Ga Thủ Thiêm nằm gần nút giao An Phú, đây là nút giao ba tầng đang được hoàn thiện

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua TP.HCM sẽ chạy song song với tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, qua nút giao thông An Phú trước khi vào ga Thủ Thiêm.

Sở GTVT TP.HCM đã kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu kỹ các phương án thiết kế nhằm tối ưu hóa kết nối giao thông tại những điểm giao thông quan trọng này.

Đồng thời, Sở GTVT TP.HCM cũng đề xuất Bộ GTVT tập trung quy hoạch ga Thủ Thiêm trở thành ga trung tâm cho cả đường sắt cao tốc Bắc - Nam và tuyến Thủ Thiêm - Long Thành, đảm bảo đồng bộ với tuyến metro số 2 giai đoạn 2 (Bến Thành - Thủ Thiêm).

Riêng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đang được Bộ GTVT đang nghiên cứu, tiếp xúc nhà đầu tư, khả năng thực hiện theo hướng dự án PPP hoặc ODA.

Dự kiến trong năm 2024, dự án sẽ được thông qua chủ trương đầu tư với chiều dài khoảng 36km và mức đầu tư khoảng 3,4 tỷ USD. Thời gian hoàn thành toàn tuyến dự kiến trước năm 2030.

Theo kế hoạch, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành có điểm đầu là ga Thủ Thiêm (phường An Phú) Thủ Đức, TP.HCM), điểm cuối là sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai).

Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đang nghiên cứu với 20 ga, bao gồm ga trong sân bay Long Thành. Depot bố trí phía đông sân bay Long Thành, tại xã Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai).

 

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TP.HCM).

Theo đề xuất của Bộ GTVT, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ có năng lực đáp ứng khoảng 133,5 triệu lượt hành khách/năm (đối với tàu suốt Bắc - Nam).

Mỗi năm, tuyến đường sắt cao tốc này sẽ phục vụ khoảng 106,8 triệu lượt hành khách (đối với tàu khách khu đoạn); Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vận chuyển hàng hóa đáp ứng khoảng 21,5 triệu tấn hàng hóa/năm (chưa bao gồm năng lực 18,5 triệu tấn/năm của tuyến đường sắt hiện hữu).

TP Hồ Chí Minh: Cải tạo vòng xoay Phú Hữu giảm tai nạn giao thông

Vòng xoay Phú Hữu tại TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh đang được Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ cải tạo để bảo đảm an toàn giao thông.

Vòng xoay Phú Hữu, TP. Thủ Đức

Vòng xoay Phú Hữu, TP Thủ Đức 

Tại vòng xoay Phú Hữu đường dẫn vào cảng Cát Lái TP Hồ Chí Minh có hàng ngàn phương tiện xe tải trọng lớn, cùng với số lượng xe máy, xe hơi qua cung đường này. Cũng chính vì vậy mà tại khu vực vòng này thường xảy ra các vụ tai nạn giao thông, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn, Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ đang bắt đầu cải tạo vòng xoay. Và lắp đặt thêm một số thiết bị, biển báo để đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực.

Vòng xoay Phú Hữu nằm trên đường Võ Chí Công, Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là tuyến đường huyết mạch dẫn vào cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu. Trước đây tại vòng xoay này là một điểm đen tai nạn giao thông do mật độ giao thông tại đây rất là đông đúc. Mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt xe tải trọng lớn, xe container ra vào cảng lưu thông qua khu vực vòng xoay này từ các hướng trên đường Võ Chí Công và đường Nguyễn Duy Trinh. Tuy nhiên, khu vực này chỉ đang lắp đặt đèn tín hiệu chớp vàng để các phương tiện từ các hướng giảm tốc độ trước khi vào vòng xoay.

Hiện nay, Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ đang tiến hành thu hẹp vòng xoay hiện hữu. Cụ thể, tăng bề rộng mặt đường khoảng 7,5m. Sẽ lắp đặt dải phân cách bê tông phân cách phần đường dành cho xe 2 bánh trong khu vực vòng xoay. Đồng thời, lắp đặt dải phân cách bê tông tách phần đường dành cho xe ô tô và xe 2 bánh trên đường Nguyễn Duy Trinh.

