Hiển thị các bài đăng có nhãn cao tốc Biên Hòa - vũng tàu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cao tốc Biên Hòa - vũng tàu. Hiển thị tất cả bài đăng

Tuyến cao tốc nằm cửa ngõ sân bay Long Thành đang làm đến đâu?

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là hạ tầng giao thông quan trọng nằm ở cữa ngõ ra vào sân bay quốc tế Long Thành, kết nối với nhiều tuyến cao tốc, vành đai, quốc lộ, cảng Cái Mép – Thị Vải… có tính chất liên kết vùng. Khởi công từ tháng 6/2023, đến nay tiến độ dự án này đang ra sao?

Định tuyến Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chạy song song với quốc lộ 51, kết nối với sân bay Long Thành và loạt cao tốc khác

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được khởi công xây dựng từ tháng 6/2023 có tổng chiều dài toàn tuyến là 53,7km đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dự án được chia thành 3 dự án thành phần: Dự án thành phần 1 dài 16km do UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản; dự án thành phần 2 dài 18,2km qua tỉnh Đồng Nai do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản và dự án thành phần 3 dài 19,5km do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ quan chủ quản.

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sau khi hoàn thành sẽ giảm tải cho tuyến quốc lộ 51 kết nối Đồng Nai với Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án cũng kết nối với hàng loạt dự án cao tốc, vành đai quan trọng của khu vực như cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, đường Vành đai 4, hai tuyến đường cửa ngõ ra vào sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải…

Sau nửa năm khởi công, tiến độ của cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang có sự chênh lệch ở các dự án thành phần. Nguyên nhân chính là do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, từ tháng 9/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo về việc xin điều chỉnh tăng vốn đầu tư của dự án thêm gần 3.700 tỉ đồng so với thời điểm phê duyệt đầu tư. Nguyên nhân tăng vốn là phát sinh trong chi phí giải phóng mặt bằng.

Đoạn qua Bà Rịa – Vũng Tàu thuận lợi

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mới đây đã có chuyến làm việc, kiểm tra thực tế dự án thành phần 3 – tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thị sát dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu ngày 2/1/2024 (Ảnh TTX)

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, từ tháng 10/2022 địa phương bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng và đến nay bàn giao đạt 99,6%, cơ bản đủ để phục vụ thi công. Trên tuyến hiện nhiều đoạn cũng đã thành hình và công tác thi công đang được đẩy nhanh tiến độ.

Các nhà thầu đang triển khai 11 mũi thi công, giá trị thực hiện đến ngày 31/12/2023 đạt khoảng 10% khối lượng công trình.

Trong đó phần cầu đã thi công 143 cọc khoan nhồi, 77 phiến dầm, đổ 1.484m bê tông mố trụ cầu tại cầu Suối Nhum, cầu vượt Hội Bài - Châu Pha, cầu Suối Đá và cầu vượt ngang Km 43+767. Phần đường đã thi công 1.500m3 cống các loại, đắp 200.000m3 đất và 10km đường công vụ dọc tuyến.

Về nguồn vật liệu xây dựng, dự án cần khoảng 1,7 triệu m3 đất đắp nền đường, khoảng 80.000m3 cát xây dựng và khoảng 555.000m3 đá xây dựng.

Hiện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hoàn thành thủ tục cấp phép khai thác theo cơ chế đặc thù đối với mỏ vật liệu đất, đã phục vụ thi công cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

Đoạn qua Đồng Nai mắc kẹt

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Lê Anh Tuấn, trong khi tiến độ bàn giao mặt bằng dự án thành phần 3 gần như đã hoàn thành, thì dự án thành phần 1 hiện chỉ mới bàn giao được 7ha, dự án thành phần 2 mới bàn giao 15ha.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn qua địa bàn tỉnh có chiều dài hơn 34km. Để thực hiện dự án, tỉnh phải thu hồi diện tích đất gần 290ha thuộc địa bàn thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành với hơn 3.400 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó, có hơn 2.400 hộ dân thuộc diện phải bố trí tái định cư.

Theo kế hoạch ban đầu, việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp trước ngày 30/6 và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm đếm, bồi thường giải phóng mặt bằng khiến tiến độ rất chậm.

Ngày 21/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi đã có chỉ đạo các sở ngành, địa phương cần nỗ lực để hoàn thành công tác kiểm đếm đất đai, tài sản trên đất trong tháng 12/2023.

Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có 10/11 xã, phường ở TP. Biên Hòa và huyện Long Thành hoàn thành công tác trên. Địa phương còn lại là phường Phước Tân (TP. Biên Hòa) chưa thể hoàn thành trong năm 2023.

Trước đó, lãnh đạo Đồng Nai cũng đặt mục tiêu sẽ chi trả tiền bồi thường cho người dân trong vùng dự án từ tháng 12/2023. Ban Quản lý dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh cũng đã lập, niêm yết phương án bồi thường, hỗ trợ cho 113 trường hợp thuộc dự án với số tiền khoảng 216 tỉ đồng.

Thế nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ hộ dân nào được chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Khởi công khu tái định cư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sáng 27/12

Về tiến độ xây dựng các khu tái định cư, sáng 27/12, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án khu tái định cư Long Phước tại xã Long Phước, huyện Long Thành.

Khu tái định cư Long Phước sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 34ha, với tổng vốn đầu tư trên 364,7 tỉ đồng.

Toàn bộ khu tái định cư có 1.048 lô đất, mỗi lô có diện tích từ 80m2 đến 125m2, bố trí chỗ ở cho 4.000-4.500 người.

Đây là khu tái định cư thứ 2 phục vụ cho dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Trước đó, khu tái định cư Long Đức với quy mô gần 30ha, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 3.700 người cũng đã được khởi công xây dựng.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bàn giao gần 96% mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bàn giao 96% mặt bằng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, nhà thầu đã huy động thiết bị để thi công.

Ngày 23/10, Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải cho biết, đến nay đối với dự án thành phần 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, các nhà thầu đã triển khai thi công nhiều hạng mục trên toàn tuyến.

Mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Máy móc nhân lực thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại khu vực xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thời gian qua, Ban đã hoàn thiện các thủ tục gồm: Phê duyệt thiết kế, lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng với liên danh các nhà thầu để thi công gói thầu số 11 - xây lắp và thiết bị.

Đây là gói thầu có giá trị lớn, lên đến 1.800 tỷ đồng. Toàn bộ dự án thành phần 3 có một gói thầu xây lắp duy nhất.

Đến nay, sau bốn tháng khởi động, trên toàn tuyến, nhà thầu đồng loạt cho thi công các hạng mục đường, cầu trên tuyến, cầu vượt ngang, cống kỹ thuật.

Theo Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, nhu cầu vốn của dự án thành phần 3 trong năm 2023 là khoảng trên 3.100 tỷ đồng. Vì vậy, dự án cần bố trí bổ sung vốn là 994 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 500 tỷ đồng và ngân sách tỉnh 494 tỷ đồng).

Thực tế hiện nay ngân sách Trung ương còn thiếu số vốn 500 tỷ đồng nên Ban đã kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm việc với Bộ Kế hoạch - Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ vốn 500 tỷ đồng cho dự án.

Mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Mặt bằng triển khai cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu đã được bàn giao khoảng 96% nên nhà thầu đã tập trung máy móc, nhân lực, nguyên vật liệu phục vụ thi công dự án

Nguồn vốn này để thanh toán chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn, tạm ứng hợp đồng xây lắp để dự án được triển khai theo đúng tiến độ được duyệt...

Được biết, đối với dự án này hiện các hộ dân tại thành phố Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ đã ký biên bản bàn giao mặt bằng lên đến gần 96%. Đến nay, còn một số hộ chưa ký biên bản bàn giao nên lãnh đạo các địa phương và đơn vị chuyên môn tiếp tục vận động, tuyên truyền để sớm bàn giao hết toàn bộ mặt bằng triển khai dự án.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài khoảng 53,7km đi qua địa bàn hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điểm đầu nối với tuyến tránh Biên Hòa (Đồng Nai) vị trí cách ngã ba Vũng Tàu 6,5km; Điểm cuối tại nút giao với QL56 thuộc thành phố Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trong đó, dự án thành phần 3 đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu) giai đoạn 1 có chiều dài 19,5km đã được khởi công vào ngày 18/6 và đang thi công.

