Hiển thị các bài đăng có nhãn phong thủy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phong thủy. Hiển thị tất cả bài đăng

9 Dấu Hiệu Đất Vượng Khí sinh Tài Lộc - Vì Sao Vượng Khí Quan Trọng?

Tuy đã bước sang năm 2024, những dấu hiệu đất vượng khí, những yếu tố về phong thủy theo quan niệm từ xa xưa vẫn là mối quan tâm của người dân Việt Nam. Sống trên một mảnh đất có vượng khí sẽ mang đến cho gia chủ nhiều vận may và sức khỏe. Vậy đất vượng khí có hấu hiệu như thế nào? Hãy cùng Dongtanglong.co xem ngay những chia sẻ sau đây

Dấu hiệu Phong thuỷ vượng khí

Vượng khí là để nói về nguồn khí tốt, năng lượng tích cực

A. Khái niệm Đất Vượng Khí?

1. Vượng Khí Là Gì?

Vượng khí là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực phong thủy. Thuật ngữ này dùng để chỉ nguồn khí tốt, những năng lượng tốt, tích cực. Sự hiện diện của vượng khí mang đến sự thịnh vượng về tài lộc và sức khỏe cho gia chủ, người tiếp nhận.

Ngược lại, đối với những khu vực không có nhiều vượng khí thì gia chủ sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, công việc cũng như sức khỏe cũng không được tốt.

2. Tầm quan trọng của vượng khí

Một số người có quan niệm rằng, vượng khí là một khái niệm mê tín và trừu tượng. Họ không hoàn toàn tin tưởng vào phong thủy, nhưng thực tế vẫn cho thấy sự hiện diện vô hình của nó xung quanh chúng ta. Điều này có thể được nhận biết thông qua tình trạng tài lộc và sức khỏe hiện tại của mỗi người.

Tương tự, đối với việc chọn hướng nhà, nếu bạn đặt cửa chính đúng hướng phong thủy thì gia đình thì sẽ đón nhận luồng năng lượng tốt. Ngược lại, nếu gia chủ chọn sai hướng nhà thì phong thủy tốt của ngôi nhà cũng sẽ bị cản trở rất nhiều, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tài lộc giảm sút. Do đó, vượng khí đóng vai trò quan trọng, bất kể bạn có tin tưởng hay không thì vẫn tồn tại xung quanh chúng ta.

3. Đặc Điểm của Đất Vượng Khí: 

Theo quan niệm phong thủy, đất đẹp chính là những mảnh đất nằm ở vị trí long mạch, cũng là nơi hội tụ và giao nhau giữa nhiều hướng đất long mạch.

Một số đặc điểm nhận dạng nổi bật về đất vượng khí mà bạn có thể tham khảo:

  • Cây cối tươi tốt quanh mảnh đất. Những mảnh đất mà xung quanh có cây cỏ khô héo thì nên tránh
  • Có sông suối, hồ nước gần khu đất đó
  • Đất có môi trường mát mẻ, không ô nhiễm
  • Đất vượng khí là đất hợp mệnh với gia chủ

4. Cách Tăng Thêm Vượng Khí Cho Ngôi Nhà

Chắc hẳn các bạn đã nhận thấy tầm quan trọng của vượng khí đối với phong thủy nhà ở. Vậy nên, mỗi gia đình cũng cần biết giữ gìn, duy trì và tìm cách thu hút thêm vượng khí tốt cho nơi ở của mình. Vậy làm thế nào để gia tăng vượng khí? Bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Nên dọn dẹp và vứt bỏ những vật dụng hư hỏng không cần thiết
  • Nhà cửa phải luôn thoáng đãng và sạch sẽ
  • Trang trí thêm cây xanh tại phòng khách cũng là một cách tăng thêm vượng khí
  • Hướng cửa chính của ngôi nhà phải đặt đúng phong thủy
  • Hướng bàn thờ thuận phong thủy
  • Hướng bếp hợp phong thuỷ

B. Các dấu hiệu Đất Vượng Khí bạn nên biết

<1> Trước nhà thoáng đãng, không có vật cản, ánh sáng tốt

Khi bạn mua nhà hoặc thuê nhà để ở, hãy ưu tiên những ngôi nhà với không gian đằng trước luôn thoáng đãng, không bị che chắn về tầm nhìn và có đủ ánh sáng tự nhiên.

Theo quan niệm phong thủy, những ngôi nhà có dấu hiệu như vậy thường khiến cho tâm trạng gia chủ luôn vui vẻ, lạc quan, con đường tài lộc thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm, dễ dàng thăng tiến, ...

Dấu hiệu Phong thuỷ vượng khí nhà Đông Tăng Long

Phía trước nhà Đông Tăng Long thông thoáng, không có vật cản là một dấu hiệu đất vượng khí

<2> Trong nhà có không khí thoáng đãng, ánh sáng đầy đủ 

Dấu hiệu đất vượng khí tiếp theo là trong nhà có đầy đủ ánh sáng tự nhiên với bầu không khí thoáng đãng. Bởi chỉ có những nơi thông thoáng và được ánh sáng chiếu đến mới có thể đón nhận được vượng khí. Về mặt khoa học, nhà cửa thoáng khí sẽ giúp không khí dễ dàng đối lưu, giảm bí bách và đem lại môi trường sống trong lành.

Những người sống trong ngôi nhà có không khí trong lành, thoáng mát, nhiều ánh sáng cũng có tâm trạng vui vẻ và tinh thần lạc quan hơn. Nhờ vậy, học tập và làm việc hiệu quả hơn, công việc và cuộc sống cũng dễ thăng tiến.

<3> Cây cối sống lâu, xanh tốt

Dấu hiệu đất vượng khí thứ hai là mảnh đất đó là có cây cối sống lâu, xanh tốt. Sự phát triển của thực vật luôn tuân theo quy luật tự nhiên không thay đổi. Cây cối nảy chồi và sinh trưởng vào mùa xuân, sau đó lá rụng và cây khô héo vào mùa thu.

Vì vậy, nếu cây cối trong nhà hoặc sân nhà của bạn khô héo, rụng lá vào cuối mùa thu, sau đó đâm chồi nảy lộc sớm hơn vào mùa xuân thì đây là một dấu hiệu cho thấy ngôi nhà của bạn đang tràn đầy sinh khí và năng lượng. Sự tồn tại của cây xanh và lâu năm trong nhà là một dấu hiệu tích cực, cho thấy gia chủ gặp nhiều may mắn, bình an và thịnh vượng

<4> Cửa Chính Chắc Chắn, Màu Sắc Rõ Ràng

Cửa chính luôn được ví như là bộ mặt của ngôi nhà. Vì thế không gian cửa chính cần thoáng đãng để đón đủ nắng và gió tự nhiên, luôn tạo cảm giác vững vàng cho cả ngôi nhà.

Cửa chính của ngôi nhà nếu đã được làm từ rất lâu nhưng vẫn chắc chắn, đó là dấu hiệu vượng khí cho thấy căn nhà luôn có lộc.

Ngược lại, nếu cửa chính bị có màu nhợt nhạt do bị phai màu, lớp sơn bị bong tróc, hỏng hóc, thì gia chủ nên tu sửa lại càng sớm càng tốt.

<5> Nhà có ong, chim, dơi về làm tổ

Người xưa quan niệm “Đất lành chim đậu”. Vì vậy ngôi nhà có nhiều chim, ong, dơi về làm tổ chính là biểu hiện mảnh đất nhà bạn có phong thủy rất tốt, là đất có lộc. Theo đó, gia chủ ở lại mảnh đất này càng lâu lại càng dễ dàng phát triển sự nghiệp, gia đình êm ấm.

