Hiển thị các bài đăng có nhãn metro. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn metro. Hiển thị tất cả bài đăng

TPHCM thu hồi 667 ha đất xây 4 đô thị mới ở Thủ Đức, Tân Phú

TPHCM sắp thu hồi 667 ha đất tại TP Thủ Đức và quận Tân Phú để phát triển 4 khu đô thị hiện đại theo mô hình TOD.

ga metro Phước Long

Khu vực xung quanh ga Phước Long (TP Thủ Đức) sẽ thí điểm mô hình TOD

Tại TP Thủ Đức, các khu vực dọc tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến Vành đai 3 được xác định là trọng điểm để áp dụng mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng).

Khu đất rộng hơn 160 ha quanh ga Phước Long tuyến Metro số 1 (phường Trường Thọ và Phước Long A) sẽ được quy hoạch thành một khu đô thị mới, hiện đại với chức năng hỗn hợp, kết hợp công trình công cộng, phục vụ nhu cầu sinh sống và làm việc của cư dân.

ga metro Phước Long

Toàn cảnh khu vực ga Phước Long sẽ thí điểm mô hình TOD

Tại phường Long Trường, khu đất nông trường dừa rộng 152 ha, với lợi thế kết nối trực tiếp với tuyến Vành đai 3, cũng sẽ được quy hoạch lại theo mô hình TOD. Thành phố định hướng phát triển khu vực này thành một khu đô thị mới, đồng bộ, tận dụng tối đa lợi thế giao thông.

Trong khi đó, khu vực Nhà máy Nhatico tại phường Long Bình, rộng 29 ha, cũng sẽ được tái quy hoạch. Với vị trí đắc địa trên trục Vành đai 3, nơi đây sẽ được xây dựng thành khu đô thị hiện đại với chức năng chính là đất ở và đất hỗn hợp.

Theo kế hoạch, trong quý I/2025, TP Thủ Đức sẽ hoàn thành việc xác định ranh giới, tình trạng pháp lý của các khu vực thu hồi. Đến quý III/2025, TP Thủ Đức sẽ triển khai điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư và phê duyệt dự án trong năm 2025.

Quận Tân Phú cũng đã chọn một khu đất sát tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) để phát triển đô thị theo mô hình TOD.

Một trong những khu đất quan trọng được quy hoạch là khu I/82A tại phường Tây Thạnh, rộng 26 ha, nằm dọc hai trục đường Tây Thạnh và Trường Chinh.

ga metro Phước Long

Khu đất I/82A Tây Thạnh tại quận Tân Phú (TPHCM)

Theo quy hoạch, nơi đây sẽ trở thành khu đô thị nén với không gian ngầm được khai thác triệt để nhằm tối ưu hóa giá trị sử dụng đất và tạo ra một môi trường sống hiện đại, thuận tiện cho cư dân.

Trong quý I/2025, UBND quận Tân Phú sẽ lập và phê duyệt đề cương, tổng dự toán cho dự án. Đến quý II, việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ sẽ được triển khai, trước khi tiến hành các thủ tục về đất đai và bồi thường tái định cư vào cuối năm 2025.

ga metro Phước Long

Phối cảnh khu đô thị nén quanh ga Phước Long tuyến Metro số 1

Bốn khu đất sắp thu hồi ở TP Thủ Đức và quận Tân Phú nằm trong danh sách 11 khu vực được UBND TPHCM lựa chọn để phát triển theo mô hình TOD trong giai đoạn 2024 - 2028.

Dọc tuyến Metro số 2, ngoài khu I/82A tại quận Tân Phú, còn có hai khu đất khác được quy hoạch theo mô hình này, bao gồm Trung tâm Triển lãm và Trung tâm Thể dục thể thao quận Tân Bình (5,1 ha) và khu C30 gần ga Lê Thị Riêng (40,9 ha).