Chuyên Gia Gợi Ý Những Vùng BĐS Nhà Đầu Tư Nên Xuống Tiền

Thị trường BĐS miền Nam theo các chuyên gia, đã qua thời chỉ cần “đất lành là chim đậu”. Xu hướng đầu tư từ năm 2023 trở đi sẽ nhắm đến những khu vực BĐS mang lại giá trị thực tế, hiện hữu, những nơi “đất phải có thóc để chim ăn”.

Đầu Tư BĐS Miền Nam, Nơi Nào Có Sóng?

Chia sẻ về xu hướng đầu tư trên thị trường BĐS miền Nam trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhìn nhận: "Lấy trung tâm là TP.HCM và bán kính xung quanh 100km, những nhà đầu tư BĐS hãy quên đi những nơi “đất lành chim đậu”, mà phải tìm tới những nơi “đất có thóc để chim ăn”.

Nhận định về vùng đất “có thóc” trong thời gian tới, ông Hiển cho rằng điều này phụ thuộc vào yếu tố thương mại dịch vụ. Theo đó, thị trường nhà đất TP.HCM và Biên Hòa và một phần nào đó là ở Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là điểm đến vô cùng hấp dẫn với giá trị thương mại cao.

Bất động sản Thủ Đức

Nhà đầu tư BĐS miền Nam được khuyến nghị hướng đến các khu vực đang có sự phát triển mạnh về hạ tầng liên kết vùng và công nghiệp

Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng lưu ý, vùng đất “có thóc” cho nhà đầu tư còn là những khu công nghiệp có quỹ đất sạch, chuyển đổi nhanh. Các khu công nghiệp lớn đang có xu hướng phát triển ở địa phương mà điều kiện hạ tầng tốt, giao thông thông thoáng và đặc biệt là có cảng biển. Vì vậy, những khu vực này sẽ là nơi thu hút đại bàng đáp cánh và nhà đầu tư chim sẻ cũng theo đó tìm tới nhiều hơn.

Nhà đầu tư có thể lưu tâm loại hình đất nền khu công nghiệp hay nhà phố thương mại, nhà ở cho chuyên gia tại các khu công nghiệp lớn đang triển khai ở thị trường vệ tinh gần TP.HCM

Còn theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc trang thông tin Bất Động Sản khu vực miền Nam, hạ tầng luôn là một trong các yếu tố lớn thúc đẩy giá BĐS tăng giảm.

Thị trường BĐS miền Nam đang có rất nhiều dự án hạ tầng lớn triển khai, mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế và du lịch, trong đó có các dự án trọng điểm như Cảng biển Cái Mép, Sân bay Long Thành… Xét trong bán kính 60 km từ các dự án trọng điểm thì Đồng Nai, Phan Thiết và Bà Rịa – Vũng Tàu đang là thị trường hấp dẫn cho nhà đầu tư xem xét.

Ví dụ như tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vừa thông xe, nhu cầu tìm mua nhà đất tại đây tăng 30 – 40%. Việc di chuyển từ TP.HCM đến Bình Thuận chỉ mất 2,5 giờ lái xe khiến thị trường du lịch này cạnh tranh trực tiếp với Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng giúp thị trường du lịch Vũng Tàu và Hồ Tràm hưởng lợi lớn. “TP.HCM có 20 triệu dân, chỉ cần 1 người mỗi năm đi du lịch Vũng Tàu một lần, nguồn lợi từ khai thác du lịch, thương mại đã rất lớn mà chưa tính đến lượng du khách quốc tế hay các tỉnh lân cận”, ông Tuấn cho hay.

Ngoài ra, tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Bến Lức – Long Thành sẽ giúp làm tăng sức cạnh tranh vốn đầu tư, thương mại cho Long An và các tỉnh miền Tây. Đây cũng là những thị trường mà nhà đầu tư BĐS có thể xem xét.

Hạ Tầng Tiếp Tục Là Lực Đẩy Cho BĐS

Ở góc độ phát triển BĐS, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills cho rằng, các dự án hạ tầng mang tính liên kết vùng và phát triển đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và tăng cường sự hợp tác kinh tế, xã hội, và phát triển bền vững trong một khu vực rộng lớn.

Bất động sản Thủ Đức

Hạ tầng sẽ tiếp tục là bể phóng cho thị trường BĐS miền Nam phát triển trong các năm tới

Trong thời gian qua, TP.HCM cùng một số địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Phan Thiết… triển khai nhiều dự án nhằm nâng cao khả năng liên kết vùng. Điều này gián tiếp tạo động lực cho sự phát triển của toàn thị trường BĐS miền Nam.

Ngoài ra, sự mở rộng của các dự án hạ tầng còn đang giúp gia tăng quá trình hình thành các khu đô thị, khu dân cư vùng ven, giải quyết bài toán nhà ở và mật độ dân số đông đúc cho TP.HCM, tạo cơ hội cho thị trường BĐS lân cận phát triển.

“Người dân tại những dự án nhà ở nằm trên các trục đường hạ tầng lớn có thể dễ dàng di chuyển thông qua các công trình giao thông liên kết vùng, có được sự thuận tiện trong quá trình sinh sống, học tập mà không nhất thiết phải đổ về TP.HCM, nơi có mật độ dân số cao và giá nhà vượt khả năng chi trả, đặc biệt là nhóm người trẻ”, ông Khương nhận định.

Còn nhìn từ câu chuyện sản xuất, thương mại và logistics, nhờ dự án đường cao tốc, vành đai, việc vận chuyển hàng hóa liên vùng sẽ diễn ra thuận tiện hơn, từ đó thu hút các nhà đầu tư, kéo theo nhu cầu về thuê mua BĐS khu công nghiệp như trung tâm dữ liệu, kho lạnh… và nhu cầu thuê văn phòng.

Bên cạnh đó, Sân bay Long Thành sẽ trở thành điểm trung chuyển cho hai tuyến đường vành đai này. Sự kết hợp giữa các công trình giao thông sẽ rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm chi phí, từ đó thúc đẩy vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi các nước trong khu vực.

Sự tăng trưởng kinh tế vùng cũng được thúc đẩy nhờ cơ sở hạ tầng giao thông, từ đó giúp bức tranh của nền kinh tế nói chung và BĐS miền Nam nói riêng khởi sắc hơn thời gian tới.

Bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu: Tâm điểm thu hút giới đầu tư

Từ nay đến cuối năm, thị trường bất động sản khu vực phía Nam sẽ có những tín hiệu hồi phục tích cực, trong đó, tâm điểm thu hút giới đầu tư chắc chắn sẽ là thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngay từ đầu Quý 3, theo ghi nhận thực tế, tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã bắt đầu xuất hiện làn sóng ngầm săn tìm các sản phẩm bất đông sản đón đầu cơ hội. Trong đó, bất động sản có giá trị tích lũy và khai thác được quan tâm khá nhiều.

Thời điểm vàng để đầu tư

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Sang - Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản SG Holdings nhận định, giai đoạn khó khăn nhất của thị trường địa ốc đã đi qua. Từ nay đến cuối năm, thị trường bất động sản khu vực phía Nam sẽ có những tín hiệu hồi phục tích cực, trong đó, tâm điểm thu hút giới đầu tư chắc chắn sẽ là thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bất động sản Vũng Tàu

Thị trường bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu có những làn sóng giới đầu tư săn tìm các sản phẩm bất đông sản đón đầu cơ hội.

“Dễ dàng nhận thấy những tín hiệu tích cực như kinh tế có dấu hiệu phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh, đặc biệt là các dự án hạ tầng khắp nơi được khởi động … Có thể nói, thị trường đã chạm đáy và chờ sức bật trở lại” – ông Sang nói.

Theo Tổng Giám đốc SG Holdings, dù thanh khoản của thị trường địa ốc vẫn còn thấp, song những áp lực bán tháo đã không còn, thị trường đang bước vào giai đoạn giằng co, bên mua tiếp tục chờ giảm giá sâu, bên bán không bán thấp mà chờ thị trường phục hồi.

Theo phân tích của các chuyên gia, đây là thời điểm cho thấy “đáy” của thị trường đã được xác lập, đồng thời là cơ hội tốt nhất cho người mua nhà để ở lẫn giới đầu tư địa ốc. Qua ghi nhận thực tế cho thấy, thời gian gần đây, thị trường đã bắt đầu xuất hiện làn sóng ngầm “bắt đáy” bất động sản.

“Tất nhiên, dòng sản phẩm bất động sản được người mua quan tâm giai đoạn hiện nay chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chất lượng thật, giá trị thật” – ông Sang nhận định, đồng thời cho rằng, trong số các khu vực nổi lên trong việc săn tìm bất động sản để đầu tư tích lũy và khai thác, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là tâm điểm thu hút giới đầu tư.