<6> Gia đình có thành viên thuộc tam hợp tuổi

Trong phong thủy, tam hợp là khái niệm ám chỉ nhóm ba con giáp có cùng đặc điểm và yếu tố Âm Dương. Nói cách khác, dựa vào năm tuổi của mỗi người, chúng ta có thể tìm ra những người cùng tuổi hợp với mình.

Dấu hiệu Phong thuỷ vượng khí

Trong gia đình, nếu có sự hiện diện của các thành viên thuộc tam hợp, chúng sẽ tương trợ và bổ sung cho nhau trong cuộc sống, công việc và các khía cạnh khác. Đây cũng chính là một dấu hiệu đất vượng khí, giúp cuộc sống và công việc của người trong gia đình trở nên viên mãn hơn.

<7> Trẻ em thích đến chơi nhà

Ông bà xưa có quan niệm, trẻ nhỏ rất nhạy cảm đối với các vấn đề về phong thủy, tâm linh. Chúng thường không thích chơi đùa ở nơi có phong thủy xấu. Nếu nhà bạn thường xuyên có trẻ nhỏ ghé chơi, chứng tỏ căn nhà đó có phong thủy rất tốt.

<8> Gia đạo yên ấm, hạnh phúc

Nếu gia đình luôn tràn đầy không khí hoà thuận, hạnh phúc và các thành viên yêu thương nhau thì đây cũng là một dấu hiệu đất vượng khí. Cuộc sống gia đình viên mãn, sung túc, người trong nhà thường được quý nhân phù trợ, sự nghiệp cũng ngày càng phát đạt.

<9> Xung quanh nhà không xuất hiện vật dẫn dụ sát khí 

Ngoài ra, một mảnh đất hay ngôi nhà có dấu hiệu đất vượng khí đương nhiên cũng sẽ không có những vật dẫn dụ sát khí xung quanh. Hiểu một cách đơn giản thì sát khí là nguồn năng lượng xấu, gây hại hoặc cản trở công việc, cuộc sống của con người.

Để tìm được mảnh đất có phong thuỷ tốt bạn cần lưu ý một số vật dẫn dụ sát khí như sau:

  • Vị sát: Là những nơi có môi trường sống không trong lành, không khí kém lưu thông, có mùi ẩm mốc,…
  • Hình sát: Là những vật dẫn sát khí có thể quan sát bằng mắt thường như cây lớn, cột điện, những vật chọc thẳng vào nhà hoặc có hình góc cạnh,…
  • Âm tà sát: Là mảnh đất, ngôi nhà đối diện với những nơi âm khí nồng đạm như bệnh viện, nghĩa trang, nhà tang lễ,…
  • Một số vật dẫn sát khí khác như khai khẩu sát, như sắc sát, quản môn sát,…

C. Nhận biết thế đất đẹp theo Phong thuỷ

1) Đất Tụ Khí:

Trong phong thủy, đất tụ khí được xem là mảnh đất đẹp. Bởi thế đất này giúp gia chủ lưu giữ may mắn, vượng khí tốt lành cho gia đình. Đây là mảnh đất có phía trước rộng thấp để hút khí, phía sau có thế cao hơn và hai bên tạo thành hình vòng cung giống như hai cánh tay ôm trọn vận khí vào nhà. Khi dòng khí dễ tụ vào nhà sẽ giúp con đường sự nghiệp của gia chủ nhanh chóng phát triển, làm ăn thuận lợi.

Thế đất vượng khí

 Ngoài ra, đất tụ khí còn được gọi là có:

  • Thanh long bên trái: theo hướng nhìn từ trong ra ngoài (xung quanh có dòng chảy, nguồn nước,…).
  • Bạch hổ bên phải: theo hướng nhìn từ trong ra ngoài (có đường cái, cây lớn, đất cao,…).
  • Chu tước phía trước (có khoảng trước hay minh đường thấp, rộng thoáng).
  • Huyền vũ phía sau (có nhà cao tầng, núi cao, gò đất,…)
  • Nơi các dòng chảy hướng về (còn gọi là minh đường) càng rộng thì càng dễ tụ khí. Phía trước ngôi nhà, mảnh đất có phong cảnh hữu tình hoặc núi thấp phía thì cũng được xem là bảo địa.

2) Thế đất Thuận Cung

Đất có hình dáng uốn lượn như vòng cung gọi là thế đất thuận cung. Quan niệm phong thủy ví mảnh đất này giống như người mẹ đang che chở và bao bọc con mình. Thế đất thuận cung được xem là điều tốt vì có quý nhân phù trợ, là nơi hội tụ vượng khí tốt cho phong thủy nhà ở.

Đất thuận cung

3)Thế đất Nguyệt Mi Thủy

Thế đất có dòng nước uốn quanh và hơi cong, được gọi là đất Nguyệt Mi Thủy, có nghĩa là những mảnh đất gần sông suối, hồ uốn cong. Đất ở vị trí này có nhiều vượng khí và tài khí, tốt cho người sinh sống và làm ăn tại đó.

Đất nguyệt mi thuỷ

D. Thế đất xấu trong Phong Thủy

1) Thế đất Âm Sát

Đây là thế đất có cây cối quá rậm rạp, có nhiều cây lớn xung quanh mảnh đất. Ở những khu vực này, long mạch thường khó lưu thông, dễ tích tụ âm khí làm ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của gia chủ.

Cách hóa giải: bạn nên loại bỏ bớt cây cối và làm cho khu đất thoáng đãng. Không trông quá nhiều cây to vì nó ảnh hưởng đến tụ khí.

2) Thế đất Cát Cước Sát

Đất cước sát thường là những khu đất nằm cạnh đường ray xe lửa hay tại những khu vực quá ồn ào. Theo quan niệm của người xưa, những mảnh đất này khiến cho người ta dễ bị hao hụt về sức khỏe.

Cách hóa giải: Mở thêm một con đường ngõ nhìn ra một hướng khác.

Phong thuỷ đất chưa tốt


2) Thế đất Cô Dương Sát

Cô Dương Sát thường là những mảnh đất nằm đối diện nơi tâm linh: Nhà thờ, chùa, đình, miếu… Những thế đất tại đây cũng sẽ có nhiều linh khí hơn, điều này không tốt cho gia đình bạn.

Hơn nữa, việc sinh sống, kinh doanh hoặc mua nhà đất ngay đối diện với những địa điểm thờ cúng linh thiêng cũng được cho là có thể ảnh hưởng đến các vị thần linh. Nếu bạn chọn một thế đất Cô Dương Sát, gia chủ và người thân có thể gặp khó khăn trong kinh doanh, gặp phải khó khăn trong cuộc sống, cảm thấy cô đơn hoặc gặp trục trặc về tâm linh.

Cách hóa giải: Bạn có thể dùng thêm một số vật phẩm phong thủy như: tỳ hưu, gương bát quái,… để hóa giải phong thủy xấu. Có thể đặt một cặp Tỳ Hưu làm từ đá quý hoặc đá quý trên bàn thờ Ông Địa, Thần Tài. Điều này có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực và tránh mất tài chính không cần thiết.

E. Phong Thủy đất qua hình dáng

Khi xem các thế đất tốt theo phong thủy, bạn có thể tham khảo các thế đất đẹp dựa theo hình dáng như sau:

1) Đất hình vuông, hình chữ nhật

Đất hình vuông là thế đất có thể lưu chuyển một cách tự do, khí tốt không bị cản trở. Khi xây dựng nhà cửa, bạn nên xây nhà ở chính giữa mảnh đất. Điều này sẽ giúp khí tốt luôn được lưu thông xung quanh nhà, mang lại nhiều may mắn cho gia đình.

Tương tự đất hình vuông, dáng đất hình chữ nhật cũng là một dáng đất rất tốt trong việc tích tụ tài vận và lưu chuyển khi tốt mà gia chủ nên lựa chọn.

