Hiển thị các bài đăng có nhãn quy hoach. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quy hoach. Hiển thị tất cả bài đăng

10 dự án giao thông lớn ở TP.HCM sẽ khởi công trong năm 2025

Theo kế hoạch năm 2025, Ban Giao thông TP.HCM sẽ khởi công những dự án trọng điểm như cầu - đường Nguyễn Khoái, đường Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), nút giao Mỹ Thủy, nút giao ngã tư Đình, cầu Rạch Tôm,…

Thông tin trên được ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) chia sẻ tại lễ tổng kết công tác năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Sở GTVT TP.HCM, ngày 25/12.

Khởi công 10 dự án giao thông trọng điểm

Theo đó, trong năm 2025, Ban Giao thông sẽ khởi công thêm 10 dự án, trong đó có những dự án trọng điểm như cầu - đường Nguyễn Khoái (quận 4); Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), nút giao Mỹ Thủy, TP. Thủ Đức; cao tốc TPHCM - Mộc Bài; nút giao ngã tư Đình (quận 12); cầu Rạch Tôm (huyện Nhà Bè),…

Cùng với đó, Ban Giao thông sẽ tiếp tục thi công khoảng 20 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước và hoàn thành khoảng 15 dự án trong năm 2025, như toàn bộ dự án mở rộng quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), nút giao thông An Phú, cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu (TP. Thủ Đức),…

Nhà Thủ Đức

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Giao thông TPHCM

Cũng theo ông Phúc, ngày 31/12, nhánh hầm chui HC1 dự án nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) sẽ thông xe, nối tiếp hầm HC2 đã thông xe vào tháng 10/2024. Cùng với đó, cầu Phước Long (quận 7) cũng hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ người dân.

Riêng đối với dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50, trong năm 2024 cũng sẽ cho thông xe một số đoạn để đảm bảo lưu thông thuận tiện cho người dân.

"Từ đây đến cuối năm, Ban sẽ tiếp tục tăng tiến độ thi công dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (quận Tân Bình), mở rộng Tân Kỳ - Tân Quý (Bình Tân), đường Dương Quảng Hàm (quận gò Vấp)", ông Phúc thông tin thêm.

Với những dự án sắp hoàn thành và thông xe ngày 30/12, ông Phúc kiến nghị Sở GTVT TP.HCM xem xét hỗ trợ thủ tục để kịp đưa dự án thông xe trước Tết Nguyên đán phục vụ người dân.

Nút giao An Phú

Nút giao thông An Phú, TP Thủ Đức

Kiến nghị phân quyền để đẩy nhanh các dự án 

Nêu kiến nghị, ông Lương Minh Phúc cho biết hiện nay quy trình xử lý nhà thầu yếu kém mất rất nhiều thời gian. Do đó, Ban Giao thông kiến nghị UBND TPHCM xem xét ủy quyền cho chủ đầu tư tự quyết và chịu trách nhiệm với việc xử lý các nhà thầu yếu kém.

“Có nhiều dự án rất khẩn trương, nhưng đôi khi mình loay hoay mất đến 3, 4 đến 6 tháng. Ban Giao thông nhận thấy đó là nút thắt mà UBND TPHCM có thể ủy quyền cho chủ đầu tư xử lý”, ông Phúc nói.

Theo báo cáo của Sở GTVT TP.HCM, trong năm 2024, tổng kế hoạch vốn đơn vị nhận được là 4.783 tỷ đồng, giá trị giải ngân dự kiến đạt 4.356 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 91,1%.

Cao tốc Mộc Bài

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ là đường bộ ngắn nhất kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP.HCM với Campuchia

Trong năm 2025, Sở GTVT đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như hoàn chỉnh và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị; phối hợp triển khai thực hiện dự án Xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ...

Đặc biệt, phấn đấu khởi công, hoàn thành các dự án, công trình giao thông trọng điểm trong năm 2025 theo kế hoạch. Đối với 5 dự án áp dụng hợp đồng BOT theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội, phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư và khởi công ít nhất 2 dự án.