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là "tâm điểm"

Thị trường bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu, trong mắt giới đầu tư địa ốc, từ lâu đã là tâm điểm về sự hấp dẫn, bởi nếu không tính TP Hồ Chí Minh, thì đây là địa phương duy nhất của miền Đông Nam Bộ có biển.

Đặc biệt, gần đây, một loạt công trình hạ tầng kết nối được khởi động, khiến Bà Rịa - Vũng Tàu càng trở nên hấp dẫn hơn; đặc biệt là sau khi cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được khởi công xây dựng. Có thể nói, nửa đầu năm 2023, Bà Rịa - Vũng Tàu đã chứng kiến một “cơn mưa” về các dự án hạ tầng giao thông.

Vung Tau Centre Point

Phối cảnh dự án Vung Tau Centre Point, một trong những dự án tâm điểm tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang thu hút giới đầu tư

Đơn cử, chỉ trong phạm vi tháng 6/2023, địa phương này đã khởi công 3 công trình giao thông huyết mạch, được đánh giá là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến tuyến cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu.

Theo ghi nhận, ngay sau khi nhiều công trình hạ tầng được khởi động, thị trường địa ốc Bà Rịa Vũng Tàu đã bắt đầu rục rịch “bung hàng” và cùng với đó là một làn sóng săn bất động sản trở lại.

Đơn cử như mới đây, Công ty Cổ phần Xây dựng DIC Holdings, đã cho ra mắt dự án Vung Tau Centre Point. Dự án có quy mô 2 blocks, cao 25 tầng với 540 căn hộ, 26 căn Duplex Penthouse, 29 căn Shophouse. Vung Tau Centre Point sở hữu vị trí khá đắc địa, với 4 mặt tiền đường thuộc trung tâm TP Vũng Tàu. Điều đặc biệt đáng chú ý là dự án này đã hoàn thiện pháp lý.

“Với giá bán chỉ từ 42,9 triệu/m2, thanh toán chỉ 1%/tháng, khách hàng còn được ưu đãi đặc biệt miễn phí quản lý 24 tháng, Vung Tau Centre Point hứa hẹn sẽ đặc biệt thu hút giới đầu tư, trong bối cảnh thị trường đang khá khan hiếm sản phẩm “chuẩn pháp lý” như thế này” – Tổng Giám đốc SG Holdings nhận định.

Đầu tư lâu dài hay lướt sóng bất động sản trong nữa cuối năm 2023?

Dù tình hình chung của thị trường bất động sản vẫn còn trầm lắng, nhưng đầu đó trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện làn sóng ngầm săn tìm các sản phẩm bất đông sản đón đầu cơ hội. Trong đó, bất động sản có giá trị tích lũy và khai thác được quan tâm khá nhiều.

Thời điểm vàng “đón lỏng” cơ hội

Những khó khăn nhất của thị trường địa ốc dần qua đi. Những tìn hiệu tích cực mới mở ra như kinh tế có dấu hiệu phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh, đặc biệt là các dự án hạ tầng khắp nơi được khởi động … được xác định thị trường đã chạm đáy và chờ sức bật trở lại.

Dù thanh khoản của thị trường địa ốc vẫn còn thấp, song những áp lực bán tháo đã không còn, thị trường đang bước vào giai đoạn giằng co, bên mua tiếp tục chờ giảm giá sâu, bên bán không bán thấp mà chờ thị trường phục hồi. Theo phân tích của các chuyên gia, đây là thời điểm cho thấy “đáy” của thị trường đã được xác lập, đồng thời là cơ hội tốt nhất cho người mua nhà để ở lẫn giới đầu tư địa ốc.

Bất động sản Vũng Tàu

BĐS vẫn được nhận định là kênh đầu tư hiệu quả, an toàn trong năm 2023

Ghi nhận thực tế cho thấy trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện làn sóng ngầm “bắt đáy” bất động sản. Tất nhiên, dòng sản phẩm bất động sản được người mua quan tâm giai đoạn hiện nay chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chất lượng thật, giá trị thật, còn với bất động sản ngược lại vẫn đang gặp nhiều khó khăn về thanh khoản. Nếu như ở các TP.HCM dòng sản phẩm được giới đầu tư lựa chọn là nhà liền thổ có khả năng sử dụng và khai thác tốt hoặc phân khúc căn hộ đáp ứng nhu cầu ở thật.

Một phân khúc khác đang được giới đầu tư săn tìm khá nhiều nữa trong giai đoạn hiện nay đó chính là bất động sản tại các thành phố ven biển, nhưng khác với trước đây thay vì đổ xô vào mua đất vườn, thì hiện nay dòng tiền đang tập trung vào các sản phẩm được hình thành, đáp ứng nhu cầu sử dụng và khai thác. Theo phân tích của giới chuyên môn, lý do nhiều.

người quyết định đổ tiền vào bất động sản thời điểm này, là vì trong bối cảnh hiện nay, hầu hết các kênh đầu tư đều có nhiều rủi ro, gửi tiết kiệm thì lãi suất khá thâp, trong khi đó bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả hơn cả. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ có có bất động sản đáp ứng được các yêu tố pháp lý rõ ràng và có khả năng khai thác được dòng tiền về giá trị gia tăng mới thực sự được quan tâm.

Tìm về nơi đáng sống

Trong số các khu vực nổi lên trong việc săn tìm bất động sản để đầu tư tích lũy và khai thác gần đây có Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là địa phương duy nhất của miền Đông Nam bộ có biển và đặc biệt là từ sau thời điểm cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và một loạt các công trình hạ tầng khác được khởi công xây dựng, thị trường bất động sản Bà Rịa Vũng Tàu càng được chú ý hơn.

Bất động sản Vũng Tàu

Thị trường bất động sản Bà Rịa Vũng Tàu nổi lên trong cuộc “săn” tìm bất động sản

Chia sẻ về thị trường, ông Nguyễn Thanh Sang, tổng giám đốc Công ty Bất động sản SG Holdings , đơn vị đang phát triển dự án Vung Tau Centre Point tại Thành phố Vũng Tàu cho biết, theo kế hoạch tháng 8 tới dự án Vung Tau Centre Point mới chính thức mở bán, nhưng hiện dự án nhận được kết quả quan tâm bất ngờ của khách hàng. đây chính là điều đặc biệt trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn. Theo ông Sang, qua khảo sát diễn biến tâm lý của khách hàng, lý do dự án này được quan tâm là bởi đây là dự án căn hộ cao cấp sở hữu vĩnh viễn đầu tiên có mặt tại phố biển Vũng Tàu và dự án được các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ mang lại giá trị sử dụng và khai tốt.

Theo phân tích của giới chuyên môn, Bà Rịa – Vũng Tàu hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để trở thành nơi phát triển công nghiệp, du lịch tiềm năng của miền Đông Nam Bộ. Bởi địa phương này có bờ biển dài 305 km với nhiều bãi tắm đẹp được đánh giá như “trái tim của du lịch biển” khu vực miền Nam. Ngoài ra, đây còn là nơi đáp ứng được chất lượng cuộc sống khá tốt.

Theo khảo sát, tuổi thọ trung bình cùa người dân toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là 76,4 tuổi, đạt top 3 cả nước, cao hơn so với mặt bằng chung cả nước là 73,6. Theo mục tiêu phát triển của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ đến đến năm 2030 là xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành nơi đáng sống, tạo ra giá trị, mọi người dân đều có cuộc sống yên lành. Nâng cao sự phồn vinh, hạnh phúc của mọi người dân trong tỉnh, ai cũng có cuộc sống khỏe mạnh, tăng cường phúc lợi cho mọi lứa tuổi, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn thị sát cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Ngay sau ngày khởi công, nhà thầu, tư vấn giám sát đã khởi động ngay các công việc tại dự án cao tốc được mong đợi này.

Chiều 9/7, Đoàn công tác Bộ GTVT do Thứ trưởng Lê Anh Tuấn làm trưởng đoàn đã đi thực địa kiểm tra công tác thi công dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai.

Thị sát cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Buổi sáng cùng ngày, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn đi thực địa tại dự án sân bay Long Thành

Đại diện Ban QLDA 85 (chủ đầu tư dự án thành phần 2) cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cho biết, ngay sau ngày khởi công, nhà thầu, tư vấn giám sát đã khởi động ngay các công việc tại dự án. Đồng thời huy động thêm nhân sự, triển khai phòng thí nghiệm hiện trường, hoàn thiện các hồ sơ vật liệu đầu vào, khảo sát, lập bản vẽ thi công...