2) Đất hình thang nở hậu

Có nên mua đất nở hậu? Rất nhiều người thắc mắc "đất hình thang nở hậu có tốt không". Trên thực tế, mảnh đất này chính đại diện cho việc tích tụ luồng khí tốt. Theo một số nghiên cứu về trường khí, đất nở hậu là thế đất có phía trước hẹp, phía sau rộng. Loại đất nở hậu này sẽ giúp tích tụ khí lại ở phía sau nhiều hơn, theo đó cũng mang lại phong thủy tốt hơn cho gia chủ.

Nhà Đông Tăng Long nở hậu

Thế đất nở hậu của căn nhà Đông Tăng Long phân khu nhà ở số 5

 

3) Đất thóp hậu

Đất thóp hậu là gì? Đây là đất có phía trước rộng, phía sau hẹp. Loại đất này có nội khí bên trong dễ dàng bị phát tán ra ngoài, theo đó khí tốt sẽ không hội tụ được. Nếu càng đi vào lại càng bị thu hẹp, bạn sẽ cảm giác được sự tù túng khi xây nhà cửa và sắp xếp nội thất cũng như các đồ đạc khác.

4) Đất hình tam giác

Thế đất tam giác được xem là thế đất xấu nhất trong phong thuỷ. Mảnh đất có hình dáng này thường làm khí tốt khó lưu chuyển quanh nhà và dễ làm gia chủ mất phương hướng.

5) Một vài thế đất khác

Trong phong thủy, thế đất lành và thế đất không tốt đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và xác định vận mệnh của một nơi cụ thể. Thế đất lành được xem là một vị trí thuận lợi và mang đến sự thịnh vượng, may mắn và tài lộc cho người ở. Ngược lại, thế đất không tốt được coi là không thuận lợi, có thể mang đến khó khăn, trở ngại và những điều không may. 

Một vài thế đất khác

Trên đây là những thông tin chi tiết về dấu hiệu đất vượng khí và cách lựa chọn đất phù hợp cho ngôi nhà của bạn. Với những kiến thức hữu ích này, hy vọng sẽ giúp bạn tạo ra một không gian sống tốt nhất và mang đến nhiều may mắn, thành công cho tất cả mọi người trong gia đình. 

 

"Thông tin mang tính chất tham khảo"

 

Phong thuỷ nhà hướng Tây. Nhà Đông Tăng Long hướng Tây có tốt không?

Nhà hướng Tây có tốt không? Nhà hướng Tây hợp tuổi nào? Làm nhà hướng Tây thế nào để tài lộc dồi dào? Nhà Đông Tăng Long hướng Tây có nên mua không?....Tất cả sẽ được sáng tỏ qua bài viết sau nhé.

1- Cách xác định nhà hướng Tây:

Hướng Tây là một trong 4 hướng chính gồm Đông, Tây, Nam, Bắc. Có khá nhiều cách để xác định phương hướng, trong đó phổ biến nhất là xác định bằng hướng mặt trời mọc và bằng la bàn.

Xác định hướng nhà

Nhà hướng Tây hợp với những người thuộc Tây Tứ mệnh.

1.1 Theo hướng mặt trời mọc

Chúng ta đều biết mọc trời mọc từ phía Đông và lặn về phía Tây. Khi xác định phương hướng dựa vào mặt trời mọc, bạn làm như sau:

Bạn đứng thẳng trên mặt đất và nhìn thẳng về hướng mặt trời mọc, đồng thời dang rộng 2 tay, mắt nhìn về phía Đông, tay phải chỉ về phía Nam, tay trái chỉ về phía Bắc, trong khi đó lưng hướng về phía Tây.

1.2 Bằng La Bàn

Bạn đứng quay lưng về ngôi nhà, cách nhà khoảng 1 – 1,5m, hai chân dang nhẹ. Đặt la bàn trong lòng bàn tay và cầm ngang tầm hông mình, mũi tên hướng thẳng về phía trước. Xoay la bàn cho tới khi mũi kim tô màu trùng khít với hướng Bắc, tức chữ N trên la bàn. Đọc con số ghi trên vòng ngoài của la bàn, nằm trên cùng đường thẳng với mũi tên trên thước nhựa.

Bạn thực hiện lặp lại điều này 3 lần (đứng dịch sang trái, sang phải một chút nhưng vẫn giữ nguyên khoảng cách với ngôi nhà). Trong trường hợp 3 kết quả có sự chênh lệch thì tính trung bình cộng của 3 giá trị đó. Ví dụ, (200 + 196+ 202): 3 = 199 độ (hướng Nam). Nếu trong 3 lần đo, sai số lớn hơn 15 độ thì vị trí bạn đứng đo chịu ảnh hưởng của các thiết bị điện hoặc kim loại, đường ống nào đó. Bạn thay đổi vị trí và đo lại.

Cách đọc chỉ số trên la bàn để xác định hướng nhà:

337,5 – 22,5           -----►              Bắc.                                         22,5 – 67,5              -----►              Đông Bắc.

157,5 – 202,5         -----►              Nam.                                        202,5 – 247,5          -----►              Tây Nam.

67,5 – 112,5           -----►              Đông.                                       292,5 – 337,5          -----►              Tây Bắc.

247,5 – 292,5         -----►              Tây.                                          112,5 – 157,5          -----►              Đông Nam.

* Lưu ý:

  • Người đo hướng nhà bằng la bàn không nên đứng gần các thiết bị điện, ô tô, máy tính – kim la bàn sẽ bị lệch.
  • Không đừng gần lửa, môi trường có nhiệt độ cao vì sẽ ảnh hưởng tới từ tính của nam châm trong la bàn.
  • Tháo bỏ tất cả vật dụng bằng kim loại trên người như đồng hồ, dây chuyền, nhẫn, điện thoại, thắt lưng…
  • Đối với nhà chung cư: Từ tầng 1 – 9, hướng căn hộ trùng với hướng của tòa nhà. Từ tầng 10 trở lên, hướng căn hộ có thể là hướng cửa chính hoặc hướng ban công, tùy quan niệm của gia chủ.

2- Nhà Hướng Tây Có Ưu, Nhược Điểm Gì?

2.1 Ưu điểm nhà hướng Tây:

Thứ nhất, nhà hướng Tây giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của các thành viên gia đình. Hướng Tây là hướng nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất trong ngày. Đây là vừa là lợi thế, vừa là hạn chế của nhà hướng Tây. Ánh nắng mặt trời rực rỡ sẽ giúp giảm độ ẩm, góp phần tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc có hại cho sức khỏe.

Thứ hai, nhà hướng Tây giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng cho nhà phố, nhà ống nhỏ hẹp. Nhờ tận dụng được tối đa anh sáng tự nhiên, nhà phố nhỏ chật như rộng thoáng hơn về mặt thị giác.

Thứ ba, nhà hướng Tây giúp tiết kiệm chi phí cho năng lượng điện thắp sáng. Điều này là tất yếu, với ánh sáng tự nhiên ngập tràn vào ban ngày, gia chủ không cần phải sử dụng các thiết bị chiếu sáng trong nhà.

Thứ tư, nhà hướng Tây mang lại nhiều vượng khí. Theo phong thủy Á Đông, hướng Tây – hướng mặt trời lặn – hướng trở về nguồn gốc của vạn vật. Nơi đây tập trung năng lượng của mặt trời – dương khí mạnh mẽ mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, cát lành và tài lộc. Nếu tuổi và cung mệnh của gia chủ hợp hướng Tây thì chọn nhà hướng Tây càng phát tài phát lộc, công việc suôn sẻ, kinh doanh thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, tình duyên thăng hoa dù hôn nhân có thể hơi muộn một chút.