Lắp đặt bộ đèn tín hiệu giao thông tại giao lộ theo chế độ 3 pha. Sau khi hoàn thành, vòng xoay sẽ được thu hẹp, mặt đường mở rộng cộng với hoạt động đồng bộ của cụm đèn tín hiệu, biển báo sẽ giảm thiểu tai nạn quanh khu vực này.

TP HCM sẽ phát triển 42 công viên ven sông Sài Gòn giai đoạn 2020-2045

Thành phố dự tính phát triển mảng xanh dọc sông Sài Gòn với 42 công viên. Kết hợp đầu tư hạ tầng đa chức năng giúp cải tạo cảnh quan, phát triển kinh tế, dịch vụ.

Sông Sài Gòn, đoạn qua khu trung tâm TP HCM

Đây là một trong những nội dung nêu trong báo cáo tổng kết của UBND TP HCM về đề án Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông Sài Gòn, giai đoạn 2020-2045. Phạm vi nghiên cứu của đề án là dọc theo hành lang sông Sài Gòn đoạn chảy qua địa bàn thành phố, gồm TP Thủ Đức, quận 1, 4, 7, 12, Bình Thạnh và hai huyện Củ Chi, Hóc Môn.

Định hướng phát triển chuỗi công viên thuộc nhóm xây dựng hạ tầng xanh đa chức năng, kết nối giao thông và triển khai các dự án thành phần ven sông. Kế hoạch này được đưa ra sau khi các chuyên gia và tư vấn nghiên cứu, đề xuất tích hợp vào điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM. Các công viên khi hình thành được kỳ vọng phát huy lợi thế, tiềm năng sông Sài Gòn trong phát triển kinh tế dịch vụ, chất lượng cảnh quan... Việc triển khai các dự án sẽ phân kỳ, phân đoạn, phân vùng, gắn với giao thông và hạ tầng dọc bên.

Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt đầu từ Bình Phước sau đó qua Tây Ninh, Bình Dương và TP HCM. Đoạn sông chảy qua TP HCM dài khoảng 80 km được ví như "dải lụa mềm" uốn lượn trong lòng thành phố tạo ra những bán đảo đẹp như Thanh Đa hay Thủ Thiêm. Hiện dọc sông đoạn qua nội đô thành phố mới có một số công viên như Bạch Đằng, bờ sông bên Thủ Thiêm, công viên trong khu Vinhomes Central Park...

Cùng với định hướng trên, trong đề án cũng đề cập quỹ đất thuộc hành lang sông nếu có phương án tổ chức không gian và sử dụng linh hoạt theo đặc thù từng khu vực sẽ tạo ra những lợi thế rất lớn. Do đó, các bên đề xuất cho phép chuyển đổi sang các chức năng khác như dịch vụ, thương mại, du lịch... Điều này sẽ tạo nguồn lực rất lớn để thực hiện các quy hoạch cũng như khai thác hiệu quả cảnh quan, môi trường dọc sông.

Một phần công viên bến Bạch Đằng ven sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm TP HCM

Ngoài ra, trong kế hoạch phát triển không gian ven sông Sài Gòn, thành phố định hướng quy hoạch, đầu tư phát triển hành lang dọc bờ, cùng hệ thống kênh rạch, ao, hồ... Những giải pháp này giúp hình thành hệ thống hạ tầng xanh đa chức năng, gồm giao thông thủy, môi trường, văn hóa, kinh tế, dịch vụ... Ngoài góp phần phát triển giao thông, hệ thống này sẽ giúp điều tiết nước, giảm ngập, cải thiện môi trường và hình thành chuỗi không gian cảnh quan đặc trưng bên sông Sài Gòn.

Trong kế hoạch triển khai các nội dung thuộc đề án, chính quyền thành phố cho biết giai đoạn 2025-2030 sẽ tập trung rà soát quỹ đất dọc hành lang sông, đồng thời đề xuất phương án tạo quỹ đất, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư... Thành phố cũng sẽ ưu tiên triển khai hạ tầng xanh và khuyến khích các đối tác tư nhân tham gia đầu tư.