Về vật liệu đất đắp, qua khảo sát, dự kiến sử dụng 7 mỏ đất với tổng trữ lượng khoảng 30 triệu mét khối. Trong đó có bốn mỏ thương mại đang khai thác, tổng trữ lượng 9,1 triệu khối; hai mỏ quy hoạch và một mỏ chưa khai thác, tổng trữ lượng 20,9 triệu khối.

Hai địa phương đã chấp thuận bốn vị trí để tập kết bãi đổ thải thuộc xã Tam An, Lộc An, Bàu Cạn và khu xử lý chất thải Bàu Cạn 1.

Hiện nay, các nhà thầu đang liên hệ làm việc với địa phương để hoàn thiện thủ tục cấp phép đổ thải. Đồng thời khảo sát thêm các vị trí có thể khai thác đất để lập các thủ tục xin chuyển đổi, khai thác theo cơ chế đặc thù.

Nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Phối cảnh một nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Liên quan đến công tác tái định cư, UBND huyện Long Thành đã triển khai thủ tục xây dựng hai khu tái định cư. Một là Khu tái định cư Long Phước, huyện Long Thành diện tích 33,9ha, bố trí 1.048 lô tái định cư.

Hai là Khu tái định cư Long Đức, huyện Long Thành, đã khởi công xây dựng vào đầu tháng 2/2023, diện tích 30ha, bố trí được 843 lô tái định cư.

Hiện nay, do vướng giá đền bù nên địa phương chưa thể thực hiện việc hỗ trợ thanh lý cây sao su của Tổng Công ty cao su Đồng Nai quản lý giải phóng phần mặt bằng còn lại để phục vụ thi công.

Ban QLDA 85 cho biết đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư tiểu dự án và các cơ quan liên quan của địa phương để thực hiện kế hoạch thu hồi đất. Song song với đó là triển khai công tác đo đạc, kiểm đếm, lên phương án bồi thường cho từng khu vực, đoạn tuyến, đáp ứng bàn giao mặt bằng phục vụ thi công theo tiến độ đã đề ra.

Họp cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn tại buổi làm việc với Ban QLDA 85 và các nhà thầu chiều 9/7

Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đặc biệt lưu ý đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Ông yêu cầu Ban QLDA 85 phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác bàn giao mặt bằng, tái định cư để nhà thầu sớm có thể thi công.

Thứ trưởng cũng lưu ý khu vực dự án thi công đi qua khu đông dân cư. Do đó, đơn vị thi công phải phối hợp chặt chẽ với địa phương để có phương án tổ chức thi công hài hoà, hợp lý. Việc di dời hạ tầng kỹ thuật, đường ống nước... đảm bảo đồng bộ, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Ông cũng yêu cầu các nhà thầu phải nhanh chóng thành lập Ban điều hành công trường, huy động đầy đủ thiết bị, máy móc, nhân sự; có mặt bằng đến đâu thi công đến đó, lập kế hoạch thi công chi tiết nhằm đảm bảo tiến độ theo đúng kế hoạch của dự án.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có 53,7km (qua địa bàn tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2km, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 19,5km). Sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 17.800 tỷ đồng. Ngày 18/6, tuyến cao tốc này được khởi công.

Dự án được chia thành 3 dự án thành phần. Dự án thành phần 1 (Km0 - Km16) do UBND tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư với chiều dài khoảng 16km.

Dự án thành phần 2 (Km16 - Km 34+200) do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản (Ban QLDA 85 đại diện chủ đầu tư) với chiều dài khoảng 18,2km.

Dự án thành phần 3 (Km 34+200 - Km 53+700) do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư với chiều dài khoảng 19,5km.

Giai đoạn 1, dự án được đầu tư với quy mô 4 - 6 làn xe theo từng đoạn tuyến. Giai đoạn hoàn thiện, tuyến cao tốc sẽ được mở rộng bảo đảm quy mô 6 - 8 làn xe.

Giới thiệu tiềm năng phát triển thành phố Vũng Tàu tới 2030

Được xem là quê hương thứ hai của người miền Nam, một thành phố biển đáng đến, đáng sống; một đô thị trung tâm hàng đầu khu vực Đông Nam bộ; Thành phố Vũng Tàu là đô thị tổng hợp cấp Quốc gia về dầu khí, du lịch và một trong những đô thị dẫn đầu cả nước về thu nhập bình quân đầu người.

Thành phố Vũng Tàu nổi tiếng với danh xưng “ phố biển xứ dầu mỏ”, một vùng đất đặc biệt, giàu tiềm năng nhiều lợi thế, hội tụ cơ hội phát triển toàn diện. 

Nhiều thành phố trong 1 thành phố

Theo định hướng phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia là Logistic, từ năm 2022, ngân sách được tập trung phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã chú trọng đến hệ thống đường bộ (cao tốc, quốc lộ) kết nối vùng với thành phố Hồ Chí Minh, cảng hàng không quốc tế Long Thành, cửa khẩu quốc tế, Cảng biển quốc tế Cái Mép – Thị Vải.

Thành phố Vũng Tàu với vị trí chiến lược quan trọng trong định hướng phát triển này, đã thừa hưởng nhiều cơ hội và quy hoạch hạ tầng đáng chú ý.

I. THÀNH PHỐ KẾT NỐI

1.1. Vị trí chiến lược quan trọng

Thành phố Vũng Tàu là đô thị loại 1 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km, một trong 4 tỉnh thành là tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam. Là   cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh thành phía Nam.

Quy hoạch Thành phố Vũng Tàu

1.2. Tâm điểm huyết mạch – Kết nối liên vùng

Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung, thành phố Vũng Tàu nói riêng theo chiến lược phát triển “Hạ tầng đi trước – Đô thị theo sau”. Vì vậy, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng và hạ tầng giao thông nội đô của thành phố Vũng Tàu cực kỳ phát triển.

Hệ thống đô thị gắn với trục động lực phát triển mới:

Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu, đường Vành đai 4 và tuyến liên cảng (công nghiệp – cảng biển - Logistic). Trục động lực phát triển mới hỗ trợ tổ chức trên các tuyến giao thông kết nối vùng, kết nối cảng Thị Vải - Cái Mép, sân bay Quốc tế Long Thành với Hàng lang kinh tế Đông Tây của quốc gia (Mộc Bài - thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu). 

Hệ thống đô thị gắn với trục động lực phát triển ven biển phía Nam (trục động lực phát triển đô thị - dịch vụ - du lịch). Hành lang đô thị hóa bảo tồn sinh thái - du lịch biển tổ chức trên tuyến QL55 và đường ven biển ĐT994. Hình thành 3 cụm đô thị du lịch:

  • Cụm 1: Vũng tàu - Long Hải ưu tiên phát triển trung tâm du lịch đại chúng, nghỉ dưỡng, hội thảo, giải trí.
  • Cụm 2: Phước Hải - Lộc An phát triển du lịch ẩm thực, du lịch gắn với vùng nông nghiệp, sinh thái.
  • Cụm 3: Hồ Tràm - Bình Châu phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm hệ sinh thái Bình Châu - Phước Bửu - Hồ Tràm.

Thông tin Tham khảo, Trong đó, là các tuyến kết nối trọng điểm:

  • Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và QL 51 mở rộng, giúp kết nối với TPHCM thuận tiện và rút ngắn thời gian di chuyển chỉ còn 1h30’.
  • Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khởi công ngày 18/06/2023, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động vào năm 2026, sẽ kết nối liên tuyến với sân bay Quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải, đặc biệt, Thành phố Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh – đầu não kinh tế khu vực phía Nam.
  • Đường Vành đai 4, Cao tốc Bến Lức – Long Thành, kết nối khu vực miền Tây Nam Bộ.
  • Tuyến đường liên cảng (kết nối trực tiếp các cảng của TP Vũng Tàu với cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải và các cụm công nghiệp của Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa, Phú Mỹ, Long Sơn và Gò Găng…)
  • Tuyến đường ven biển Tỉnh lộ 994 kết nối các khu vực kinh tế du lịchbiển ở khu vực phía Đông, xuyên qua những khu du lịch ven biển đẹp nhất của Bà Rịa là TP Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bình Châu, Phan Thiết,…

Hạ tầng Thành phố Vũng Tàu

Sóng hạ tầng của bất động sản Vũng Tàu

II. THÀNH PHỐ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG ĐÓN TỪ 12 – 16 TRIỆU LƯỢT KHÁCH/NĂM TỔNG THU TỪ DU LỊCH ĐẠT 31.000 TỶ ĐỒNG

2.1. Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên cực kỳ ưu ái:

Đầu thế kỷ 16, vùng đất này được gọi là “Vịnh nằm giữa những núi Cinco Chagas”. Từ những năm 1775, tàu thuyền Bồ Đào Nha & Pháp xem Vũng Tàu như chốn dừng chân giữa nghìn dặm hải lý,  từ đấy người Pháp gọi Vũng Tàu là Cap Saint – jacques (mũi đất của Thánh Giacôbê).