Đặc biệt, nhà hướng Tây hợp với những người thuộc Tây Tứ Mệnh

2.2 Nhược điểm nhà hướng Tây:

Không thể phủ nhận nhà hướng Tây nóng hơn các hướng khác rất nhiều, đặc biệt là vào mùa hè tại các nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Mặt trời thường chiếu thẳng vào nhà hướng Tây, mang theo nguồn nhiệt lớn.

Với những phân tích ở trên, chúng ta đã biết nhà hướng Tây không hề xấu về mặt phong thủy như quan niệm trước đây. Còn về công năng, tính thẩm mỹ thì không phụ thuộc vào hướng nhà. Riêng nhược điểm nắng nóng thì có thể khắc phục bằng thiết kế kiến trúc và các giải pháp chống nóng hữu hiệu hiện nay.

Những người có tuổi và cung mệnh hợp hướng Tây thì chọn làm nhà hướngTây sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống cũng như công việc, sự nghiệp. Còn nếu nhà hướng Tây không hợp tuổi gia chủ cũng không quá đáng lo bởi vẫn có cách hóa giải.

Đông Tăng Long

Nhà hướng Tây ở Đông Tăng Long gần hồ nên rất mát mẻ.

3- Nhà Hướng Tây Hợp Tuổi Nào?

Tọa hướng của ngôi nhà là yếu tố quan trọng trong phong thủy nhà ở, có tính quyết định tới vận khí của gia chủ cũng như các thành viên gia đình. Thế nên, người Á Đông cực kỳ coi trọng việc chọn hướng đẹp, hợp tuổi và cung mệnh khi mua nhà hoặc xây nhà mới. Hướng nhà hợp tuổi gia chủ sẽ mang lại nhiều may mắn, bình an, tài lộc, thịnh vượng và ngược lại, hướng nhà không hợp tuổi có thể khiến gia chủ gặp xui rủi, những điều không may trong cuộc sống, tình duyên, sự nghiệp.

Vậy nhà hướng Tây hợp tuổi nào? Làm nhà hướng Tây có nhiều ưu điểm nêu trên, tuy nhiên không phải tuổi nào cũng hợp hướng Tây. Nếu không hợp hướng Tây, bạn nên chọn hướng khác hài hòa hơn về mặt phong thủy. Những người thuộc Tây tứ mệnh sẽ hợp với các hướng nhà Tây tứ trạch, gồm hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.

Theo cách xác định tuổi thuộc Tây tứ mệnh và hướng nhà Tây tứ trạch, nhà hướng Tây hợp các tuổi sau:

Nam mệnh sinh năm.                                                                          Nữ mệnh sinh năm

Mậu Tý           ⇔            1948.                                              Đinh Hợi                         1947.

Đinh Dậu                   1957.                                              Bính Thân                       1956.

Bính Ngọ                   1966.                                              Ất Tỵ                               1965.

Ất Mão                        1975.                                             Giáp Dần                         1974.

Giáp Tý           ⇔            1984.                                             Quý Hợi                ⇔            1983.

Quý Dậu                     1993.                                             Nhâm Thân                       1992.

Lưu ý: Khi xem hướng nhà hợp tuổi, bạn cần căn cứ vào tuổi của gia chủ – người đứng tên ngôi nhà. Nếu cả hai vợ chồng cùng đứng tên nhà thì sẽ lấy tuổi của người làm trụ cột trong gia đình – thường là tuổi của người chồng.

4- Phong thuỷ Nhà Hướng Tây

4.1. Nhà Hướng Tây Đặt Bếp Hướng Nào?

Chọn hướng bếp tốt cho ngôi nhà nói chung và nhà hướng Tây vô cùng quan trọng. Trước hết, hướng bếp tốt sẽ tạo không gian nấu nướng, ăn uống sạch sẽ, thoáng mát, tốt cho sức khỏe. Sau đó, một căn bếp có hướng tốt sẽ góp phần thu hút tài lộc vào nhà, gia chủ có cuộc sống sung túc, đủ đầy. Hơn nữa, hướng bếp tốt còn tạo năng lượng tích cực, góp phần thúc đẩy sự nhiệt huyết, sáng tạo trong công việc, tình duyên thăng hoa, gia đạo ấm êm.

Hướng bếp không phải là hướng cửa bếp mà là hướng lưng của người đứng nấu, tức người đứng nấu quay lưng về hướng nào thì đó là hướng bếp. Ví dụ, người đứng nấu ở hướng Nam, lưng quay về hướng Bắc thì hướng bếp là hướng Bắc. Bếp được đặt theo nguyên tắc "tọa hung hướng cát" (đặt tại vị trí xấu, nhìn về hướng tốt) nhằm trấn áp được hung khí và thu hút khí lành vào nhà. Tọa hướng của bếp như sau:

  • Tọa Ngũ Quỷ hướng Sinh Khí
  • Tọa Họa Hại hướng Phục Vị
  • Tọa Tuyệt Mệnh hướng Thiên Y
  • Tọa Lục Sát hướng Diên Niên

Vậy làm nhà hướng Tây đặt bếp hướng nào? Theo giới chuyên gia phong thủy, hướng bếp tốt nhất cho nhà hướng Tây là hướng Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc. Đây là những hướng hợp với gia chủ Tây tứ mệnh, giúp mang lại nhiều cát khí, vận may, sức khỏe dồi dào.

Thiết kế bếp nhà phố Đông Tăng Long

Thiết kế bếp nhà Hướng Tây

– Nhà hướng Tây đặt bếp hướng Tây: Theo phong thủy phòng bếp, bếp đặt theo hướng Tây sẽ mang lại nhiều cát lành, thuận lợi cho gia chủ, nhất là trong việc kinh doanh, đầu tư.

– Nhà nhà Tây đặt bếp hướng Tây Nam: Bếp đặt nhìn về hướng Tây Nam – hướng Thiên Y rất tốt về mặt phong thủy. Hướng bếp này góp phần mang lại cho gia chủ và các thành viên gia đình nhiều sức khỏe, may mắn. Đây là hướng được các vị thần linh bảo vệ, che chở.

Bên cạnh đó, thiết kế bếp cho nhà hướng Tây, gia chủ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tránh đặt bếp đối diện cửa chính, cửa phòng vệ sinh, cửa phòng ngủ.
  • Tránh đặt bếp gần chậu rửa, vòi nước, tủ lạnh.
  • Tránh đặt bếp ở trung tâm của ngôi nhà gây xáo trộn, mất cân bằng âm dương…
  • Không nên có khoảng trống phía sau bếp, cần đặt dựa vào tường hoặc chỗ dựa khác.
  • Không đặt cây cảnh kích thước lớn trong bếp hướng Tây, ảnh hưởng vượng khí trong bếp.
  • Đặt bếp ở nơi thoáng sáng, lưu thông không khí tốt.

4.2. Nhà Hướng Tây nên Đặt Bàn Thờ Hướng Nào?

Việc chọn hướng bàn thờ vô cùng quan trọng. Phòng thờ là không gian linh thiêng, ý nghĩa, nơi bạn thờ cúng tổ tiên, các bậc tiền bối. Là nơi kết nối âm dương, mang tới khí vượng, vận may cho cả gia đình. Với vị trí bàn thờ, cần được đặt theo nguyên tắc "tọa cát hướng cát"- bàn thờ đặt ở ví tốt nhìn về hướng tốt.

Vậy nhà hướng Tây đặt bàn thờ hướng nào tốt nhất? Tương tự như hướng nhà, hướng bàn thờ cần chọn trùng khớp với hướng nhà. Gia chủ nên chọn hướng bàn thờ trong ngôi nhà hướng Tây hợp tuổi và cung mệnh của mình để nhận được nhiều tài lộc, đại cát đại lợi, vạn sự hanh thông. Theo đó, có thể đặt bàn thờ theo hướng chính Tây hoặc Tây Bắc, Tây Nam.