Bên cạnh đó, tập trung phối hợp nhà đầu tư và các sở ngành liên quan triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư dự án Xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Chủ trì, phối hợp với Sở ngành, Ban Quản lý đường sắt đô thị tham mưu UBND TP nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị đầu tư đến năm 2035 được xác định trong Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM được Bộ Chính trị thông qua.

Trong năm 2025, Sở GTVT cũng sẽ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 TP.HCM; trình HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư các dự án trọng điểm, liên kết vùng và các dự án chuẩn bị đầu tư đã được UBND giao Sở GTVT là cơ quan chuẩn bị dự án...

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

Chi tiết 10 huyện trên cả nước sẽ sáp nhập từ ngày 1/1/2025

Theo các Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ có 10 huyện sẽ sáp nhập từ ngày 1/1/2025.

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Cụ thể, 10 đơn vị hành chính cấp huyện dưới đây sẽ bị sáp nhập toàn bộ, hoặc sáp nhập một phần từ 01/01/2025 gồm:

(1) Huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 191,74 km2, quy mô dân số là 176.980 người của huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang. Sau khi nhập, thành phố Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 258,29 km2 và quy mô dân số là 371.151 người

Thành phố Bắc Giang giáp thị xã Việt Yên, các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Tân Yên; tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

(2) Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 75,93 km2 của huyện Sơn Động để nhập vào huyện Lục Ngạn.

Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 11,98 km2, quy mô dân số là 520 người của xã Thanh Hải để nhập vào xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn.

(3) Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 103,49 km2, quy mô dân số là 83.613 người của huyện Hoa Lư và toàn bộ diện tích tự nhiên là 46,75 km2, quy mô dân số là 154.596 người của thành phố Ninh Bình. Làm cơ sở để thành lập thành phố Hoa Lư từ ngày 01/01/2025.

Thành phố Hoa Lư giáp thành phố Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô và tỉnh Nam Định.

(4) Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 82,87 km2, quy mô dân số là 101.272 người của huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa. Sau khi nhập, thành phố Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 228,22 km2 và quy mô dân số là 615.106 người.

Thành phố Thanh Hóa giáp thành phố Sầm Sơn và các huyện Hoằng Hóa, Nông Cống, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Triệu Sơn.

(5) Huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 138,71 km2, quy mô dân số là 81.620 người của huyện Thạch Hà, tương ứng với toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, gồm: Đỉnh Bàn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn và Tượng Sơn, để nhập vào thành phố Hà Tĩnh.

Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,42 km2, quy mô dân số là 5.687 người của xã Cẩm Vịnh và toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,86 km2, quy mô dân số là 7.016 người của xã Cẩm Bình thuộc huyện Cẩm Xuyên để nhập vào thành phố Hà Tĩnh;

(6) Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 110,51 km2, quy mô dân số là 96.331 người của huyện Lộc Hà sau khi điều chỉnh theo quy định vào huyện Thạch Hà.

(7) Huyện Nam Đông, TP Huế

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 647,82 km2, quy mô dân số là 26.427 người của huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc. Sau khi nhập, huyện Phú Lộc có diện tích tự nhiên là 1.368,23 km2 và quy mô dân số là 180.606 người.

Huyện Phú Lộc giáp huyện A Lưới, huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy; thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và Biển Đông.

(8) Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 471,64 km2, quy mô dân số là 35.438 người của huyện Nông Sơn vào huyện Quế Sơn. Sau khi nhập, huyện Quế Sơn có diện tích tự nhiên là 729,10 km2 và quy mô dân số là 139.566 người.

Huyện Quế Sơn giáp các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Hiệp Đức, Nam Giang, Phước Sơn và Thăng Bình.

(9) Huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 77,67 km2, quy mô dân số là 155.438 người của huyện Long Điền vào Huyện Đất Đỏ để thành lập huyện mới là Long Đất.