Toàn TP HCM đang có khoảng 400 công viên, bao gồm công viên công cộng và trong khuôn viên khu ở với hơn 235.000 cây xanh. Trong đó, các quận nội thành có diện tích công viên lớn hơn khu vực ngoại thành. Tổng diện tích đất quy hoạch cho công viên cây xanh ở thành phố hơn 11.400 ha, tương ứng 7 m2/người nhưng thực tế đang rất thấp, chỉ khoảng 500 ha. Với dân cư thường trực ở thành phố hơn 10 triệu người, tỷ lệ trên chỉ đạt bình quân 0,55 m2/người.

TPHCM khởi công 2 cầu nghìn tỉ bắc qua sông Sài Gòn vào năm 2025

Cầu đi bộ và cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn sẽ khởi công năm 2025, giúp tăng kết nối giữa Khu đô thị mới Thủ Thiêm với vùng xung quanh.

Phối cảnh cầu đi bộ và cầu Thủ Thiêm 4

Cầu Thủ Thiêm 4

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn, nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) với Quận 7, dự kiến khởi công vào ngày 30.4.2025 và hoàn thành năm 2028.

Cầu Thủ Thiêm 4 có tổng chiều dài 2,16km, trong đó phần cầu chính dài hơn 1,6km với 6 làn xe.

Điểm đầu của cầu nằm tại giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh (Quận 7). Điểm cuối tại giao lộ trục Bắc Nam và đường Bùi Thiện Ngộ trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Vị trí xây cầu Thủ Thiêm 4

Khi hoàn thành, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP Thủ Đức và các quận phía Nam như Quận 7, Quận 8, Nhà Bè và Bình Chánh. Cầu cũng giúp giảm áp lực trên các trục đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh.

Việc xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 đang gặp vướng mắc lớn về tĩnh không. Hiện có 5 phương án được nghiên cứu, gồm: tĩnh không cố định 10m, 15m, 45m; xây hầm chui; hoặc nhịp chính nâng hạ linh hoạt từ 15m-45m để cho phép tàu lớn qua lại.

Sở GTVT TPHCM đề xuất tĩnh không cầu 15m và có thể nâng lên 45m khi cần, vốn đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng. Nhưng tháng 8.2024, UBND TPHCM đã tham vấn Bộ GTVT và dự kiến chọn phương án tĩnh không cố định 15m, không còn giải pháp nâng hạ.

Một thiết kế cầu Thủ Thiêm 4 có thể nâng tĩnh không khi tàu lớn đi qua

Tuy nhiên, sau khi Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi làm việc với các bên liên quan, thành phố đã thống nhất phát triển cảng Nhà Rồng - Khánh Hội thành cảng tàu khách quốc tế, đòi hỏi phải xem xét lại phương án tĩnh không.

Sở GTVT đã yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc cập nhật quy hoạch cảng này vào hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM để xác định tĩnh không phù hợp cho cầu Thủ Thiêm 4.

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, nối liền Quận 1 và Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) vừa được UBND TPHCM chấp thuận chủ trương đầu tư.

Phía Quận 1, cầu bắt đầu tại cầu bến số 2 của Công viên Bến Bạch Đằng, còn phía TP Thủ Đức sẽ nằm tại công viên bờ sông thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Vị trí xây cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn.

Cầu đi bộ có tổng chiều dài khoảng 261m, với nhịp chính vòm treo dây văng dài 187m, dầm thép và mặt cắt ngang thay đổi từ 7 đến 11m. Tĩnh không thông thuyền (khoảng cách từ mực nước cao nhất tới gầm cầu) là 10m.

Phía Quận 1, cầu dẫn và ram dốc dài khoảng 285m, rộng 6m. Phía TP Thủ Đức sẽ có hai nhánh dẫn dài 290m và 165m.