Lưu ý: Ngoài chọn hướng hợp tuổi và cung mệnh gia chủ, bàn thờ nên được đặt ở vị trí cao thoáng, trang trọng, yên tĩnh nhất trong nhà nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với các bậc tổ tiên.

4.3. Nhà Hướng Tây Đặt Giường Ngủ Hướng Nào?

Theo phong thủy phòng ngủ, hướng đặt giường rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, sức khỏe của bạn. Hướng đặt giường cần hợp mệnh và tuổi của chủ nhân căn phòng. Nếu hướng nhà hợp tuổi gia chủ thì hướng giường ngủ trùng với hướng nhà là điều tốt. Tuy nhiên, nếu hướng nhà không hợp tuổi thì bạn cần đặt giường ở hướng hợp tuổi gia chủ.

Thiết kế phòng ngủ nhà phố Đông Tăng Long

Thiết kế phòng ngủ cho nhà Hướng Tây giúp gia chủ có cuộc sống hài hoà, viên mãn hơn

Phương vị đặt giường ngủ hợp mệnh cụ thể như sau:

  • Người mệnh Kim: Đặt giường hướng Tây và Tây Bắc.
  • Người mệnh Thủy: Đặt giường hướng Bắc.
  • Người mệnh Mộc: Đặt giường hướng Đông và Đông Nam.
  • Người mệnh Hỏa: Đặt giường hướng Nam.
  • Người mệnh Thổ: Đặt giường hướng Tây Nam và Đông Bắc.

Về vị trí đặt giường, cần lưu ý:

  • Tránh đặt giường sát nhà vệ sinh.
  • Tránh đặt giường ngủ dưới xà ngang.
  • Tránh để vật sắc nhọn hướng vào giường.
  • Không đặt gương đối diện, chiếu thẳng vào giường.
  • Giường ngủ nên đặt sát vách tường để tạo sự vững chãi, an tâm.

4.4. Nhà Hướng Tây Bố Trí Phòng Khách Hướng Nào?

Phong thủy phòng khách ưu tiên đặt phòng khách ở vị trí trung tâm ngôi nhà hoặc ngay gần cửa chính để đón được nhiều năng lượng tốt lành. Hướng phòng khách tốt gồm 4 hướng Phục Vị, Diên Niên, Sinh Khí và Thiên Y. Với nhà hướng Tây và gia chủ có tuổi, cung mệnh hợp hướng Tây tứ mệnh thì nên đặt phòng khách ở hướng Tây, Tây Nam hoặc Tây Bắc.

Thiết kế phòng khách nhà phố Đông Tăng Long

Thiết kế phòng khách mảng xanh nhiều giúp nhà Hướng Tây luôn mát mẻ

Nếu căn cứ vào bản mệnh của gia chủ khi tìm hướng tốt cho phòng khách, bạn cần nhớ nguyên tắc sau:

  • Gia chủ mệnh Kim: Bố trí phòng khách hướng Tây và Tây Bắc.
  • Gia chủ mệnh Thủy: Bố trí phòng khách hướng Bắc.
  • Gia chủ mệnh Mộc: Bố trí phòng khách hướng Đông và Đông Nam.
  • Gia chủ mệnh Hỏa: Bố trí phòng khách hướng Nam.
  • Gia chủ mệnh Thổ: Bố trí phòng khách hướng Tây Nam, Đông Bắc.

5. Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Làm Nhà Hướng Tây

5.1. Cần Có Giải Pháp Chống Nóng Ngay Từ Đầu

Xây tường 2 lớp gạch

Mỗi lớp có độ dày khoảng 110 – 220mm nhằm ngăn bức xạc nhiệt tác động sâu vào bên trong nhà hướng Tây. Nên để khoảng không giữa 2 lớp tường một khoảng 10cm giúp không khí lưu thông, đồng thời làm chậm quá trình dẫn nhiệt, giúp bên trong nhà hướng Tây trở nên thoáng mát hơn.

Dùng vật liệu cách nhiệt

Vật liệu cách nhiệt giúp nhà hướng Tây thoáng mát vào mùa hè, ấm áp hơn vào mùa đông. Các sản phẩm chống nóng, cách nhiệt phổ biến hiện nay có sơn chống nóng, tôn xốp cách nhiệt, ốp gỗ tạo khe cách nhiệt, mút xốp PE, tấm vách thạch cao, khung thép chắn nắng CNC, gạch thẻ, gạch bông gió, kính 2 lớp, hệ lam che nắng di động hoặc cố định,…

Thiết kế khoảng lùi cách nhiệt

Với nhà hướng Tây, kiến trúc sư thường thiết kế khoảng lùi ở đầu vị trí lô đất để cách nhiệt, chống nắng nóng như khoảng lùi ban công, ô trồng cây nhằm hạn chế nắng chiếu thẳng lên tường, cửa đi hoặc cửa sổ. Khoảng lùi không chỉ tạo ra một khu vực thư giãn ngoài trời mà còn giúp làm giảm lượng nhiệt hấp thụ vào nhà, thông gió tự nhiên tối ưu.

Thiết kế nhà Đông Tăng Long

Nhà Đông Tăng Long hướng Tây thiết kế hợp lý, rất được khách hàng ưa chuộng.

Thiết kế mái che nắng, tạo bóng râm

Mái che bên ngoài bức tường, cửa sổ, ban công nhà phố hướng Tây được xem là giải pháp cách nhiệt, chống nắng hiệu quả. Hiện nay, các mẫu mái che rất đa dạng, vừa có tác dụng chống nóng, làm mát vừa tạo điểm ấn kiến trúc độc đáo, ấn tượng cho ngôi nhà hướng Tây của bạn.

5.2. Chọn Màu Sơn Ngoại Thất Tươi Sáng, Nhẹ Nhàng

Những gam màu trầm tối có khả năng hấp thụ nhiệt nhanh và cao hơn. Trong khi đó, những tông màu sáng có tác dụng phản xạ nhiệt, giúp ngôi nhà bạn trở nên mát mẻ hơn. Do đó, khi chọn sơn ngoại thất cho ngôi nhà hướng Tây, bạn hãy ưu tiên chọn màu tươi sáng, nhẹ nhàng như màu trắng, ghi nhạt, trắng sữa, xanh nhạt… giúp giảm bớt nhiệt lượng vào nhà, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Tuyệt đối tránh những gam tối, sặc sỡ như đỏ, hồng, đen, vàng, nâu đậm – vừa hấp thụ nhiệt nhanh vừa khiến cảm giác ngột ngát, nóng bức gia tăng.

5.3. Trồng Cây Bóng Mát Cho Nhà Hướng Tây

Cây xanh không chỉ giúp thanh lọc không khí, điều hòa không khí, tạo không gian sống trong lành mà còn một trong những giải pháp chống nóng, làm mát tự nhiên được nhiều gia chủ áp dụng cho ngôi nhà hướng Tây của mình. Mặt khác, nếu chọn cây phong thủy tốt, hợp tuổi và bản mệnh gia chủ sẽ giúp thu hút may mắn, tài lộc đến với cả gia đình.

Với nhà hướng Tây, gia chủ nên chọn các loại cây có tán rộng, lá to, khả năng chịu nắng cao, chịu hạn tốt, dễ trồng, dễ chăm sóc. Các loại cây thân leo, cây có lá dày trồng ở logia, ban công có độ bao phủ lớn, tạo thành một lớp tường chắn nắng tự nhiên, đồng thời tạo cảm giác yên bình, gần gũi với thiên nhiên. Hoa giấy, hoa hồng leo, cây lưỡi hổ, dừa cạn, ngũ gia bì, cây ngũ sắc, xương rồng bát tiên… là những loại cây hoa phù hợp để trồng cho nhà hướng Tây.

