Hiển thị các bài đăng có nhãn cao tốc tp hcm - long thành - dầu giây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cao tốc tp hcm - long thành - dầu giây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát vị trí cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Sáng 26-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và Bình Phước đã có buổi khảo sát vị trí xây dựng tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các tỉnh, thành liên quan đi khảo sát vị trí công trình đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Cùng đi với đoàn, về phía tỉnh Bình Dương có ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Tại buổi khảo sát, ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. 

Dự án được thực hiện trên địa bàn TP.Thuận An, TP.Tân Uyên và các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng, có tổng chiều dài khoảng 52,1 km. Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư đường cao tốc với quy mô 4 làn xe, có làn dừng xe khẩn cấp liên tục toàn tuyến, bề rộng nền đường 25,5m, vận tốc thiết kế 100km/h. Riêng đoạn đầu  tuyến dài 6,5km, từ Vành Đai 3 đến trước nút giao Khánh Vân được giữ nguyên theo quy mô mặt cắt ngang đường hiện trạng. 

Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm hỏi, bắt tay động viên công nhân lao động tại công trình

Dự án còn được đầu tư xây dựng 26 công trình cầu.Trong đó 16 cầu trên đường cao tốc vượt dòng chảy, đường ngang; 5 cầu trên đường ngang vượt đường cao tốc; 5 cầu trên các đường nhánh nút giao. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng – kinh  doanh – chuyển giao (BOT) với tổng mức đầu tư dự kiến 8.833 tỷ đồng. 

Phát biểu tại buổi khảo sát, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đường cao tốc Cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ tạo động lực phát triển cho các địa phương. Dự án đồng thời mở ra không gian phát triển đô thị, công nghiệp kết nối vùng Đông Nam Bộ. Thủ tướng Chính phủ lưu ý, tuyến cao tốc phải được hình thành và mở rộng được không gian phát triển. Đặc biệt phải kết nối với cảng hàng không Quốc tế Long Thành, đường Vành đai 4… đồng thời, chú ý các nút giao bảo đảm kết nối, tính mỹ quan.

Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi khảo sát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh,  tỉnh Bình Phước và các đại biểu tại buổi khảo sát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo các địa phương có tuyến cao tốc đi qua đẩy nhanh các thủ tục liên quan để sớm triển khai xây dựng, tạo thêm động lực phát triển cho toàn vùng Đông Nam Bộ...

Mở rộng đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 8 làn xe?

Dự kiến TP.HCM sẽ khởi công dự án mở rộng đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vào năm 2025. Và sẽ hoàn thành toàn dự án vào năm 2026.

Sở GTVT TP.HCM vừa có Tờ trình gửi Sở KH&ĐT về chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao thông An Phú - Tp Thủ Đức đến đường vành đai 2, dài khoảng 4 km).

Cao tốc Tp HCM - Long Thành -  Dầu Giây

Dự kiến cuối năm 2026 sẽ hoàn thành mở rộng 4 km đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Theo Sở GTVT TP, dự án mở rộng đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư. Và sẽ được thực hiện bằng ngân sách TP.HCM. Dự kiến 4 km đường nối cao tốc có tổng vốn đầu tư khoảng 938 tỉ đồng.

-> Lộ trình triển khai như sau: Từ quý II đến quý III-2024, TP.HCM sẽ lập, trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Quý IV-2024 và quý I-2025 sẽ lập, trình thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

-> Quý I và quý II-2025 sẽ lập, trình thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán dự án. Quý III-2025, sẽ lập, trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu thi công.

-> Quý III-2025 và quý IV-2026 sẽ khởi công dự án, thi công hoàn thành và nghiệm thu công trình đưa vào khai thác sử dụng.

Theo Bộ GTVT việc đầu tư mở rộng đoạn tuyến đường nối cao tốc từ TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là rất cần thiết và cấp bách. Phù hợp với quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ đã được đề ra tại Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hồ sơ đề xuất đầu tư mở rộng đoạn tuyến đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ quy mô 4 làn xe lên quy mô 8 làn xe phù hợp với Quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Đồng Nai lên kế hoạch mở rộng cao tốc nối với TP.HCM lên 10 làn xe

Cao tốc TP.HCM – Long Thành quy mô hiện nay 4 làn xe đã quá tải và đang được đề xuất nghiên cứu đầu tư mở rộng lên 8 – 10 làn xe. Đây là tuyến cao tốc huyết mạch kết nối TP.HCM với Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành hiện đã quá tải

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải về việc triển khai thực hiện Thông báo số của văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành thuộc Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Cụ thể, UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu nội dung chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại thông báo nêu trên, tham mưu đề xuất trình UBND tỉnh phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan khi có đề nghị.

Dự án cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1 khai thác từ 30/6/2016 với tổng chiều dài 55 km, trong đó phân đoạn TPHCM - Long Thành 25,92 km.

Từ khi đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện tham gia trên đoạn TPHCM - Long Thành liên tục tăng, dự kiến năm 2025 vượt 25% năng lực thông hành với 4 làn xe hiện hữu, thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM và Đồng Nai về phương án mở rộng đoạn cao tốc này.