(10) Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 189,74 km2, quy mô dân số là 86.063 người của huyện Đất Đỏ vào huyện Long Điền để hình thành lập huyện Long Đất.

Huyện Long Đất giáp huyện Châu Đức, huyện Xuyên Mộc, thành phố Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu và Biển Đông.

Nhà phố Đông tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

Lập đồ án quy hoạch khu công nghiệp rộng 330 ha ở Đồng Nai

Đồng Nai đang lấy ý kiến góp ý quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Phước An ở huyện Nhơn Trạch rộng 330 ha.

KCN Đông Tăng Nai

Khu công nghiệp Phước An và cảng Phước An có tác động tương hỗ phát triển

Ngày 15.12, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập đồ án quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn, trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt.

Đến nay Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai cùng đơn vị tư vấn là Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia đã hoàn thành lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phước An, quy mô diện tích 330 ha tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Để tổng hợp ý kiến trong công tác lập đồ án, hoàn chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đề nghị các sở, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan có ý kiến góp ý về nội dung đồ án.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành

Khu công nghiệp Phước An kết nối với cao tốc Bến Lức - Long Thành

Theo hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000, Khu công nghiệp Phước An đấu nối cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Bến Lức - Long Thành, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 49 km, cách sân bay Long Thành khoảng 14 km, cách Khu công nghệ cao TPHCM khoảng 35 km, cách cảng Cái Mép Thị Vải khoảng 32 km, cách cảng Cát Lái khoảng 26 km...

Theo định hướng, trong tương lai huyện Nhơn Trạch kết hợp với huyện Long Thành trở thành cực tăng trưởng mới của tỉnh Đồng Nai với hệ thống sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế.

Đối với Khu công nghiệp Phước An, do khoảng cách gần đến cảng Phước An nên có tác động tương hỗ phát triển với nhau. Khu công nghiệp Phước An sẽ là cơ sở cung cấp dịch vụ cho khu vực cảng, là nơi sản xuất hàng hóa với ưu thế tận dụng được các luồng tuyến giao thông để xuất nhập.

Khu công nghiệp Phước An có quy mô khoảng 330 ha, tổng mức đầu tư khu công nghiệp khoảng 3.070 tỉ đồng.

Trên địa bàn huyện Nhơn Trạch hiện có 9 khu công nghiệp.

Ngày 16.8.2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 862/QĐ-TTg ngày 16.8.2024 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (về hạ tầng kỹ thuật và khu công nghiệp). Trong đó có xây dựng mới Khu công nghiệp Phước An quy mô diện tích phù hợp với quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phát triển cảng và khu dịch vụ hậu cần cảng Phước An; phát triển hệ thống cảng dọc sông Nhà Bè với tổng diện tích khoảng 183 ha…

Dự án nổi bật: Đông Tăng Long

Quy hoạch tuyến đường Lã Xuân Oai Tp Thủ Đức mới nhất 2024

Đường Lã Xuân Oai là một trong những tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng tại khu vực Quận 9 cũ nay thuộc thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh. Điểm đầu giao với đường Lê Văn Việt và điểm cuối giao tại đường Nguyễn Duy Trinh phường Long Trường Thành Phố Thủ Đức.

Tuyến đường với chiều dài chỉ gần 6 km nhưng đóng vai trò huyết mạch trong lưu thông, kết nối kinh tế vùng. Sau thời gian dài đi vào sử dụng, tuyến đường đã bị hư hỏng, quá tải nên đã được phê duyệt nâng cấp và mở rộng.