Dọc tuyến Vành đai 3, ngoài hai khu đất tại TP Thủ Đức, còn có bốn khu vực khác thuộc huyện Hóc Môn: khu đất 198,4 ha tại Tân Hiệp, khu 389,3 ha tại Xuân Thới Thượng, khu 104,9 ha tại Xuân Thới Sơn và khu 290,2 ha tại xã Tân Hiệp.

Ngoài ra, một vị trí quan trọng khác cũng nằm trong kế hoạch phát triển TOD là khu vực xung quanh ga Tân Kiên (314 ha) tại huyện Bình Chánh, thuộc tuyến Metro số 3 và tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ.

ga metro Phước Long

Khu vực quanh ga Phước Long tuyến Metro số 1 có nhiều đất trống

Theo Nghị quyết 98, TPHCM được thí điểm mô hình TOD và sử dụng ngân sách để bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các khu vực quanh nhà ga metro và các điểm giao thông trọng yếu như Vành đai 3.

Điều này giúp TPHCM linh hoạt điều chỉnh mật độ xây dựng, tối ưu giá trị đất đai quanh các nhà ga metro, trục giao thông lớn, tạo nguồn vốn tái đầu tư hạ tầng và thúc đẩy sử dụng phương tiện công cộng.

Qua rà soát sơ bộ, TPHCM có khoảng 64.000 ha đất tiềm năng để phát triển theo mô hình TOD.

Căn hộ The Gió Riverside

Căn hộ The Gió Riverside liền kề ga Metro.

Metro Bình Dương dài 32,5 km đi qua bốn thành phố

Tuyến metro nối TP HCM với Bình Dương dự kiến dài 32,5 km đi qua bốn thành phố Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên và Thủ Dầu Một, tổng mức đầu tư hơn 64.300 tỷ đồng.

Ngày 18/3, UBND tỉnh Bình Dương thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, nối Metro số 1 TP HCM ở ga Suối Tiên đến TP Thủ Dầu Một.

Toàn tuyến dự kiến dài 32,5 km, trong đó tuyến chính dài 29 km và đoạn nối depot dài 3,4 km. Bắt đầu từ TP Thủ Đức, metro sẽ đi qua bốn thành phố của Bình Dương gồm: Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên và TP Thủ Dầu Một với 19 nhà ga và 1 depot.

Ga Metro Bình Dương

Vòng xoay A1 rộng 7 ha dự kiến xây dựng nhà ga metro nối Suối Tiên và hình ảnh phối cảnh.

Tuyến đường sắt đô thị được thiết kế với kỹ thuật đường đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 120 km/h. Dự án dự kiến sẽ khởi công vào năm 2027 và hoàn thành vào năm 2031.

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng metro có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội địa phương, liên kết vùng. Các sở ngành của tỉnh cần sớm hoàn chỉnh nội dung để trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 5.

Định Tuyến Metro Bình Dương

Hướng tuyến Metro số 1 và hai hướng dự định kéo dài lên Đồng Nai (màu xanh lá), Bình Dương (màu cam)

Theo phương án dự kiến, đoạn cuối Metro số 1 ở ga bến xe Suối Tiên (TP HCM) sẽ tiếp tục chạy dài dọc quốc lộ 1, sau đó rẽ trái nối qua ga Bình Thắng (ga S0) trước nút giao Tân Vạn (Bình Dương). Nhánh còn lại đi thẳng về huyện Trảng Bom, Đồng Nai dài 19 km với kinh phí 30.000 tỷ đồng.

Quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2021, hệ thống metro kết nối vùng sẽ có 8 tuyến. Đó là tuyến Trảng Bom - Hòa Hưng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dĩ An - Lộc Ninh, TP HCM - Cần Thơ, TP HCM - Nha Trang, Thủ Thiêm - Long Thành, TP HCM - Tây Ninh và các tuyến đường sắt chuyên dụng nối cảng Hiệp Phước.

Căn hộ The Gió Riverside

Căn hộ The Gió Riverside liền kề ga Metro Bình Dương.

Metro Bến Thành - Tham Lương trước ngày khởi công

Mặt bằng tuyến Metro số 2 đã hoàn tất bàn giao, đang thi công di dời hạ tầng kỹ thuật để khởi công dự án cuối năm nay.

Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) tổng mức đầu tư gần 47.900 tỷ đồng nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân từ trung tâm về phía tây bắc và ngược lại. Dự án dài hơn 11 km, trong đó 9,2 km đi ngầm, còn lại trên cao và đường dẫn depot. Hiện việc giải phóng mặt bằng cơ bản hoàn tất, dự kiến khởi công tháng 12/2025 sau nhiều lần trễ hẹn.

Tuyến đi qua quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú; dọc theo đường Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Phạm Hồng Thái và kết thúc tại ga ngầm Bến Thành. Trong ảnh là trục đường Cách Mạng Tháng Tám, nơi Metro số 2 đi ngầm qua đây.

Điểm đầu tuyến kết nối ga trung tâm Bến Thành (quận 1) thuộc phạm vi xây dựng tuyến Metro số 1. Phần còn lại trên tuyến số 2 có 10 nhà ga, gồm 9 ga ngầm, một ga trên cao. Sau 5 năm tiến hành giải toả, các vị trí nhà ga đều đã đủ mặt bằng sạch, chờ ngày khởi công.

Các nhà dân hai bên đường Cách Mạng Tháng 8 đã lùi sâu sau khi bàn giao mặt bằng cho metro. Ở những tuyến đường khác thuộc dự án cũng trong tình trạng tương tự.

Cách đó khoảng 2 km, mặt bằng gần vòng xoay Dân Chủ đã bàn giao từ giữa năm ngoái. Đây là khu vực cuối cùng của metro số 2 bàn giao mặt bằng, sau khi vướng mắc đền bù được giải quyết. Nơi này sẽ xây dựng ga ngầm quy mô lớn.

Mặt bằng ở gần công viên Lê Thị Riêng (quận 10) và Tao Đàn (quận 1) được rào kín, bên trong nhiều máy móc để di dời hạ tầng kỹ thuật gồm các công trình điện, nước, viễn thông... Công việc triển khai từ đầu năm ngoái, có mặt bằng đến đâu làm tới đó.

Tại mặt bằng ga ngầm Hoà Hưng, rào chắn được tháo dỡ, công nhân cùng máy móc thi công những hạng mục cuối để xong di dời hạ tầng. Theo chỉ huy công trình, diện tích bàn giao tại đây khoảng 2.500 m2, dự kiến hoàn thành trong tháng 3.

Anh Nguyễn Văn Hậu (38 tuổi) lu nền đường ở mặt bằng ga Hoà Hưng. Công trường có khoảng 20 công nhân, làm cả ca đêm để kịp bàn giao mặt bằng sạch.

Một phần mặt bằng ở ga Hoà Hưng được láng bằng xi măng, công nhân xịt nước để bảo dưỡng công trình. Đây là một trong những mặt bằng sạch được bàn giao sớm của dự án.

Ở một vài mặt bằng bàn giao, xuất hiện những căn nhà siêu mỏng sau giải toả. Phần lớn những hộ dân bị thu hồi đất làm dự án đều đã sửa hoặc xây lại nhà, cho thuê kinh doanh.

Nhiều mặt bằng trên đường Cách Mạng Tháng Tám và Trường Chinh bị lấn chiếm để buôn bán. Hàng loạt biển báo, quán ăn, cà phê... được bày biện ra ra sát mặt đường.

Điểm đầu Metro số 2 kết nối ga ngầm trung tâm Bến Thành. Hiện ga ngầm này đã khai thác phục vụ tuyến metro đầu tiên của thành phố.

Theo Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP HCM,cùng với metro Bến Thành - Suối Tiên dài gần 20 km mới khai thác, trong 10 năm tới thành phố sẽ có tổng cộng 355 km metro. Đến năm 2045, mạng lưới tăng lên 510 km. Các tuyến metro sắp tới được định hướng tăng chiều dài đi ngầm để giảm chi phí đền bù, đẩy nhanh thi công và khai thác hiệu quả không gian ngầm, kết hợp chỉnh trang đô thị theo mô hình TOD.