Cầu đi bộ có thiết kế kiến trúc theo hình tượng lá dừa nước

Cầu sẽ có một làn dành riêng cho xe đạp, đồng thời có thể sử dụng cho xe cứu thương tải trọng tối đa 3 tấn và một làn dành cho người đi bộ. Hai dải đường tiếp giáp lan can sẽ dành cho khách ngắm cảnh và các hoạt động chụp ảnh, nghỉ ngơi.

Giữa làn dành cho xe đạp và làn đi bộ là dải phân cách mềm có thể dễ dàng tháo lắp, nhằm chuyển đổi công năng phục vụ cho các sự kiện cộng đồng.

Cầu đi bộ sẽ có làn cho xe đạp, đi bộ.

Cầu được trang bị hệ thống chiếu sáng hiện đại, mái che, hệ thống thoát nước và các kết cấu tiện ích khác, giúp đảm bảo an toàn và tiện nghi cho người sử dụng.

Dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng, toàn bộ chi phí sẽ do một doanh nghiệp tài trợ. Theo kế hoạch, cầu sẽ được khởi công vào năm 2025 và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2027.

Cầu Thủ Thiêm 4 và cầu đi bộ xây dựng sẽ giúp cư dân Tp Thủ Đức, trong đó có cư dân khhu đô thị mới Đông Tăng Long có thêm sự lựa chọn giao thông vào trung tâm cũng như Quận 7, Nhà Bè,..

Thi công đường Liên Phường, kết nối đường Võ Nguyên Giáp ở TP Thủ Đức

Đoạn Liên Phường vừa khởi công có chiều dài khoảng 660m, rộng 60m nối ra đại lộ Mai Chí Thọ, Võ Nguyên Giáp giúp mở ra hướng kết nối giao thông liền mạch cho khu Đông TPHCM.

Đoạn đường Liên Phường được khởi công sáng ngày 10/10/2024

Ngày 10/10, tại TP Thủ Đức (TPHCM) diễn ra lễ khởi công dự án đường Liên Phường, đoạn đường dẫn và cầu bắc qua Rạch Mương Kinh kết nối giao thông với trục chính vào Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc.

Đoạn dự án này do Tập đoàn Masterise làm chủ đầu tư. Quy mô điểm đầu giao với dự án The Global City và điểm cuối kết nối vào đoạn đường Liên Phường nối liền ra Mai Chí Thọ và đại lộ Võ Nguyên Giáp.

Tổng chiều dài đoạn xây dựng khoảng 660m, tải trọng thiết kế trục đơn 10 tấn, vận tốc thiết kế 60km/h, nền đường rộng 60m. Công trình dự kiến sẽ hoàn thiện và thông xe kỹ thuật vào đầu năm 2025.

Hạ tầng đoạn đường Liên Phường qua khu đô thị Global City đã được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh với 6 làn xe

Công trình dự kiến sẽ hoàn thiện và thông xe kỹ thuật vào đầu năm 2025. Đường Liên Phường là một trong những tuyến giao thông huyết mạch ở TP Thủ Đức, giúp người dân có thể lưu thông theo trục thẳng từ khu vực phường An Phú đến các phường Phước Long B, Phú Hữu, Long Trường, Trường Thạnh và ngược lại. Trong đó, đoạn đường Liên Phường xuyên tâm dự án The Global City hiện đã hoàn thiện với 6 làn xe theo quy chuẩn.

Còn đoạn 2,5km từ điểm đường Đỗ Xuân Hợp về đường Bưng Ông Thoàn đang được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) triển khai mở rộng mặt đường từ 7-8m lên 30m, 6 làn xe lưu thông.

Khi hoàn thành đồng bộ, đường Liên Phường sẽ là một trong những tuyến giao thông huyết mạch ở TP Thủ Đức. Giúp người dân có thể lưu thông theo trục thẳng từ khu vực phường An Phú đến các phường: Phước Long B, Phú Hữu, Long Trường, Trường Thạnh và ngược lại. 

.