Điều kiện khí hậu ôn hòa, ít bão lũ, là thành phố biển nhưng đại hình có núi và rừng nên nhiệt độ trung bình mát mẻ, phù hợp để phát triển các ngành kinh tế biển, nhất là du lịch nghỉ dưỡng hoạt động quanh năm.

Được xem là một thành phố bán đảo với 3 mặt bao bọc bởi biển, sở hữu đường bờ biển dài khoảng 42km (một tỷ lệ biển trên đất liền cực kỳ lớn so với các thành phố biển khác), thiên nhiên trù phú với các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn, hệ sinh thái rừng ngập mặn,… Là bộ khung tự nhiên giàu đẹp, được thiên nhiên cực kỳ ưu ái. 

Trong vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương duy nhất có bờ biển dài với bãi cát thoải, sạch, nước trong và đủ điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.

Đặc biệt là thành phố Vũng Tàu với sự phát triển CSHT độ thị sầm uất, sở hữu nhiều cảnh quan hấp dẫn, môi trường trong lành cùng các di tích lịch sử – văn hóa – lễ hội đặc sắc.

Với vị trí liền kề các trung tâm kinh tế, tập trung đông đúc dân cư của vùng Đông Nam Bộ và có thị trường hơn 18 triệu dân, có tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh…

Có thể thấy rằng, sự hội tụ của tất cả những yếu tố trên, đưa thành phố Vũng Tàu phát triển trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của vùng Đông Nam Bộ và các vùng lân cận, là một trong những điểm đến hàng đầu vốn đã định hình thương hiệu từ lâu.

III. THÀNH PHỐ CẢNG

Là thành phố hội tụ đầy đủ tiềm năng để phát triển toàn diện các ngành kinh tế mũi nhọn như dầu khí, cảng biển, du lịch, công nghiệp…

Định hướng đến năm 2050, BRVT nói chung và TP Vũng Tàu nói riêng sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á.

3.1. Dầu khí:

Hoạt động kinh tế của TP Vũng Tàu trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Thành phố Vũng Tàu chiếm 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước.

 Thành phố dầu khí Vũng Tàu

3.1. Cảng biển:

Thành phố cảng Vũng tàu

Cảng Vũng Tàu là Cảng biển đặc biệt nước ta. Bên cạnh đó, đây còn là cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam giữ nhiều vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế, giúp tàu biển hoạt động thuận lợi hơn. Có thể nói, việc thành lập Cảng Vũng Tàu đã mang về nhiều lợi thế nổi trội cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Với hệ thống 21 cảng biển và cảng thủy nội địa, tuyến đường liên cảng kết nối với hệ thống cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải, Thành phố Vũng Tàu là đầu mối giao lưu quan trọng trong chiến lược phát triển logistic trở thành mũi nhọn kinh tế quốc gia.

IV. THÀNH PHỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Là thành phố biển với nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ trở thành thành phố đáng sống bậc nhất khu vực phía Nam.

Với tuổi thọ bình quân của người BRVT nói chung và thành phố Vũng Tàu nói riêng là 76,3 tuổi. 

Thành phố định hướng xây dựng nguồn dân số chất lượng cao, tập trung phát triển hạ tầng xã hội, các chính sách an sinh, phúc lợi, giáo dục nhằm mục tiêu thu hút và xây dựng dân số chất lượng cao.

Năm 2035, Vũng Tàu sẽ trở thành thành phố kinh tế - du lịch toàn diện, thu hút hơn 650.000 công dân ưu tú sống và làm việc tại đây. 

"MỘT VÙNG ĐẤT HỘI TỤ “THIÊN THỜI – ĐỊA LỢI – NHÂN HÒA", một vùng đất đặc biệt, nhiều thành phố trong 1 thành phố.

Nếu thành phố Đà Nẵng được biết đến như một thành phố đáng sống, thành phố Quy Nhơn là thành phố Hạnh phúc, Hải Phòng là thành phố Cảng, Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, Nha Trang là thành phố biển. Vậy, một thành phố đặc biệt hội tụ nhiều tinh hoa, giàu tiềm năng và vô cùng đáng yêu xinh đẹp, sẽ là THÀNH PHỐ CỦA TƯƠNG LAI!

Thành phố Vũng Tàu 2035

TỔNG QUAN

Vũng Tàu là một thành phố cực kỳ nhỏ bé, với tổng diện tích đất chỉ 150,9km2 (tương đương 15.043ha). (tham khảo: Nha Trang 264km2, HạLong 272 km2, Đà Lạt 394 km2, Biên Hòa 264,8 km2, Quy Nhơn 285km2)

Chiều dài từ phía Bắc kéo dài đến phía Nam của Vũng Tàu đoạn dài nhất khoảng 18km. Chiều ngang của Vũng Tàu, khoảng cách giữa 2 bờ biển là khoảng 3.4km và con đường nối hai bờ biển Đông – Tây là còn đường Nguyễn Hữu Cảnh. Vung Tau Centre Point là tâm điểm của con đường này, từ dự án đến bãi tắm Chí Linh (bờ Đông) là 1.7 km và bờ Tây cũng 1.7km.

Phân khu thành phố Vũng Tàu

Dân số hiện tại của Vũng Tàu 464.860 người, Mật độ dân số 3.513 người/km2

Tham khảo MDDS Thủ Dầu 1 – Bình Dương – 3.262 người/km2; Quy Nhơn – 1.596 người/km2, Biên Hòa – 4.738 km2, Nha Trang – 2131 người/km2.  Những thành phố này đều đã có căn hộ cao cấp.

Dân số Vũng Tàu năm 2035: Dự kiến khoảng 650.000 người. Quy hoạch đất ở khoảng 2.053ha chỉ chiếm 20,19% tổng diện tích đất tự nhiên.

Chỉ tiêu sử dụng đất thành phố Vũng Tàu

Phân khu vực phát triển

Không gian thành phố Vũng Tàu được chia thành 07 khu vực, cụ thể như sau:

  • Khu vực đảo Long Sơn: Là trung tâm công nghiệp dầu khí quốc gia. Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp khác; hình thành khu đô thị mới phục vụ công nghiệp dầu khí và khu đô thị sinh thái mật độ thấp, đáp ứng nhu cầu ở đô thị.
  • Khu vực Gò Găng: Phát triển khu đô thị mới gắn với sân bay Gò Găng và khu đô thị sinh thái gắn kết với không gian sinh thái rừng ngập mặn. Hình thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy hải sản công nghệ cao.
  • Khu vực Bắc Phước Thắng: Bảo tồn vùng vành đai xanh, vùng cảnh quan sinh thái tự nhiên trên cơ sở hệ thống các sông: Ba Cội, Cỏ May, Dinh và Cửa Lấp và rừng ngập mặn. Hình thành khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái mật độ thấp và trung tâm dịch vụ du lịch gắn với rừng ngập mặn.
  • Khu vực Công nghiệp – Cảng: Duy trì các khu công nghiệp và cảng hiện có. Mở rộng khu cảng Sao Mai – Bến Đình, phát triển khu công nghiệp, khu logistics và dịch vụ hậu cảng và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối. Tại khu vực cù lao Bến Đình, cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu; hình thành khu đô thị mới hiện đại với chức năng hỗn hợp gồm nhà ở – dịch vụ thương mại – văn phòng và đảm bảo hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư.
  • Khu vực đô thị hiện hữu: Tập trung cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị theo hướng bảo tồn cấu trúc không gian đô thị truyền thống, bảo tồn công trình kiến trúc, cảnh quan và hệ sinh thái có giá trị. Khai thác hiệu quả các quỹ đất công sở sau khi di dời, ưu tiên quỹ đất sau di dời cho các chức năng công cộng, cây xanh và hỗn hợp (văn phòng, thương mại, du lịch và nhà ở).
  • Khu vực Bắc Vũng Tàu (phía Bắc đô thị hiện hữu): Phát triển các khu chức năng: Trung tâm hành chính mới thành phố Vũng Tàu, trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ thương mại, trung tâm đào tạo. Hình thành các khu đô thị mới tập trung, hiện đại. Khuyến khích phát triển các công trình hỗn hợp với kiến trúc hiện đại để tạo dựng không gian đô thị khang trang, đồng bộ.
  • Tại khu vực Bàu Trũng, ưu tiên hình thành công viên văn hóa – hồ điều hòa.
  • Tại khu sân bay cũ, tái thiết đô thị sau khi di dời sân bay Vũng Tàu sang khu vực Gò Găng. Phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chính: khu đô thị, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, vui chơi giải trí…
  • Khu vực phát triển du lịch ven biển Chí Linh – Cửa Lấp: Phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chủ yếu gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sân golf, khu dân cư đô thị, dịch vụ thương mại và các không gian mở công cộng, quảng trường biển. Các khu vực gắn liền với không gian biển phải ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, quảng trường và không gian mở dành cho cộng đồng.

Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm

  • Trung tâm đô thị hiện hữu: Trung tâm khu đô thị hiện hữu được giữ nguyên vị trí và quy mô.
  • Trung tâm đô thị phát triển mới
  • Trung tâm hành chính: Xây dựng mới khu trung tâm hành chính thành phố tại khu vực Bắc Vũng Tàu, giáp đường 2/9, quy mô 14 ha theo hướng tập trung và hiện đại.

Trung tâm thương mại, dịch vụ

  • Phát triển trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, giải trí kết hợp khu đô thị tại khu vực sân bay hiện hữu.
  • Hình thành mạng lưới trung tâm thương mại dịch vụ hỗn hợp và công cộng cấp đô thị tại khu trung tâm đô thị hiện hữu, trung tâm các khu vực phát triển mới trên dọc tuyến đường 3/2 và 2/9.  Các trung tâm thương mại dịch vụ cấp khu vực bố trí dọc theo các tuyến đường chính và trung tâm các khu đô thị. Cải tạo, nâng cấp và phát triển chợ truyền thống tại các khu dân cư hiện hữu. 

Trung tâm giáo dục đào tạo

  • Xây dựng khu trung tâm giáo dục – đào tạo tại khu vực phát triển đô thị phía Bắc thành phố, trên các tuyến đường 3/2 và đường 2/9; 

Trung tâm y tế

  • Xây dựng các trung tâm y tế cấp đô thị gồm: Bệnh viện đa khoa quy mô 350 – 500 giường tại phường 11 quy mô khoảng 8 ha; bệnh viện quốc tế tại khu vực Gò Găng khoảng 10 ha; các trung tâm điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, các trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe chuyên ngành kết hợp dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch khám chữa bệnh.

Trung tâm văn hóa 

  • Xây dựng các công trình văn hóa cấp đô thị tại khu vực Bắc Vũng Tàu, quy mô diện tích khoảng 9 ha, gồm: Nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng… Cải tạo và hoàn thiện mạng lưới công trình văn hóa tại các khu đô thị.

Trung tâm thể dục thể thao

  • Bố trí trung tâm thể dục thể thao thành phố quy mô khoảng 20 ha tại khu vực Bắc Vũng Tàu, trên đường 2/9, kết nối không gian với công viên quảng trường Hồ Mặt trời.
  • Trung tâm Long Sơn: Là trung tâm khu đô thị và dịch vụ công nghiệp hóa dầu – cảng phụ trợ, quy mô khoảng 60 – 70 ha.
  • Trung tâm Phước Thắng: Là trung tâm dịch vụ thương mại – thể thao – giải trí – du lịch, quy mô khoảng 40 – 50 ha, dự kiến tại cửa ngõ phía Bắc thành phố theo hướng quốc lộ 51B.

Các trung tâm chuyên ngành

  • Trung tâm vận tải, công nghiệp, logistic: Hình thành khu vực dịch vụ hậu cần cảng, trung chuyển hàng hóa cấp vùng gắn với các khu công nghiệp Long Sơn và Sao Mai – Bến Đình.
  • Trung tâm dịch vụ hàng không: Bố trí gắn với sân bay Gò Găng. Là khu vực được hình thành để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ hàng không, dịch vụ vận tải dầu khí và các hoạt động kỹ thuật khác; quy mô khoảng 240 ha.
  • Trung tâm hậu cần nghề cá: Bố trí tại phía Đông khu vực Gò Găng, quy mô khoảng 45 ha, đáp ứng các nhu cầu về phát triển dịch vụ hậu cần thủy hải sản.

Hệ thống công viên cây xanh

  • Xây dựng các công viên cây xanh đô thị với quy mô khoảng 450 – 500 ha, gắn kết với các hồ và kênh, rạch tự nhiên, tạo thành mạng lưới không gian xanh, hồ điều hòa trong đô thị gồm: Bàu Sen 30 ha, Bàu Trũng 45 ha, Công viên trung tâm tài chính thương mại 21 ha, Rạch Bà 20 ha, Công viên Hồ Mặt trời 33 ha, Công viên trung tâm Phước Thắng (Cầu Cháy) 30 ha, Công viên Núi Nứa 24 ha, Công viên Hồ Mang Cá 40 ha, Công viên Long Sơn 30 ha, Công viên Bắc sân bay Gò Găng 62 ha, Công viên trung tâm Gò Găng 46 ha, Công viên Núi Lớn khoảng 30 ha, Công viên Núi Nhỏ khoảng 50 ha.
  • Ngoài ra, duy trì hệ thống cây xanh sinh thái tự nhiên tại các khu vực rừng ngập mặn, trên Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa và tại khu vực ven biển.

Định hướng các khu, cụm công nghiệp, cảng và dịch vụ hậu cần cảng 

  • Duy trì các khu, cụm công nghiệp hiện có và các cảng gắn với khu công nghiệp gồm: Cát Lở, Đông Xuyên, VietSo Petro, mở rộng khu cảng Sao Mai – Bến Đình…, quy mô khoảng 550 ha.
  • Hình thành khu công nghiệp dầu khí Long Sơn – cảng, bao gồm: Khu công nghiệp Long Sơn có quy mô 850 ha, khu lọc hóa dầu quy mô khoảng 400 ha, cảng và các điểm tiểu thủ công nghiệp có diện tích khoảng 1.572 ha.
  • Cụm tiểu thủ công nghiệp Phước Thắng quy mô khoảng 40 ha.

Định hướng thiết kế đô thị tổng thể thành phố Vũng Tàu

Xây dựng không gian đô thị trên cơ sở khung tự nhiên là bờ biển, hệ thống sông, rạch, rừng ngập mặn và cảnh quan tự nhiên Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa. Định hướng tổ chức không gian tại các khu vực như sau:

  • Khu vực đảo Long Sơn: Lấy Núi Nứa là trung tâm, tổ chức khu công nghiệp và trung tâm dịch vụ hóa dầu gắn với không gian biển; tổ chức không gian khu đô thị hài hòa với cảnh quan sinh thái vùng ngập mặn, khai thác hệ sinh thái ngập mặn, mặt nước và triền dốc tự nhiên để tạo cảnh quan đặc trưng; không xây dựng công trình quy mô lớn trên núi làm thay đổi địa hình, địa mạo của khu vực. Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực.
  • Khu vực Gò Găng: Tạo lập không gian đô thị – sân bay hiện đại, hạ tầng đồng bộ, đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách ly và hành lang an toàn bay. Tạo dải cây xanh ven kênh, rạch, bảo vệ các kênh thoát nước tự nhiên trong khu vực và hệ sinh thái ngập mặn.
  • Khu vực Bắc Phước Thắng: Xây dựng khu đô thị sinh thái, mật độ thấp; hình thành các tuyến đường khu vực làm ranh giới kiểm soát hạn chế phát triển đô thị. Ưu tiên dành quỹ đất để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái ngập mặn kết hợp khai thác du lịch nghiên cứu, khám phá và trải nghiệm.
  • Khu vực Bắc Vũng Tàu, khu vực hành lang phát triển khu du lịch ven biển Chí Linh – Cửa Lấp: Tạo lập các trục không gian hướng biển và hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng tại các quảng trường biển. Bố trí công trình cao tầng đan xen tại trung tâm các khu đô thị; thiết lập không gian đô thị biển hiện đại, năng động, có hình ảnh đặc trưng theo hướng tiếp cận từ phía bãi biển vào đô thị.
  • Khu vực đô thị hiện hữu: Chỉnh trang tạo diện mạo không gian cảnh quan mới dọc bờ biển từ Bãi Dâu, Bãi Trước đến khu vực Hòn Bà. Kiến trúc trung tâm du lịch, dịch vụ thương mại, giải trí, quảng trường công cộng, công viên… gắn với văn hóa bản địa, hài hòa với biển Vũng Tàu. Hình thành và mở rộng không gian dịch vụ du lịch và sinh hoạt cộng đồng. Tổ chức công trình điểm nhấn trên tuyến đường dọc bờ biển và không gian mở; tạo lập các tuyến đi bộ và không gian sinh hoạt cộng đồng hướng ra bờ biển.