Đường Lã Xuân Oai thực tế

Thực tế Lã Xuân Oai địa phận phường Trường Thạnh

I - Thông tin chi tiết đường Lã Xuân Oai

1) Vị trí tuyến đường Lã Xuân Oai

Đường Lã Xuân Oai có chiều dài 5,8km chạy qua nhiều phường của thành phố Thủ Đức, đóng vai trò quan trọng trong kết nối giao thông vùng. Tuyến đường này đi qua các phường Tăng nhơn Phú A, phường Long Thạnh Mỹ, phường Trường Thạnh và phường Long Trường thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

Quy hoạch Đường Lã Xuân Oai

Vị trí đường Lã Xuân Oai trên google maps

Đường Lã Xuân Oai có điểm đầu dự án nằm tại km 1.5 Lê Văn Việt (Trạm xăng dầu Tăng Nhơn Phú) và điểm cuối của tuyến đường nằm tại số 1326 D Nguyễn Duy Trinh. Là đường bê tông nhựa nóng, bề rộng đường khoảng 6m-7m.

2) Kết nối giao thông tại đường Lã Xuân Oai

Đường Lã Xuân Oai  là tuyến đường huyết mạch kết nối liên thông trong khu vực. Giúp những chuyên gia, kỹ thuật viên cấp cao, chuyên viên, các công nhân, cư dân di chuyển thuận tiện từ các hướng ngoại ô vào trung tâm thành phố và ngược lại.

Có thể nói đây là tuyến đường quan trọng với mật độ dân cư đông đúc, tập trung nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khu ẩm thực… Bên cạnh đó hàng loạt những khu đô thị liền kề được hình thành tại đây như khu đô thị Đông Tăng Long, khu đô thị Tây Tăng Long, Khu đô thị SimCity quận 9, Vinhomes Grand Park …với lượng dân cư cực lớn. Nhu cầu lưu thông qua tuyến đường rất cao.

Chính bởi vậy mà đường Lã Xuân Oai cần được mở rộng nâng cấp, đảm bảo cho quá trình lưu thông của cư dân thuận tiện, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

Đường Lã Xuân Oai thực tế 1

Cùng với tiến trình mở rộng của đường Lã Xuân Oai, dự án được hưởng lợi nhiều nhất là khu đô thị Đông Tăng Long, có diện tích khoảng 159 ha. Chủ đầu tư dự án là Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD).

3) Thực trạng đường Lã Xuân Oai thành phố Thủ Đức

Đường Lã Xuân Oai có vai trò quan trọng trong kết nối giao thông khi là cung đường lưu thông của hàng nghìn dân cư mỗi ngày, liên kết tới những tuyến đường lớn khác. Thế nhưng tuyến đường này hiện đang không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại. Làn đường chỉ rộng 6-8m khiến tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn xảy ra liên tục. Hơn nữa nhiều chỗ xuất hiện ổ gà, ổ voi, ngập nước gây khó khăn cho người giao thông.

Đường Lã Xuân Oai hiện trạng

Hình ảnh thực tế đường Lã Xuân Oai đoạn khu công nghệ cao quận 9

II - Quy hoạch nâng cấp và mở rộng đường Lã Xuân Oai

Dự án nâng cấp và mở rộng đường Lã Xuân Oai Thủ Đức đã chính thức có quyết định phê duyệt dự án đầu tư, theo quyết định số 652/QĐ-SGTVT ngày 01/02/2019 với mức đầu tư lên đến 502.254.000.000 VNĐ. Dự án nâng cấp và mở rộng đường Lã Xuân Oai sẽ thực hiện từ đoạn đầu khúc giao với đường Lã Xuân Oai cho tới đường Nguyễn Duy Trinh.

Tuyến đường Lã Xuân Oai được lên kế hoạch cải tạo, nâng cấp, sửa sang lại mặt đường để phục vụ cho việc lưu thông, di chuyển, đi lại của người dân. Theo đó, mặt đường Lã Xuân Oai sẽ được làm phẳng, san lấp ổ gà, ổ voi, để việc đi lại thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó mặt đường cũng có kế hoạch mở rộng, để đảm bảo hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông.

