Hiển thị các bài đăng có nhãn cầu thủ thiêm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cầu thủ thiêm. Hiển thị tất cả bài đăng

Khởi công cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn vào tháng 4/2025

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Tp.HCM vừa báo cáo UBND TP về tình hình triển khai dự án cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn. Cầu sẽ kết nối công viên bến Bạch Đằng (quận 1) với công viên bờ sông khu đô thị mới Thủ Thiêm (Tp Thủ Đức.

Cầu đi bộ qua Tp.Thủ Đức

 

Theo đó, cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn có thiết kế kiến trúc mang hình tượng lá dừa nước, bố trí thác nước tuần hoàn, chiếu sáng mỹ thuật. Đây là 1 trong 5 cây cầu được quy hoạch kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu vực xung quanh và trung tâm Tp.HCM. 

Dự án do Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tài trợ toàn bộ chi phí gần 1.000 tỉ đồng mà không kèm điều kiện. Hiện công ty đã hoàn thiện hồ sơ đề xuất dự án và được thẩm tra bởi Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Đại học Giao thông Vận tải. 

Tp.HCM kỳ vọng dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn sẽ trở thành biểu tượng mới của Tp.HCM trong thời gian tới, dự kiến khởi công vào tháng 4/2025 và hoàn thành vào năm 2027. Quý 3/2024 sẽ lập, thẩm định, đề xuất dự án, chấp thuận chủ trương đầu tư. Quý 4/2024 sẽ lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở. 

Cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn có phương án thiết kế kiến trúc đã được Ban Thường vụ Thành ủy chấp thuận chủ trương, UBND Tp.HCM phê duyệt kết quả tuyển chọn vào tháng 10/2023. Về quy mô, cầu đi bộ có chiều dài khoảng 261 m, nhịp chính là vòm treo dây văng dài khoảng 187 m, dầm bằng thép. Mặt cắt ngang của cầu chính có chiều rộng thay đổi 7-11 m. 

Cầu đi bộ sau khi hoàn thành có thể là một trong những biểu trưng mới của Tp.HCM, là nơi phục vụ cho người dân TP cũng như du khách khi đến tham quan du lịch; cung cấp hoạt động trải nghiệm không gian ngắm cảnh, tiện nghi đô thị.

TP HCM sẽ làm cầu Thủ Thiêm 4 vào năm 2024

Cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư 6.030 tỉ đồng, dự kiến xây dựng trong giai đoạn 2025 - 2028.

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM vừa có tờ trình gửi Hội đồng Thẩm định TP HCM, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Cầu Thủ Thiêm 4 vượt sông Sài Gòn, nối quận 7 và TP Thủ Đức. Điểm đầu kết nối với đường Nguyễn Văn Linh tại khu vực giao với đường dẫn cầu Tân Thuận 2, quận 7. Điểm cuối kết nối với đường Nguyễn Cơ Thạch tại nút giao đường R4, TP Thủ Đức.

Cây cầu có chiều dài 2,16km, trong đó phần cầu dài 1,6km, quy mô 6 làn xe.

Dự án dự kiến thực hiện từ năm 2024 - 2028 với tổng mức đầu tư khoảng 6.030 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách thành phố 2.826 tỉ đồng (chiếm 49,5%) và vốn BOT là 2.883 tỉ đồng (chiếm 50,5%).

Thời gian xây dựng dự kiến từ 2025 - 2028, thời gian thu phí BOT là 18 năm 8 tháng (từ năm 2028 đến 2048).

Tuyến đường Cầu thủ Thiêm 4

Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với quận 4, quận 7

Sở GTVT đưa ra 5 phương án thiết kế và đề xuất chọn phương án 4

Theo phương án 4, tĩnh không thông thuyền cầu chính qua sông Sài Gòn (khi hoạt động bình thường ngang*cao = 80 *15m), khi có tàu lớn đi qua (ngang*cao = 80*45m). Kết cấu nhịp chính là dầm thép, bố trí 2 trụ tháp bằng bê-tông cốt thép cùng với hệ nâng, nhịp dẫn sử dụng dầm bê-tông cốt thép dự ứng lực.

So với các phương án còn lại, phương án 4 không ảnh hưởng đến quy hoạch xây dựng Thủ Thiêm, tổ chức giao thông kết nối thuận lợi và không ảnh hưởng lưu thông tàu bè qua lại sông Sài Gòn cũng như cập cảng Nhà Rồng - Khánh Hội.

Kết cấu cầu Thủ Thiêm 4

Phương án thiết kế cầu được đề xuất thực hiện (Sở GTVT TP HCM cung cấp)

Sở GTVT TP HCM nhận định hiện nay, Khu Đô thị mới Thủ Thiêm chỉ kết nối giao thông với khu trung tâm hiện hữu tại địa bàn quận 1 và quận Bình Thạnh; chưa kết nối được với quận 4, quận 7 và Khu đô thị Nam thành phố. Do vậy, dự án được thành phố xác định là dự án trọng điểm, cấp bách, cần ưu tiên đầu tư để dần đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung toàn khu theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.