Nhà Đông Tăng Long

5.4. Tạo Thông Gió Tự Nhiên Bằng Giếng Trời, Khoảng Thông Tầng

Với nhà hướng Tây, bạn nên cân nhắc thiết kế thêm giếng trời, các khoảng thông tầng, cửa sổ trần, cửa thông hơi bên trong nhà nhằm mục đích giúp không khí lưu thông tối đa, đẩy các luồng hơi nóng ra ngoài nhanh hơn, mang lại bầu không khí trong lành, thoáng mát.

5.5. Bố Trí Công Năng Hợp Lý

Với những ngôi nhà hướng Tây, các kiến trúc sư sẽ bố trí các công năng phụ như cầu thang, sân phơi, nhà vệ sinh nằm ở hướng chịu nắng nóng. Còn phòng khách đặt ở hướng mát hơn – hướng Đông Nam, Đông Bắc. Gia chủ nên tránh bố trí phòng ngủ với mặt tường tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thay vào đó, ở vị trí này nên bố trí hành lang, cầu thang hoặc phòng tắm.

6. Nhà Đông Tăng Long Hướng Tây có nên mua không?

Qua các phân tích bên trên thì Nhà phố Đông Tăng Long Hướng Tây đều đạt các yếu tố bên trên. Hơn nữa nhà phố Đông tăng Long có vị trí cực đẹp, pháp lý chỉnh chu, thiết kế xây dựng chắc chắn, ngân hàng hỗ trợ vay, thanh toán kéo dãn, giá lại mềm,.... do vậy khách hàng không nên bỏ qua.

Nhà Đông Tăng Long hướng Tây

Nhà Đông Tăng Long hướng Tây

Cây cảnh nào hợp với tuổi Dậu ? Chọn cây phong thủy theo từng năm sinh tuổi Dậu

Cây cảnh được trưng bày trong không gian nhà ở, văn phòng, hiện nay rất phổ biến với mọi người. Nó không chỉ mang lại một không gian thoáng mát, sinh động, tràn đầy năng lượng mà còn mang lại may mắn tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Vậy tuổi Dậu hợp với cây phong thủy gì?

Đôi nét về tuổi Dậu

Người tuổi Dậu thường có tính cách tự lập và chăm chỉ là người biết đối nhân xử thế, biết các sống chan hòa và thân thiện với mọi người. Khi gặp bất kỳ khó khăn gì, họ cũng nghĩ ra cách giải quyết phù hợp.

Với bản tính thông minh vốn có của người tuổi Dậu nên họ thường rất coi trọng sự nghiệp và có chí tiến thủ cao trong công việc nên trong sự nghiệp thường đạt được đỉnh cao. Khi tài vận rất thịnh vượng, khi gặp khó khăn, thiếu thốn thường có quý nhân phù trợ. Với bản tính cố chấp, hay cãi nhau. Họ là những người không biết cách giữ tiền, dù kiếm được nhiều tiền nhưng đến lúc cần dùng lại không có.

Tuổi Dậu hợp cây phong thủy gì?

Cây phong thủy tuổi Dậu

Cây phong thủy chính của tuổi Dậu là cây sen đá, khi đặt một chậu cây sen đá trong phòng khách, bàn làm việc hay cạnh cửa sổ với nhiều ánh sáng sẽ giúp cho gia chủ giữ được tài lộc, giảm hao tài và kêu gọi quý nhân phù trợ.

Năm sinh theo ngũ hành tương ứng của người tuổi Dậu

- Người tuổi Quý Dậu sinh năm 1933, 1993 thuộc mệnh Kim

- Người tuổi Tân Dậu sinh năm 1981 thuộc mệnh Mộc

- Người tuổi Kỷ Dậu sinh năm 1969 thuộc mệnh Thổ

- Người tuổi Đinh Dậu sinh năm 1957, 2017 thuộc mệnh Hỏa

- Người tuổi Ất Dậu sinh năm 1945, 2005 thuộc mệnh Thủy

Cách chọn cây phong thủy theo từng năm sinh cho người tuổi Dậu

Tuổi Quý Dậu (1933, 1993) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Quý Dậu tính tình hòa đồng, thực tế và thông minh. Họ có thể thích nghi với mọi môi trường sống, có trực giác khá tốt. Người tuổi Quý Dậu thường bộc lộ cảm xúc yêu ghét ra mặt nên thường không được lòng mọi người.

Cây phong thủy tuổi Dậu

Tuổi Quý Dậu mệnh Kim hợp với các loại cây phong thủy như: cây lan chi (dây nhện) cây bạch mã hoàng tử, cây ngọc ngân, cây lan ý, cây bạch lan, cây đuôi công bách thủy tiên,…

Bên cạnh đó thì tuổi Quý Dậu không nên trồng cây có màu hồng, đỏ, cam, tím mệnh Hỏa (Hỏa khắc Kim). Cũng như những cây có màu xanh dương, đen thuộc mệnh Thủy.

Tuổi Tân Dậu (1981) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Tân Dậu có sự nghiệp thuận lợi và kiếm ra được nhiều tiền. Nhưng họ lại chi tiêu hoang phí và không biết cách giữ tiền nên dễ bị túng thiếu.

Cây phong thủy tuổi Dậu

Tuổi Tân Dậu mệnh Mộc nên hợp với các loại cây phong thủy như: cây vạn niên tùng (cây tùng la hán), cây ngọc bích, cây trường sinh, cây ngũ gia bì,… mang lại không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn.

Bên cạnh đó thì tuổi Tân Dậu cần tránh trồng cây lá thân màu trắng thuộc mệnh Kim (Kim khắc Mộc) không mang lại may mắn cho gia đình mà còn khiến gia đình bất hòa, sức khỏe bị ảnh hưởng.

Tuổi Kỷ Dậu (1969) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Kỷ Dậu với tính cách ngay thẳng, chính trực với nhiều tài lẽ. Con đường công danh sự nghiệp của họ khá thuận lợi. Nhưng họ là người mệnh Hỏa nên dễ có những phản ứng thái quá và ích kỷ nên thường làm mất lòng người khác.

Cây phong thủy tuổi Dậu

Tuổi Kỷ Dậu mệnh Thổ hợp với các loại cây phong thủy như: cây lưỡi hổ, cây vạn niên thanh vàng, sen đá nâu,… và những cây có màu đỏ, cam, hồng, tím thuộc mệnh Hỏa có màu sắc tương sinh với mệnh Thổ nên rất tốt.

Lưu ý: tuổi Kỷ Dậu không nên trồng cây có màu xanh lá thuộc mệnh Mộc hoặc màu trắng thuộc mệnh Kim không tốt cho gia chủ.

Tuổi Đinh Dậu (1957, 2017) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Đinh Dậu với tính cách ngay thẳng, chính trực với nhiều tài lẽ. Con đường công danh sự nghiệp của họ khá thuận lợi. Nhưng họ là người mệnh Hỏa nên dễ có những phản ứng thái quá và ích kỷ nên thường làm mất lòng người khác.

Cây phong thủy tuổi Dậu

Tuổi Đinh Dậu mệnh Hỏa hợp với các loại cây như: cây phú quý, cây kim tiền, cây vạn lộc, cây huyết dụ, cây đa búp đỏ,… các cây này có ý nghĩa phong thủy rất tốt mà còn giúp cho không gian sống thêm phần tươi mới, hiện đại.

Tuổi Ất Dậu (1945, 2005) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Ất Dậu có tính tình hào phóng, sống rất thoải mái với người xung quanh. Trong công việc họ là người nghiêm túc, luôn dốc toàn bộ sức lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

Cây phong thủy tuổi Dậu

Tuổi Ất Dậu mệnh Thủy hợp với các loại cây phong thủy như: cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây ngọc ngân, cây lan ý, cây dây nhện, các dòng cây tùng (cây thủy tùng, cây tùng xương cá, cây tùng bồng lai, cây tùng la hán),…

Lưu ý: người tuổi Ất Dậu không nên trồng cây có nhiều màu vàng, nâu thuộc mệnh Thổ (Thổ khắc Thủy) hoặc cây thuộc mệnh Mộc làm ảnh hưởng đến con đường công danh của mọi người trong gia đình.