Phó thủ tướng cho rằng việc mở rộng đoạn TP HCM - Long Thành là vấn đề cấp thiết, đảm bảo đồng bộ với quy hoạch hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, phương án đầu tư phải quyết định dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) hiện đã nghiên cứu, đề xuất mở rộng đoạn từ nút giao đường vành đai 2 TP HCM đến nút giao đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với quy mô 8 làn xe, bảo đảm khả năng mở rộng lên 10 làn xe.

Trước đó, tỉnh Đồng Nai cũng đã nhiều lần kiến nghị đề xuất sớm triển khai mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành.

Cụ thể, theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là tuyến giao thông huyết mạch kết nối trực tiếp TP.HCM với sân bay Long Thành.

Tuy nhiên, với quy mô 4 làn xe hiện nay, tuyến cao tốc này đã thường xuyên quá tái, ùn tắc. Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động năm 2026, nguy cơ cao tốc “tắc nghẽn” càng lớn.

Giới thiệu dự án Đông Tăng Long

Thông xe một phần đường song hành cao tốc TP HCM - Long Thành

2,7 km đường song hành cao tốc TP HCM - Long Thành sẽ được thông xe cuối tháng 7 để giảm ùn tắc trong quá trình thi công nút giao An Phú, TP Thủ Đức.

Thông tin được ông Bùi Anh Đức, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Giao thông T&T (đơn vị thi công) cho biết ngày 24/7.

Đoạn dự kiến thông xe kéo dài từ đường Nguyễn Thị Định đến Đỗ Xuân Hợp, TP Thủ Đức. Hiện, phần đường nêu trên đã cơ bản hoàn tất thảm nhựa. Nhà thầu đang sơn kẻ vạch đường, vỉa hè, hoàn thiện hệ thống chiếu sáng.

Một cây cầu trong phạm vi dự án đã hoàn tất thảm nhựa, chiều 24/7

"Phần đường này thông xe sẽ giúp giảm ùn tắc, bởi đây là nơi có lưu lượng xe rất lớn, trong khi công trường dự án nút giao An Phú ở điểm đầu tuyến sắp tới thi công đồng loạt nên dự báo tình hình sẽ căng thẳng", ông Đức nói và cho biết hơn 600 m còn lại của dự án đường song hành chưa thể hoàn thiện do đang bị vướng mặt bằng.

Đường song hành cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài hơn 3,3 km, khởi công năm 2017 theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) với kinh phí 869 tỷ đồng. Dự án gồm hai đoạn song hành xây bên phải tuyến cao tốc, rộng 20 m, 4 làn xe.

Trong đó, đoạn một dài 2,7 km, nối đại lộ Mai Chí Thọ qua đường Đỗ Xuân Hợp. Đoạn còn lại hơn 600 m, nối tuyến D11 qua Vành Đai 2. Trên tuyến đường có 3 cây cầu gồm: Bà Dạt, Mương Kênh, Bà Hiện.

Công nhân thi công lan can cầu trong phạm vi dự án, chiều 24/7

Công trình dự kiến hoàn thành sau 24 tháng, góp phần giảm áp lực giao thông cho nút giao An Phú và đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án phục vụ tái định cư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, dự án bị vướng mặt bằng cũng như thủ tục thanh toán theo hợp đồng BT nên chậm tiến độ.

Hồi tháng 4, sau khi kiểm tra thực tế lãnh đạo UBND TP HCM đã giao các sở ngành và đơn vị liên quan phối hợp Công ty TNHH bất động sản Nguyên Phương (nhà đầu tư) thực hiện điều chỉnh dự án, bàn giao mặt bằng để công trình sớm hoàn thành.

Hướng tuyến đường song hành.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ mở rộng lên 10 làn xe

Theo văn bản của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tình hình triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GT-VT, Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) huy động nguồn lực để mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Thiết kế Vành Đai 3 TP HCM

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được giao chỉ đạo VEC huy động nguồn lực để nhanh chóng triển khai mở rộng tuyến cao tốc này.

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được quy hoạch với quy mô 10 làn xe đi sẽ kết nối đường Vành Đai 3 TP HCM và QL51.

Hiện tại, giai đoạn 1 của dự án với quy mô 4 làn xe đã được VEC đầu tư và đưa vào khai thác từ năm 2016. Từ khi đưa vào khai thác đến nay, lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến liên tục tăng cao (trung bình tăng khoảng 10,45%/năm). Theo tính toán, phạm vi cao tốc từ TP.HCM (nút giao An Phú) đến Long Thành (nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) dài khoảng 26 km đã khai thác vượt so với năng lực thông hành của tuyến, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải. Tuyến đường thường xuyên rơi vào tình trạng ùn tắc nghiêm trọng.

Trước đó, vào tháng 10-2022, VEC đã đề xuất tự bố trí nguồn vốn khoảng 14,7 ngàn tỷ đồng để mở rộng tuyến cao tốc này lên 8-10 làn xe. Thời gian thực hiện từ quý 4-2022 đến quý 1-2026.

Dự án Đông Tăng Long

Dự án Đông Tăng Long là tâm điểm kết nối của Vành Đai 3 và Cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây

cao tốc tp hcm - long thành - dầu giây