Đường Liên Phường đi qua khu đô thị mới Đông Tăng Long ở P. Trường Thạnh

Tuyến đường này còn phục vụ nhu cầu di chuyển nội thành tại khu vực TP Thủ Đức thay vì người dân phải đi theo đường dẫn cao tốc và hòa cùng các tuyến đường nhánh có xe tải, container dày đặc như Đỗ Xuân Hợp ra đại lộ Võ Nguyên Giáp.

Cầu Nam Lý chốt ngày thông xe 2/10/2024 sau nhiều lần “trễ hẹn”

Sau 8 năm triển khai, cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP Thủ Đức (TP.HCM) sẽ thông xe vào ngày 2/10/2024

Cầu Nam Lý

Dự án cầu Nam Lý thay thế đập Rạch Chiếc ở Thủ Đức

Cầu Nam Lý và quá trình triển khai 

Công trình xây dựng cầu Nam Lý dài 450m, chia làm 2 nhánh rộng 20m và đường dẫn dài 300m, rộng 30-37m. Dự án được khởi công năm 2016, với tổng vốn đầu tư hơn 731 tỷ đồng, giảm hơn 188 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu. Tháng 3/2019, công trình phải tạm dừng thi công vì vướng mặt bằng, đến tháng 3/2023 tái khởi động.

Dự án xây dựng cầu Nam Lý, nằm trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP. Thủ Đức, TP.HCM, đang sẵn sàng hoàn tất và dự kiến thông xe vào ngày 2/10. Đây là một trong những dự án quan trọng tại khu vực Đông Sài Gòn. Cầu được kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông và giải tỏa “nút thắt cổ chai” trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp.

Vị trí Cầu Nam Lý

Vị trí cầu Nam Lý trên tuyến Đỗ Xuân Hợp

Dự án cầu Nam Lý khởi công vào năm 2016, với mục tiêu giải quyết nhu cầu giao thông ngày càng tăng ở khu vực phía Đông TP.HCM.

Tuy nhiên, đến tháng 3/2019, dự án phải tạm dừng khi mới đạt 40% khối lượng do vướng mắc về mặt bằng. Mãi đến tháng 3/2023, chính quyền TP. Thủ Đức mới tiếp tục bàn giao mặt bằng cho nhà thầu, tạo điều kiện để dự án tái khởi động.

Mặc dù dự kiến thông xe vào giữa tháng 9/2024, nhưng thời tiết mưa bão kéo dài đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, khiến ngày thông xe phải dời lại đến ngày 2/10/2024.

Cầu Nam Lý thông xe 2 tháng 10

Cầu Nam Lý trước ngày thông xe

Sáng 30/9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đã có buổi kiểm tra công trường cầu Nam Lý và chỉ đạo Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) phối hợp Sở Giao thông vận tải TP.HCM sớm hoàn tất khâu chuẩn bị để thông xe vào 7h sáng ngày 2/10.

Sau khi thông xe trên cầu, đơn vị thi công hoàn thiện các đường gom dân sinh bên trái và bên phải tuyến, để hoàn thành toàn bộ công trình trong tháng 12-2024 phục vụ bà con đi lại.

Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đã trình UBND TP.HCM xem xét, trình HĐND TP.HCM về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp, TP Thủ Đức.

Thực tế cầu Nam Lý

Hình ảnh Cầu Nam Lý từ trên cao

Theo đó, dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp được đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 360 tỉ đồng thành 868 tỉ đồng. 

Đồng thời dự án cũng điều chỉnh thời gian thực hiện từ 2017-2021 thành 2017-2025. Sở dĩ thời gian thực hiện dự án kéo dài do công tác giải phóng mặt bằng chậm.

Trước đó từ tháng 4-2016, dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp (đoạn từ cầu Nam Lý đến đường Nguyễn Duy Trinh) dài 1,8km được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư. Theo đó, đường Đỗ Xuân Hợp sẽ được mở rộng lên 30m cho sáu làn xe lưu thông, tổng vốn đầu tư 360 tỉ đồng. 

Đến tháng 9-2018, dự án này đã khởi công các gói thầu nhưng đến nay mới chỉ cơ bản hoàn thành mở rộng 1,4km đoạn từ nút giao cao tốc Long Thành - Dầu Giây đến cầu Nam Lý.