Depot Tham Lương (phường Tân Thới Nhất, quận 12) có diện tích hơn 25 ha đã hoàn thành vào năm 2018 và sẽ trở thành trung tâm vận hành tuyến số 2.

Năm 2015, tại depot đã xây dựng tòa nhà văn phòng cao 7 tầng, một tầng hầm, diện tích 17.000 m2. Xung quanh toà nhà còn có các công trình phụ trợ, tổng kinh phí 173 tỷ đồng.

Hướng tuyến metro Bến Thành - Tham Lương

Đây là tuyến đường sắt đô thị thứ hai ở TP HCM, sau Bến Thành - Suối Tiên khai thác tháng 12/2024. Được duyệt cách đây hơn 10 năm, tuyến ban đầu dự kiến đầu tư từ vốn ODA nhưng TP HCM đã thống nhất chủ trương chuyển sang dùng ngân sách.

Căn hộ The Gió của Chủ đầu tư An Gia liền kề Ga Metro

TP Thủ Đức sắp đấu giá 3 khu đất làm TOD

Trong năm nay, TP Thủ Đức sẽ đấu giá 3 khu đất rộng hơn 342 ha để phát triển mô hình TOD, gắn kết đô thị với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và Vành đai 3.

Metro Thủ Đức

Khu vực quanh ga Phước Long thuộc phường Trường Thọ và Phước Long A là một trong 3 khu đất sẽ được đem ra đấu thầu

UBND TP Thủ Đức vừa công bố kế hoạch phát triển mô hình TOD tại 3 vị trí dọc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và Vành đai 3, dự kiến đưa vào đấu thầu để tìm nhà đầu tư.

Trong đó, khu vực quanh ga Phước Long thuộc phường Trường Thọ và Phước Long A có diện tích hơn 160 ha, kết nối trực tiếp với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và được quy hoạch chức năng đất hỗn hợp, công trình công cộng, thuộc nhóm tái thiết và xây dựng mới.

Khu đất Nông trường Dừa tại phường Long Trường rộng gần 153 ha, nằm trên trục Vành đai 3, cũng được quy hoạch với chức năng tương tự.

Ngoài ra, khu đất 29 ha thuộc phường Long Bình (Nhà máy Nhatico) được quy hoạch thành đất ở và đất hỗn hợp.

Metro Thủ Đức

Hiện khu đất 29 ha thuộc phường Long Bình vẫn còn nhiều công trình cũ như nhà máy bê tông, bãi container và nghĩa trang

Ba khu vực này nằm trong 9 vị trí đã được TP.HCM lên kế hoạch phát triển TOD giai đoạn 2025-2026.

Theo lộ trình, trong quý I năm nay, TP Thủ Đức sẽ xác định cụ thể ranh giới, tình trạng pháp lý và chức năng phát triển đô thị tại các khu vực trên. Đến trước quý III, TP sẽ điều chỉnh quy hoạch, và trong quý IV sẽ đấu giá lựa chọn nhà đầu tư, phê duyệt dự án để triển khai xây dựng.

TOD (transit-oriented development) là mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Những nơi làm TOD được tăng hệ số sử dụng đất, mật độ dân số cao, từ đó thu hút nhu cầu đi và đến các đầu mối giao thông lớn. Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã triển khai mô hình này.

Trên địa bàn TP.HCM, UBND TP cũng đã có Quyết định về việc ban hành Kế hoạch phát triển 11 đô thị nén theo mô hình TOD dọc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và tuyến Vành đai 3 theo Nghị quyết 98.

Thực tế, Nghị quyết 98 cho phép TP thí điểm mô hình TOD và sử dụng ngân sách đầu tư công để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các khu vực gần nhà ga metro và nút giao Vành đai 3.