Hướng dẫn thiết kế đô thị các khu vực quan trọng

  • Các không gian tự nhiên quan trọng: Núi Lớn, Núi Nhỏ và Núi Nứa là các điểm cao tự nhiên trong đô thị cần được bảo vệ và kiểm soát phát triển. Ưu tiên phát triển các công trình mang tính biểu tượng, hình thành các không gian công cộng dành cho hoạt động vui chơi giải trí kết hợp với lâm viên cây xanh.
  • Cửa ngõ đô thị: Xây dựng diện mạo không gian cảnh quan đô thị hiện đại kết hợp với công trình biểu tượng tại điểm kết nối đô thị với hệ thống giao thông vùng như đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, quốc lộ 51, sân bay Gò Găng, cảng hành khách tại khu vực Sao Mai – Bến Đình, Bãi Dâu, Bãi Trước và ga đường sắt. Điểm nhấn đô thị là các công trình kiến trúc tại các trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm hành chính thành phố, gắn với quảng trường và trục đi bộ và không gian sinh hoạt cộng đồng, tạo lập hình ảnh cửa ngõ đô thị biển đặc trưng.

Các trục không gian chính

  • Hình thành các trục không gian chính dọc các tuyến đường 30/4, 2/9, 3/2 với các công trình hỗn hợp có kiến trúc hiện đại. Ưu tiên phát triển các tuyến ngang để kết nối không gian đô thị với không gian biển. Tổ chức tuyến song hành dành cho xe đạp; tại các khu vực giao nhau của các trục đường chính đô thị, khuyến khích bố trí các công trình cao tầng hoặc các công trình điểm nhấn.
  • Hành lang ven biển tại khu vực Bãi Trước: Hạn chế phát triển công trình có quy mô lớn để bảo vệ cảnh quan tự nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử của đô thị. Hình thành một số điểm dịch vụ du lịch có tính chất đặc biệt, hạn chế che chắn tầm nhìn ra biển và tạo lập hình ảnh đô thị theo hướng nhìn từ biển vào thành phố.
  • Hành lang ven biển tại khu vực Bãi Sau đến Cửa Lấp: Tăng cường hướng tiếp cận của người dân đô thị đến bãi biển thông qua các trục ngang, tạo lập các quảng trường biển và các công trình tiện ích phục vụ cộng đồng tại giao cắt giữa các trục ngang và tuyến đường ven biển. Tổ chức kết nối các khu du lịch ven biển, có không gian tiếp giáp bãi biển bằng các tuyến đường đi bộ, xe đạp và giao thông sạch thân thiện môi trường nhằm hỗ trợ các hoạt động vui chơi, đi lại của cộng đồng dọc bãi biển; khuyến khích tạo lối mở để người dân tiếp cận bờ biển thuận lợi.

Công trình điểm nhấn trong đô thị

  • Các điểm nhấn tự nhiên: Bảo vệ cảnh quan và địa hình, địa mạo đặc trưng của các điểm cao tự nhiên gắn với hình ảnh đô thị như Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ… 
  • Các điểm nhấn nhân tạo: Đối với các công trình kiến trúc có giá trị, di tích văn hóa lịch sử, tượng, tượng đài và một số công trình khác, bảo vệ, tôn tạo cảnh quan các công trình gắn với lịch sử hình thành thành phố và hình ảnh đặc trưng của đô thị biển. Tạo thêm các công trình điểm nhấn mang tính văn hóa, nghệ thuật tại các không gian mở, không gian công cộng. Tạo dựng các công trình điểm nhấn mới trong đô thị là các công trình cao tầng, công trình có kiến trúc đặc sắc, hiện đại tại các vị trí phù hợp như: Trung tâm các khu đô thị mới, các không gian giao cắt giữa các tuyến trục chính đô thị, các khu vực gắn với quảng trường, không gian mở và các khu du lịch có vị trí đặc biệt trong khai thác không gian biển. 

Hạ tầng mở lối, bất động sản Vũng Tàu nhiều cơ hội cất cánh

Trong mắt giới đầu tư Bất Động Sản, TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) từ lâu đã trở thành tâm điểm về sự hấp dẫn, bởi đây là địa phương duy nhất của miền Đông Nam Bộ có biển. Và gần đây, một loạt công trình hạ tầng kết nối với Vũng Tàu được khởi động, khiến Vũng Tàu càng trở nên hấp dẫn hơn.

“Sợi chỉ đỏ” kết nối cung - cầu

Lần đầu tiên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chứng kiến “cơn mưa” về sự khởi động các dự án hạ tầng giao thông.

Chỉ trong 1 ngày của tháng 6/2023, địa phương này đã khởi công 3 công trình giao thông huyết mạch, được đánh giá là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của Bà Rịa - Vũng tàu thời gian tới.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài toàn tuyến là 53,7 km đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai có chiều dài hơn 34km, qua Bà Rịa - Vũng Tàu là 19,7 km.

Quy mô ban đầu đường có 4 làn xe, rộng 24,75 m. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ có 6 làn xe, rộng 32,25 m, vận tốc thiết kế 100 km/giờ. Dự án dự kiến thành năm 2025 và đưa vào khai thác đồng bộ vào năm 2026. Tổng mức đầu tư gần 18.000 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công. Khi cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy kết nối với sân bay Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng.

Vũng Tàu Centre Point

Ngoài khởi công dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cũng trong tuần qua, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai cũng tổ chức khời công Dự án cầu Phước An bắc qua sông Thị Vải nối thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Dự án cầu Phước An có tổng chiều dài khoảng 4,4 km. Trong đó phần cầu dài hơn 3,5km, thiết kế nhịp chính có hình dạng "cánh buồm". Đường dẫn lên cầu dài 247 m. Đường dẫn kết nối với đường xuống cảng Phước An dài hơn 600 m.

Một công trình hạ tầng khác cũng được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công xây dựng trong tuần qua là dự án Nâng cấp mở rộng Đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận có chiều dài gần 77 km, quy mô từ 6 - 8 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h. Điểm đầu tuyến giao với đường 991B, thị xã Phú Mỹ, cuối tuyến giao với QL55 xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao cho Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh làm chủ đầu tư với 5 dự án thành phần có tổng chiều dài 57,46 km.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cùng với các dự án giao thông quan trọng như tuyến giao thông kết nối đường bộ cao tốc từ nút giao QL56, TP. Bà Rịa đến vòng xoay 51B,C, TP. Vũng Tàu, cầu Phước An và ĐT 994…, sẽ tạo nên “sợi chỉ đỏ” mạng lưới giao thông thông suốt, hiện đại, gắn kết hạ tầng nội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và kết nối địa phương này với vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tạo nên những tuyến giao thông quốc gia, quốc tế quan trọng.

Mở lối cho bất động sản

Đúng như nhiều chuyên gia đã nhận định, hạ tầng phát triển đến đâu, bất động sản “ăn theo” đến đó.

Ngay sau khi nhiều công trình hạ tầng kết nối của Bà Rịa - Vũng Tàu được khởi động, thị trường địa ốc Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt đầu rục rịch làn sóng săn bất động sản trở lại. Mặc dù mức độ tìm kiếm bất động sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu  hiện vẫn chủ yếu tập trung vào dòng sản phẩm giá trị thật mang yếu tố tích lũy tài sản và có giá trị khai thác hiệu quả.

Đơn cử như mới đây, Công ty DIC Holdings, chủ đầu tư dự án DIC Holdings ra mắt Vung Tau Centre Point và đơn vị phát triển dự án Công ty SG Holdings công bố sản phẩm dự án này ra thị trường và nhận được kết quả quan tâm đặc biệt của khách hàng.