Phối cảnh Cầu Thủ Thiêm 4

Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4

Phối cảnh Cầu Thủ Thiêm 4

Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4

Theo Sở GTVT, việc đầu tư dự án sớm sẽ giúp giảm áp lực giao thông cho trục đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, cầu Khánh Hội, nút giao thông Huỳnh Tấn Phát - đường Lưu Trọng Lư - đường Bến Nghé, nút giao thông Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, khu công nghiệp Tân Thuận... 

Song song đó, tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển du lịch, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển Khu đô thị mới phía Nam thành phố.

Cầu Thủ Thiêm 4 khi hoàn thành với kiến trúc độc đáo, hài hòa sẽ là điểm nhấn thu hút du lịch, tạo thuận lợi khai thác bến tàu khách quốc tế tại khu bến cảng Nhà Rồng - Khánh Hội. Qua đó, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội TP HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Lãnh đạo TPHCM thúc tiến độ cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4

Lãnh đạo TPHCM yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ các phần việc liên quan công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn. Trong đó có cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ.

Văn phòng UBND TPHCM vừa truyền đạt ý kiến của ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND thành phố, về một số công trình trọng điểm trên địa bàn. Lãnh đạo TPHCM đã đốc thúc tiến độ của bốn dự án lớn và giao mốc thời gian thực hiện cụ thể.

Đối với dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 và cầu Cần Giờ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QHKT) cần chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị tham mưu, đề xuất phương án kiến trúc của các cây cầu theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của công trình. Phần việc này cần hoàn thành ngay trong tháng 6.

Phối cảnh cầu Cần Giờ hình cây đước

Trước ngày 15/6, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) cần thực hiện các chỉ đạo trước đây của UBND TPHCM liên quan đến hai cây cầu trên. Đồng thời, Sở Nội vụ cần khẩn trương xem xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về thành lập hội đồng thẩm định cấp cơ sở về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.

Sở KH&ĐT - cơ quan thường trực hội đồng thẩm định cấp cơ sở các dự án - cần phối hợp để tổ chức thẩm định, rà soát, điều chỉnh nguồn vốn dự kiến đảm bảo điều hòa vốn linh động.

Về dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2 (đoạn 1 từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp; đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng), Sở QHKT cùng các đơn vị cần xem xét đề xuất điều chỉnh tuyến metro số 6 và đường trên cao dọc vành đai 2 của Sở GTVT. Các đề xuất cần cập nhật vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060; quy hoạch chung TP Thủ Đức đến năm 2040 và các đồ án quy hoạch khác.

Phối hợp với Ban Giao thông và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND TP liên quan đến ranh chiếm dụng của dự án làm cơ sở triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; trình trước ngày 10 tháng 6 năm 2024. Sau khi có kết quả thi tuyển kiến trúc dự án; chủ trì, tổ chức thẩm định và trình UBND TP phê duyệt các dự án thành phần xây lắp đảm bảo đúng quy định và tiến độ đề ra.

Sở GTVT chịu trách nhiệm phối hợp Ban Giao thông cùng các đơn vị tham mưu, đề xuất UBND TPHCM về ranh chiếm dụng của dự án để làm cơ sở bồi thường, giải phóng mặt bằng trước ngày 10/6. Sau khi có kết quả thi tuyển kiến trúc, đơn vị cần thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt các dự án thành phần xây lắp.

Đối với dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 (TP Thủ Đức), Sở KH&ĐT thực hiện điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo chỉ đạo trước đó. Nhóm công tác liên ngành của dự án cần tham mưu, đề xuất UBND thành phố về việc đàm phán hợp đồng dự án này.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố về quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT (xây dựng - chuyển giao) theo một số cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết 98.

Cầu Cần Giờ có điểm đầu tại nút giao đường 15B (huyện Nhà Bè), điểm cuối kết nối với đường Rừng Sác (huyện Cần Giờ), cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8km về phía Nam

Trước đó, UBND TPHCM đã giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án Đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ theo phương thức đối tác công tư (PPP) với tổng vốn đầu tư dự kiến là hơn 9.980 tỷ đồng, được thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Cầu Cần Giờ dài 3,4 km, với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền (không gian dưới gầm cầu cách mặt nước) 55 m.

Cầu sẽ phá thế độc đạo của phà Bình Khánh, kết nối khu Nam thành phố với huyện Cần Giờ, đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực, qua đó tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển dự án khu lấn biển, khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.

Tháng 4/2019, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM công bố kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu phác họa theo hình dáng cây đước, biểu tượng đặc trưng cho vùng đất Cần Giờ.

Cụ thể, cầu Cần Giờ được thiết kế theo dạng cầu dây văng một trụ tháp, lan can cầu có hình tượng sóng biển, với các trụ đèn chiếu sáng tạo hiệu ứng rừng đước khi đi qua cầu.

Giới thiệu dự án Đông Tăng Long

cầu thủ thiêm