Từ nay đến cuối năm sau, TP.HCM sẽ thí điểm 9 vị trí xung quanh tuyến metro số 1, metro số 2 và Vành đai 3, bao gồm 3 vị trí nói trên ở TP Thủ Đức. Giai đoạn 2026-2028, TP.HCM dự kiến tiếp tục triển khai các khu vực TOD bổ sung, đặc biệt tại 2 vị trí ở xã Tân Hiệp (Hóc Môn) dọc Vành đai 3 và khu vực xung quanh ga Tân Kiên, huyện Bình Chánh (314 ha) thuộc metro số 3 nối dài và tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.

Riêng với TP Thủ Đức, tại Hội nghị công bố đồ án Quy hoạch đến năm 2040 và xúc tiến đầu tư được tổ chức đầu tháng 2, TP đã giới thiệu, quảng bá những tiềm năng, lợi thế và mang đến bức tranh đầu tư tổng thể 535 dự án trên địa bàn, với tổng nguồn vốn trên 800.000 tỷ đồng.

Các dự án này được chia thành 5 nhóm chính. Nhóm đầu tiên là các dự án đầu tư theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích 239 ha, trong đó có 49 lô đất rộng 49 ha tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 189 ha thuộc 10 dự án khác trên địa bàn TP Thủ Đức. Các khu đất này sẽ phục vụ các chức năng như dân cư đa chức năng, thương mại - dịch vụ, dân cư mật độ cao, giáo dục, trạm nhiên liệu và công trình văn hóa.

Bên cạnh đó là nhóm các dự án có sử dụng đất theo phương thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư theo phương thức khác theo Luật đầu tư và các dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư công.

Căn hộ The Gió của Chủ đầu tư An Gia liền kề Ga Metro

Đồng Nai lên kế hoạch Metro đi ngầm khi kết nối TP HCM

Để đảm bảo mỹ quan đô thị khi qua TP Biên Hòa và huyện Trảng Bom, Đồng Nai đang nghiên cứu metro đi ngầm thay bằng trên cao.

Ngày 3/3, UBND Đồng Nai họp bàn với đơn vị tư vấn để chốt phương án xây metro kết nối với TP HCM. Nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị, lãnh đạo tỉnh này yêu cầu đơn vị tư vấn nghiên cứu phương án đi ngầm thay bằng trên cao và đi ngầm.

Metro kết nối The Gió

Tuyến Metro số 1 và hai hướng dự định kéo dài lên Đồng Nai, Bình Dương

Theo Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam (TEDI South, đơn vị tư vấn), tuyến metro kết nối TP HCM với Đồng Nai dài gần 21 km, gồm 13 ga (tính cả ga S0) và một depot có diện tích hơn 23 ha.

Điểm đầu tuyến được kết nối từ sau ga Bến xe Suối Tiên của tuyến metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) ở TP HCM, điểm cuối tuyến kết thúc tại depot thuộc xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom. Trong đó, đoạn tuyến từ ga S0 đến depot tại xã Hố Nai 3 có chiều dài tuyến gần 19 km với hai phương án đi trên cao và đi ngầm.

Với đoạn tuyến đi qua Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 30.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, địa phương và vốn vay (vay ODA hoặc phát hành trái phiếu địa phương).

Ông Hồ Văn Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng thành lập tổ công tác xây dựng, đề xuất các cơ chế đặc thù để kiến nghị các cơ quan trung ương hỗ trợ nhằm triển khai thực hiện dự án này một cách nhanh, tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Ngoài Đồng Nai, metro số 1 TP HCM sẽ kết nối Bình Dương từ ga S0 với vốn dự kiến đầu tư hơn 51.700 tỷ đồng do tỉnh Bình Dương chủ trì, ga cuối dự kiến thành phố mới Bình Dương.

Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2021, hệ thống metro kết nối vùng các tỉnh phía nam có 8 tuyến. Đó là tuyến Trảng Bom - Hòa Hưng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dĩ An - Lộc Ninh, TP HCM - Cần Thơ, TP HCM - Nha Trang, Thủ Thiêm - Long Thành, TP HCM - Tây Ninh và các tuyến đường sắt chuyên dụng nối cảng Hiệp Phước.

Căn hộ The Gió của Chủ đầu tư An Gia liền kề Ga Metro

metro