Nói như ông Nguyễn Thanh Sang, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản SG Holdings, mặc dù kế hoạch đến cuối tháng 7 này mới chính thức mở bán, nhưng hiện đã có hàng trăm khách hàng quan tâm giữ chỗ, đây chính là điều đặc biệt trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn.

Hồ bơi Vũng tàu Centre point

Phối cảnh dự án Vung Tau Centre Point đang thu hút sự quan tâm của khách hàng tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo ông Sang, qua khảo sát diễn biến tâm lý của khách hàng, lý do dự án này được quan tâm là bởi đây là dự án căn hộ cao cấp sở hữu vĩnh viễn đầu tiên có mặt tại phố biển Vũng Tàu.  Dự án có quy mô 2 blocks, cao 25 tầng với chỉ  540 căn hộ & 29 Shophouse, sở hữu vị trí khá đắc địa với 4 mặt tiền đường  của trung tâm Thành phố Vũng Tàu đã hoàn thiện pháp lý.

Bên cạnh yếu tố đầu tư an toàn, có giá trị tích lũy tài sản và khả năng khai thác sử dụng cao, một yếu tố khiến nhiều khách hàng nắm bắt cơ hội nữa là chính sách bán hàng linh hoạt. Với giá bán chỉ từ 42,9 triệu đồng/m2, thanh toán chỉ 1%/tháng, khách hàng còn được ưu đãi đặc biệt miễn phí quản lý 24 tháng. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ từ các ngân hàng uy tín với chính sách “3 không”: không lãi suất, không phí trả nợ trước hạn và không trả gốc trong vòng 12 tháng.

Theo phân tích của các chuyên gia địa ốc, Bà Rịa – Vũng Tàu hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để trở thành nơi phát triển công nghiệp, du lịch tiềm năng của miền Đông Nam Bộ.

Bởi đây là địa phương duy nhất của miền Đông Nam Bộ có biển và có bờ biển dài 305 km với nhiều bãi tắm đẹp được đánh giá như “trái tim của du lịch biển” khu vực miền Nam. “Điểm nghẽn” lớ nhất là Bà Rịa Vũng Tàu thời gian qua là việc di chuyển theo QL51 bị quá tải, thường xuyên bị kẹt xe.

Song, một khi điểm nghẽn này được gỡ bỏ, sẽ tạo bệ phóng động lực cho Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và thị trường địa ốc nói riêng cũa khu vực này.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế bứt phá nhờ hạ tầng giao thông hoàn thiện

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An, đường ĐT 994... là các dự án vừa được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công đồng loạt trong tháng 6/2023. Khi hoàn thành, các công trình này sẽ giúp tháo gỡ nút thắt về hạ tầng, khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế của tỉnh, phát triển du lịch, thu hút đầu tư.

Hạ tầng quyết định phát triển

Theo các chuyên gia cảng biển, các dự án giao thông kết nối có ý nghĩa rất quan trọng, phát huy tối đa tiềm năng của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và cầu Phước An là hai dự án trọng điểm mà người dân, chính quyền và các doanh nghiệp cảng biển rất mong chờ.

Dự án cầu Phước An nối đường liên cảng với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, cũng là nơi đấu nối các tuyến đường quan trọng là đường Vành đai 3 TP.HCM; nối Bình Dương với khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải qua Đồng Nai. Còn cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giúp cho vận chuyển hàng hóa từ Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Nai đến các khu vực lân cận và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải nhanh chóng hơn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và cả khu vực Đông – Tây Nam bộ.

Khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Hàng loạt dự án hạ tầng được khởi công sẽ giúp kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội cảng biển Đông Nam Á cho rằng, trong 2-3 năm tới, các dự án trên sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt giao thông của khu vực phía Nam mà đặc biệt là vùng Đông Nam bộ. Riêng ở khu vực Cái Mép – Thị Vải, khi các dự án trên hoàn thiện và đưa vào khai thác không chỉ khẳng định vai trò quan trọng, là cửa ngõ trung chuyển quốc tế mà còn góp phần cắt giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

“Cái Mép không so sánh các cảng ở Việt Nam mà phải so với khu vực, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải tận dụng lợi thế "độc nhất vô nhị" của mình, đó là có cụm cảng nước sâu. Thứ hai là khi khơi thông được 3 tuyến huyết mạch này (cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, cầu Phước An và đường ven biển 994 - PV) thì các tổ hợp công nghệ, tập đoàn lớn sẽ vào Bà Rịa – Vũng Tàu, bởi họ sẽ tận dụng lợi thế, đặt "đại bản doanh" tại đây nhằm mục đích xuất khẩu hàng hoá đi Mỹ”, ông Nguyễn Xuân Kỳ nói.

Khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ tại dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Còn theo Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với 3 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm vừa được khởi công, trong đó dự án nâng cấp đường ven biển ĐT 994, không chỉ kết nối các địa phương ven biển của Bà Rịa – Vũng Tàu với La Gi, tỉnh Bình Thuận mà còn là trục kết nối với các địa phương du lịch ven biển Miền trung.

Ông Phạm Ngọc Hải, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận định, đây là cơ hội phát triển du lịch của tỉnh. Các doanh nghiệp và chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải định hình lại sản phẩm du lịch cốt lõi, sản phẩm hỗ trợ để hình thành bộ sản phẩm du lịch, kêu gọi đầu tư, xúc tiến du lịch để phát triển.

Khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Dự án nâng cấp, mở rộng đường ven biển 994 kết nối các địa phương du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu với Bình Thuận

“Tuyến ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu, huyện Xuyên Mộc đang còn quỹ đất rất lớn để Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, đây là động lực để tỉnh phát triển. Nhiều nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế sẽ về khu vực này khi tỉnh hình thành được tuyến đường 994. Hiện các nhà đầu tư đang rục rịch tìm hiểu khu vực này”, ông Phạm Ngọc Hải cho hay.

Cơ hội phát triển mới

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, Nghị quyết 24 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định, đến 2030 tỉnh sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, Thành phố Vũng Tàu trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế, các trục ven biển từ Phú Mỹ đến Bình Châu, huyện Xuyên Mộc sẽ trở thành trung tâm du lịch quốc gia.

Khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu đang triển khai thi công mặt bằng đoạn qua thị xã Phú Mỹ

Ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ngành đã tham mưu cho tỉnh về chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 gắn với quy hoạch mới: “Để du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cất cánh và phát triển, chúng tôi đặt trọng tâm việc xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư nghiên cứu thị trường, từ đó thấy được những thị trường truyền thống, thị trường cần mở rộng, chuyên sâu và có những thị trường cần làm mới để thu hút lượng khách quốc tế, khách du lịch có mức chi tiêu cao”.

Theo ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoài những dự án hạ tầng kết nối liên vùng, tỉnh cũng đang đẩy mạnh triển khai các tuyến nội vùng kết nối vào sân bay Long Thành, trục hành lang kinh tế như: tuyến đường 991B nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu vào đường liên cảng; tuyến Long Sơn – Cái Mép nối từ Trung tâm hoá dầu Long Sơn vào 911B và nối với đường liên cảng với đường ven biển 994.

Bà Rịa - Vũng Tàu

Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ là cửa ngõ kinh tế và trung tâm trung chuyển quốc tế

Sắp tới, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để hình thành trung tâm kiểm định hàng hoá tại Cái Mép - Thị Vải, kết hợp với trung tâm thương mại tự do.

“Hướng phát triển của Bà Rịa – Vũng Tàu tới đây sẽ là tập trung đầu tư khu công nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị theo hình thức mới. Chính phủ cũng đã quyết định cho Bà Rịa – Vũng Tàu tiến hành lập các đề án này. Như vậy, khi các nhà đầu tư đến đây thì tỉnh cũng đã sẵn sàng về hạ tầng, về quy hoạch để phục vụ nhà đầu tư”, ông Nguyễn Công Vinh cho biết.

Với quyết tâm cao và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm sâu sát của Chính phủ, kỳ vọng tiến độ thực hiện các dự án tại Bà Rịa-Vũng Tàu bảo đảm về đích đúng hẹn. Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, tuyến đường ven biển và cây cầu bắc qua sông Thị Vải được hoàn thành sẽ biến ước mơ thành hiện thực, rút ngắn thời gian đi lại giữa Bà Rịa-Vũng Tàu với các địa phương khác trong vùng Đông – Tây Nam bộ, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.

cao tốc Biên Hòa - vũng tàu