Xem thêm: Phong thủy Nhà Thủ Đức

Tuổi Tuất hợp với cây cảnh nào? Chọn cây phong thủy theo từng năm sinh tuổi Tuất

Lựa chọn cây cảnh hợp tuổi đang được nhiều người quan tâm bởi chúng không những mang lại một không gian tươi mới, thoáng đãng mà còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Vậy người tuổi Tuất hợp cây phong thủy gì, để mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Đôi nét về người tuổi Tuất

Người tuổi Tuất có tính chính trực, ngay thẳng và thành thật và giàu lòng chính nghĩa. Họ là người luôn tôn trọng sự công bằng, luôn là người đứng ra bênh vực cho những người yếu thế hơn. Nhưng họ là người sống nội tâm, luôn thích lắng nghe tâm sự và những nỗi buồn của người khác, nên người tuổi Tuất được nhiều người yêu mến.

Người tuổi Tuất khá nóng tính, trước những bất công, họ không thể bỏ qua, nên thường nổi cáu, tức giận, khó kiềm chế được mình nên dễ bị vướng vào những chuyện không hay.

Tuổi Tuất hợp cây gì?

Cây phong thủy tuổi Tuất

Để kiềm chế được tính nóng nảy của người tuổi Tuất thì nên chọn đặt một chậu cây kim ngân trong phòng khách để cho tinh thần được thoải mái, cũng như giúp họ nắm bắt được nhiều cơ hội trong công việc hơn.

Năm sinh theo ngũ hành tương ứng của người tuổi Tuất

- Người tuổi Canh Tuất sinh năm 1970 thuộc mệnh Kim

- Người tuổi Giáp Tuất sinh năm 1934, 1994 thuộc mệnh Hỏa

- Người tuổi Nhâm Tuất sinh năm 1982 thuộc mệnh Thủy

- Người tuổi Bính Tuất sinh năm 1946, 2006 thuộc mệnh Thổ

- Người tuổi Mậu Tuất sinh năm 1958, 2018 thuộc mệnh Mộc

Cách chọn cây phong thủy theo từng năm sinh cho người tuổi Tuất

Tuổi Canh Tuất (1970) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Canh Tuất rất khôn ngoan trong cuộc sống biết đối nhân xử thế, có phán xét thông minh, với đức tính cẩn thận và chăm chỉ. Tuy con đường tài vận, tài lộc gặp trắc trở, lúc thịnh lúc suy, khó phát tài hay bị người khác cản trở con đường công danh.

Cây phong thủy tuổi Tuất

Tuổi Canh Tuất mệnh Kim hợp với những cây có thân lá, hoa màu trắng, ánh kim, xám, nâu, vàng như: cây bạch mã hoàng tử, cây ngọc ngân (cây cung điện vàng), cây lan ý, cây lan chi (cây dây nhện), cây hạnh phúc, cây kim tiền,… hoặc có thể sử dụng những cây thuộc mệnh Thổ sẽ mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ.

Nhưng cần tránh những cây thuộc hành Hỏa (đỏ, cam, hồng, tím) và màu đen, xanh dương thuộc mệnh Thủy không tốt cho gia chủ.

Tuổi Giáp Tuất (1934, 1994) hợp cây gì?

Người tuổi Giáp Tuất rất công bằng, thẳng thắn, cần cù, là người hiếu học với tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng can thiệp khi thấy chuyện bất công để giúp đỡ người bị áp bức.

Đối với gia đình họ là người con hiếu thảo, anh em hòa thuận, còn ngoài xã hội là người ngay thẳng, đáng tin cậy. Nhưng họ là người dễ nổi nóng khi thấy chuyện bất công, là người đa nghi nên chỉ tin vào những gì mắt thấy, nên đôi khi khiến họ có những nhận định sai về một sự việc.

Cây phong thủy tuổi Tuất

Tuổi Giáp Tuất thuộc mệnh Hỏa nên hợp với các loại cây có màu sắc đỏ, tím, cam, hồng như: cây kim ngân, cây đa búp đỏ, cây bạch mã hoàng tử, cây kim tiền, cây phú quý, cây phất dụ mảnh, cây vạn lộc, cây hồng môn, cây đuôi công tím,…

Nhưng tuổi Giáp Tuất cần tránh cây có màu xanh dương, nâu, đen thuộc hành Thủy (Thủy khắc Hỏa) khiến cho vận mệnh của gia chủ bị hao tài tốn của.

Tuổi Bính Tuất (1946, 2006) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Bính Tuất luôn coi trọng nghĩa khí, sống ngay thẳng và có tầm lòng thương người, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, sống thoải mái. Nhưng với tính khí nóng nảy khi nghe người khác đặt điều về mình thì họ luôn sẵn sàng phản bác.

Cây phong thủy tuổi Tuất

Tuổi Bính Tuất mệnh Thổ hợp với cây có màu vàng, ghi hoặc nâu, cam, đỏ, hồng gồm các loại cây như cây thường xuân, cây lan hồ điệp, cây lưỡi hổ, cây vạn niên thanh để bàn, cây ngũ gia bì,… hoặc những cây thuộc hành Hỏa như cây cung điện vàng (cây ngọc ngân), cây phong lộc,…mang lại tài lộc may mắn cho gia chủ.

Nhưng cần tránh những cây chỉ có màu xanh lá thuộc hành Mộc (Mộc khắc Thổ) hoặc màu trắng thuộc Kim sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và tài lộc của gia chủ bị thất thoát.

Tuổi Nhâm Tuất (1982) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Nhâm Tuất rất trung thực, thẳng thắn, có lòng hào hiệp, công bằng, với bản tính nhẫn nại, cần cù và hiếu học nên dễ thành công trong công việc và sự nghiệp. Là người có chí tiến thủ, ham học hỏi nên thường đỗ đạt cao, công danh sự nghiệp rộng mở. Nhưng lại rất dễ nổi nóng, thỉnh thoảng đưa ra những quyết định vội vàng mà không suy nghĩ đến hậu quả, đã gây ra khó khăn trong sự nghiệp của họ.

Cây phong thủy tuổi Tuất

Tuổi Nhâm Tuất mệnh Thủy hợp với cây có màu xanh đậm, xanh thẫm, đen, trắng hoặc ghi gồm các loại cây như: cây kim tiền, cây lưỡi hổ, cây bạch mã hoàng tử, cây lan ý, cây lan chi, cây sơn tùng, cây thủy tùng, cây tùng bồng lai, cây tùng la hán,…

Nhưng cần tránh những cây có màu nâu vàng, thuộc mệnh Thổ không tốt cho gia chủ trong công việc làm ăn, công danh sự nghiệp bị cản trở.

Tuổi Mậu Tuất (1958, 2018) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Mậu Tuất họ sống tiết kiệm và đơn giản, không thích tiêu xài hoang phí. Họ là người thẳng thắn và chân thành, kiên quyết. Nên họ yêu cầu mọi người cũng phải đối xử chân thành như mình đối với người khác. Với lòng tự tôn cao khiến họ gặp rắc rối cho mình trong sự phát triển bản thân.

Cây phong thủy tuổi Tuất

Tuổi Mậu Tuất thuộc mệnh Mộc hợp với màu xanh nước biển, đen, màu xám hợp với các loại cây như cây vạn niên tùng (tùng la hán), cây trường sinh, cây cau tiểu trâm, cây ngọc bích, cây trầu bà đế vương xanh, cây vạn niên thanh, cây ngũ gia bì, cây kim ngân,…

Nhưng cần tránh những cây có màu trắng thuộc Kim (Kim khắc Mộc) sẽ làm cho tài sản bị tiêu tán, con đường công danh bị lụi bại.