Cầu Nam Lý

Cầu Nam Lý

Hiện Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã đưa dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp vào danh sách trình HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp giữa năm 2024. Nếu được HĐND TP.HCM thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án sẽ thi công phần còn lại để hoàn thành vào năm 2025.

Toàn bộ dự án nâng cấp, mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp sau khi được hoàn thành sẽ góp phần giải quyết ùn ứ giao thông tại khu vực này, hoàn thiện dần hạ tầng giao thông TP Thủ Đức… Đặc biệt kết nối với tuyến đường Nguyễn Duy Trinh, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Siêu dự án khu liên hợp thể thao quốc gia Rạch Chiếc sắp hồi sinh

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM dự kiến ngày 15/10 sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư cho 16 dự án tại Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, với tổng mức đầu tư khoảng 20.960 tỷ đồng.

Sài Gòn Sport City thực tế hiện nay

Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc vẫn bất động sau 3 thập kỷ quy hoạch. 

Chiều 26/9, tại cuộc họp kinh tế - xã hội TP.HCM, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết theo Nghị quyết số 98 về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM, khoản 5 Điều 4 quy định TP được thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa.

Theo đó, dự kiến ngày 15/10, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ phối hợp với ITPC tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các dự án trong lĩnh vực văn hóa và thể thao. Trong đó, có mời gọi đầu tư 16 dự án tại Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc với tổng mức đầu tư dự kiến 20.960 tỷ đồng.

Được biết, dự án Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc (TP Thủ Đức) có chủ trương đầu tư từ năm 1994 với tổng diện tích 466 ha. Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, tổng diện tích dự án hiện còn khoảng 212 ha.

Đại diện Sở VHTT cho biết ngày 23/7/2021, UBND TP đã ban hành quyết định duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc.

Trong đó, có 187 ha dự kiến quy hoạch thành Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc và phần diện tích 26 ha (Khu 1) thuộc phạm vi quy hoạch Khu Saigon Sports City. Nhằm đảm bảo sự kết nối đồng bộ, tránh trùng lắp các hạng mục công trình thể dục thể thao.

Lãnh đạo Sở VHTT cho biết đã trình UBND TP Thủ Đức xem xét thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc.

"Sau khi Đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040 được phê duyệt, UBND TP Thủ Đức sẽ hướng dẫn Sở nộp hồ sơ để UBND TP Thủ Đức thẩm định, phê duyệt Đồ án theo quy định", đại diện Sở thông tin.

Sài Gòn Sport City theo quy hoạch

Quy hoạch khu đô thị thể thao phức hợp Saigon Sport City

Trên thực tế, dù được kỳ vọng trở thành dự án tầm cỡ quốc tế với các công trình chuẩn Olympic, Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch hiện vẫn chỉ là đầm lầy với những lô đất trống xen lẫn nhà dân.

Một trong những dự án tiêu biểu nhất của Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc là khu đô thị thể thao phức hợp Saigon Sport City của Keppel Land với diện tích 64 ha cũng trong tình trạng ngưng thi công. Được khởi công từ cuối năm 2019 và dự kiến hoàn thiện năm 2027, nhưng đến nay dự án mới chỉ có khu nhà mẫu được hoàn thành.

Kế hoạch ban đầu của Saigon Sports City là cung cấp 4.300 căn hộ cao cấp, bên cạnh tổ hợp thể thao, trung tâm giải trí... với tổng vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD.

 

3 cây cầu cửa ngõ phía Đông sẽ về đích trong tháng 9

Cầu Nam Lý, cầu Giồng Ông Tố 2, một đơn nguyên cầu Ông Bồn (TP Thủ Đức) là ba cây cầu ở cửa ngõ phía Đông đang trên đường về đích.

Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông) thông tin: Cầu Nam Lý sẽ thông xe ngày 15-9; gói thầu cầu Giồng Ông Tố 2 (thuộc dự án xây dựng nút giao An Phú) sẽ hoàn thành vào ngày 30-9; dự án xây mới cầu Ông Bồn sẽ chính thức thông xe một đơn nguyên vào ngày 30-9.

Theo ghi nhận, những ngày trước thềm lễ Quốc khánh 2-9, công trường xây dựng các dự án cửa ngõ phía Đông luôn sôi động, quyết tâm đưa dự án về đích sớm nhất phục vụ người dân.

Chính vì vậy, các đơn vị thi công, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, sẵn sàng thi công ngày đêm, sớm đưa các dự án về đích đúng hẹn, góp phần mở rộng ngõ giao thông phía Đông TP.HCM.

Cầu Nam Lý

Dự án cầu Nam Lý - một trong những dự án giao thông trọng điểm cửa ngõ phía Đông đang chạy nước rút với các hạng mục cuối cùng của dự án.

Cầu Nam Lý

Theo ghi nhận công nhân tất bật thi công, chạy đua với thời gian để kịp đưa dự án về đích phục vụ người dân.

Cầu Nam Lý

Dù đã 17 giờ chiều, công trường dự án vẫn tấp nập máy móc, công nhân đồng loạt thi công các hạng mục như đường dẫn cầu, đường dân sinh, lan can cầu, vỉa hè,...

Cầu Nam Lý

Công nhân tại công trường chia sẻ, chỉ còn 15 ngày nữa là thông xe, chính vì vậy, đơn vị thi công đang tập trung cao độ, tận dụng mọi nguồn lực để hoàn thành dự án với chất lượng cao nhất.

Cầu Nam Lý

Dự án cầu Nam Lý - dự án trọng điểm của TP Thủ Đức nhằm tăng cường khả năng kết nối Xa lộ Hà Nội với cao tốc TP.HCM - Dầu Giây, góp phần giảm áp lực giao thông cho tuyến đường Đỗ Xuân Hợp.

Cầu Nam Lý

Dự án có tổng mức đầu tư 919 tỉ đồng, khởi công vào tháng 10-2016, đến tháng 3-2019 phải tạm dừng vì vướng có mặt bằng, đến tháng 3-2023, dự án thi công trở lại. Dự án dự kiến về đích ngày 15-9, sau tám năm triển khai.

Cầu Giồng Ông Tố

Cùng ở cửa ngõ phía Đông, gói thầu xây dựng cầu Giồng Ông Tố 2 (thuộc dự án xây dựng nút giao An Phú) dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30-9.

Cầu Giồng Ông Tố

Cầu Giồng Ông Tố 2 nằm giữa hai cây cầu Giồng Ông Tố hiện hữu, trên đường Đồng Văn Cống.

Cầu Giồng Ông Tố

Trên công trường dự án cầu Giồng Ông Tố 2 có hàng chục công nhân, máy móc thi công tích cực các hạng mục nền đường, đường dẫn cầu, vỉa hè, lan can,...Cầu Giồng Ông Tố 2 là 1 trong 8 hạng mục thuộc dự án nút giao An Phú, dự kiến cầu có sáu làn xe lưu thông hai chiều. Đây cũng là một trong hai công trình thuộc dự án nút giao An Phú vượt tiến độ.

Cầu Giồng Ông Tố

Cùng đó, nút giao An Phú là một trong các dự án giao thông điểm của TP.HCM. Dự án dự kiến hoàn thành toàn bộ vào cuối năm 2025. Khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ giải quyết bài toán quá tải tại cửa ngõ phía Đông TP, kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành Dầu Giây và các trục đường chính.

Cầu Ông Bồn

Ngoài ra, dự án xây mới cầu Ông Bồn (TP Thủ Đức) đã thông xe đơn nguyên 1 (vượt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra), hiện đơn vị thi công đã bắt tay vào xây dựng đơn nguyên hai, sớm đưa dự án hoàn thành toàn bộ. Cầu Ông Bồn tọa lạc trên đường Bưng Ông Thoàn, kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch như Nguyễn Duy Trinh qua đường Liên Phường, Võ Chí Công, khu công nghệ cao vào đường Dương Đình Hội.

Giới thiệu Khu đô thị Đông Tăng Long

bất động sản thủ đức