Xem thêm: Phong Thủy Nhà Đất

Cây phong thủy cho Tuổi Hợi ? Chọn cây phong thủy cho từng năm sinh tuổi Hợi

Gia chủ tuổi Hợi là người có nhiều tài lộc hơn người khác nhưng họ lại tiêu xài hoang phí, không có kế hoạch cụ thể. Theo phong thủy, để khắc phục nhược điểm này và mang lại nhiều may mắn, nhiều người lựa chọn trồng cây phong thủy trang trí.

Đôi nét về người tuổi Hợi

Người tuổi Hợi thích vui chơi hội hè, thích ăn ngon, mặc đẹp. Những người tuổi Hợi thường có vận mệnh tốt với cuộc sống nhàn nhã và sung sướng. Nhưng với bản tính phung phí không có kế hoạch chi tiêu nên không giữ được tiền. Họ là người bướng bỉnh, ương ngạnh nên nhiều lúc làm cho họ hối hận về sau. Với khả năng điều hành kém và thiết sự kiên nhẫn, tính tình nóng nảy, bốc đồng nên công việc không mấy thuận lợi.

Tuổi Hợi hợp cây gì?

Cây phong thủy tuổi Hợi

Để giúp người tuổi Hợi hạn chế được những nhược điểm xấu và cho tinh thần thư thái, sáng suốt với những quyết định tài chính, cũng như mang lại may mắn trong công việc và cuộc sống thì nên đặt trên bàn làm việc một chậu cây nhất mạt hương.

Năm sinh theo ngũ hành tương ứng của người tuổi Hợi

- Người tuổi Tân Hợi sinh năm 1971 thuộc mệnh Kim

- Người tuổi Kỷ Hợi sinh năm 1959 thuộc mệnh Mộc

- Người tuổi Quý Hợi sinh năm 1983 thuộc mệnh Thủy

- Người tuổi Ất Hợi sinh năm 1995 thuộc mệnh Hỏa

- Người tuổi Đinh Hợi sinh năm 1947, 2007 thuộc mệnh Thổ

Cách chọn cây phong thủy theo từng năm sinh cho người tuổi Hợi

Tuổi Tân Hợi (1971) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Tân Hợi với cuộc sống an nhàn, ít thăng trầm, không giàu có thì cũng dư giả. Họ là những người nhạy bén, hiểu biết và nhận thức mọi vấn đề nhanh chóng. Với bản tính bảo thủ khó thay đổi ý muốn của bản thân nên khó đạt được công danh trong sự nghiệp. Người tuổi Tân Hợi có anh em khó gần, chỉ giúp đỡ với những người hợp với họ với những người không đồng quan điểm là xa cách.

Cây phong thủy tuổi Hợi

Tuổi Tân Hợi mệnh Kim nên hợp với các loại cây có màu trắng hoặc ánh vàng như: cây ngọc ngân (cây cung điện vàng) cây bạch mã hoàng tử, cây lan ý, cây kim ngân, cây kim tiền,…

Lưu ý: người tuổi Tân hợi nên tránh những loại cây phong thủy có màu đỏ, hồng, cam, tím thuộc mệnh Hoả không mang lại tài lộc cho gia chủ mà làm cho công việc làm ăn buôn bán thua lỗ.

Tuổi Kỷ Hợi (1959) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Kỷ Hợi thường có ý chí, quyết tâm, kiên cường trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống, không dễ dàng bỏ cuộc chỉ vì thất bại một vài lần. Khi bắt tay vào làm việc gì, thì họ không bao giờ bỏ cuộc giữa đường. Về tiền bạc họ là người sống phóng khoáng, khi có tiền là tiêu xài theo ý thích nên dễ rơi và cảnh túng thiếu. Họ có khuyết điểm là tính nóng nảy, khi mà họ nhớ ra việc gì đó thì sẽ bỏ tất cả đi làm việc đó.

Cây phong thủy tuổi Hợi

Tuổi Kỷ Hợi mệnh Mộc nên trồng cây có màu xanh lá hoặc xanh dương, đen như: cây tùng la hán, cây ngọc bích, cây trầu bà đế vương xanh, cây cau tiểu trâm, cây ngũ gia bì, cây vạn niên thanh, cây kim ngân, cây sen đá nâu,…

Lưu ý: không nên trồng cây liên quan đến hành Thổ có màu nâu, vàng sẽ gây ra mâu thuẫn, khắc khẩu trong gia đình, kìm hãm sự phát triển của bản thân.

Tuổi Quý Hợi (1983) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Quý Hợi nhiệt tình, ngay thẳng, chịu khó làm việc khi có định hướng rõ ràng. Là người khiêm tốn, ôm hòa, sẵn sàng nhường nhịn, nhưng ghét người ăn nói quanh co. Ở tiền vận và trung vận họ là người trải qua nhiều khó khăn, muộn phiền. Vất vả mưu sinh, cuộc sống tình cảm, hôn nhân và gia đình có nhiều biến động. Cây phong thủy sẽ giúp cho cuộc sống của họ bình lặng, ít sóng gió, cũng như có nhiều may mắn hơn trong cuộc sống.

Cây phong thủy tuổi Hợi

Tuổi Quý Hợi mệnh Thủy hợp với cây có màu xanh nước biển như: cây lưỡi hổ, cây lan chi (dây nhện) cây kim tiền, cây lan ý, các dòng cây tùng (cây thủy tùng, cây tùng bồng lai),…

Lưu ý: người tuổi Quý hợp không nên chọn cây liên quan đến hành Thổ có màu nâu, vàng, kìm hãm sự phát triển của bản thân và gây mâu thuẫn, khắc khẩu trong gia đình.

Tuổi Ất Hợi (1995) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Ất Hợi sống chân thành và giàu tình cảm, luôn khoan dung vui vẻ, ít khi phán xét phê bình người khác, luôn chân thành khi giao tiếp với mọi người. Họ là người có ít tham vọng và nhát gan, không xông pha khi gặp nguy hiểm, nên khó thành công trong việc lớn, ít có khả năng lên kế hoạch. Họ chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống và trong công việc không được coi trọng vì thường làm việc theo cảm xúc nhất thời.

Cây phong thủy tuổi Hợi

Tuổi Ất Hợi mệnh Hỏa hợp với những cây có màu đỏ, tím, hồng, cam như: cây phú quý, cây vạn lộc, cây đa búp đỏ, cây đuôi công tím, cây hồng môn,…

Lưu ý: gia chủ tuổi Ất Hợi không nên trồng cây có màu xanh nước biển, màu đen, nâu, vàng thuộc hành Thủy (Thủy khắc Hỏa)

Tuổi Đinh Hợi (1947, 2007) hợp cây phong thủy gì?

Người tuổi Đinh Hợi là người con hiếu thảo, kính trọng cha mẹ nhưng khắc kỵ nên phải sống xa gia đình. Họ là người khôn khéo, có tài ăn nói, năng động hoạt bát, có tính cách vui vẻ, lương thiện nên được mọi người yêu mến. Nhưng bạn bè của họ lại chỉ tốt bên ngoài còn trong lòng thì đố kị cho dù người tuổi Đinh Hợi giúp đỡ họ tận tình, đối xử tử tế.

Cây phong thủy tuổi Hợi

Tuổi Đinh Hợi mệnh Thổ hợp với những loại cây như: cây ngũ gia bì, cây lưỡi hổ, cây lan quân tử, cây trúc phú quý,…

Lưu ý: tuổi Đinh Hợi nên tránh những cây thuộc mệnh Mộc (Mộc khắc Thổ) làm tiêu tan tiền bạc.

Xem thêm: Phong thủy Nhà Đất

phong thủy