Ngoài ra tuyến đường cũng dự kiến xây dựng mới bó vỉa, vỉa hè cây xanh, hệ thống chiếu sáng đúng quy hoạch. Hiện tại từ km 0+ 1.3 (đoạn Trường tiểu học Trương Văn Thành) đã được nâng cấp xây dựng. Từ trường tiểu học Trương Văn Thành tới tuyến đường D2 Khu Công Nghệ Cao chưa được bố trí vốn.

Năm 2017 dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai quận 9 đã chính thức được phê duyệt 2.689 Km đoạn đầu đường Lê Văn Việt và điểm cuối dự án giao với đường D2 Khu Công Nghệ Cao. Đây là nhóm dự án B và thuộc loại công trình đường trong đô thị, cấp Công Trình Cấp III.

  • Đoạn 1: Từ Km 0 tới 446.16, mặt cắt ngang đường rộng 22m. Trong đó bao gồm nút giao với đường Lê Văn Việt.
  • Đoạn 2: Từ Km 446.16 tới km 2 + 2.689m, lộ giới đường Lã Xuân Oai rộng khoảng 30m theo quy hoạch. Đoạn hẻm 80 xây cửa xả thoát nước mở rộng khoảng 6m theo quy hoach. Chiều dài hẻm là khoảng 120,81m xây dựng hệ thống thoát nước theo đúng quy hoạch.
  • Xây dựng mới bó vỉa, vỉa hè cây xanh, xây dựng hệ thống chiếu sáng đúng quy hoạch

Đoạn từ Km+2.689 đường D2 kết thúc tại điểm km 5+8 giao đường Nguyễn Duy Trinh phần đường đoạn này hiện nay vẫn chưa có thông tin triển khai chính thức. Phần cầu Đông Tăng Long đã đang được xây dựng mới dự kiến hoàn thành 2024.

Đường Lã Xuân Oai không phải là tuyến đường dài nhưng tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra. Nếu dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai Quận 9 sớm được khởi công sẽ giảm thiểu tình trạng ách tắc giao thông và giúp phát triển kinh tế vùng, kinh tế doanh nghiệp, khu công nghiệp tại khu công Nghệ Cao.

5 tuyến đường mở rộng tại Thủ Đức

 

Thành phố Thủ Đức được sáp nhập từ quận 2, quận 9, quận Thủ Đức cũ, đây là 3 quận nằm phía đông thành phố Hồ Chí Minh. Thành Phố Thủ Đức là được thành lập mới và phát triển tương đối chậm hơn các quận nội thành khác của Tp Hồ Chí Minh đặc biệt là hệ thống giao thông hạ tầng đã xuống cấp, không bắt kịp tình hình phát triển kinh tế của một thành phố mới trẻ trung năng động hiện nay.

Tình hình cấp bách cần được xây dựng những tuyến đường huyết mạch như Lã Xuân Oai, Nguyễn Duy Trinh, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Văn Tăng, Lê Văn Việt, Nguyễn Thị Định… để giúp lưu thông phát triển kinh tế và giúp giảm chi phí đền bù khi giá bất động sản còn chưa thực sự tăng cao.

Thế nào là bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000, 1/2.000, 1/500

Trong quy hoạch, người ta thường thấy các khái niệm bản đồ quy hoạch 1/5.000, 1/2.000 và đặc biệt là 1/500 được nhiều người mua đất dự án rất quan tâm. Vậy bản đồ quy hoạch các tỷ lệ này là gì, có ý nghĩa như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé?

Bản đồ quy hoạch là gì?

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó. Trong đó thể hiện được chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lí kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất. Và bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.

Quy hoạch bao gồm: nhiệm vụ quy hoạch chung, nhiệm vụ quy hoạch phân khu và nhiệm vụ quy hoạch chi tiết.

- Nhiệm vụ Quy hoạch chung có nhiệm vụ xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị.

- Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu lại phải xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để bảo đảm phù hợp về không gian kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các khu vực xung quanh.

- Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết là xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh.

Mỗi nhiệm vụ quy hoạch sẽ sử dụng một loại bản đồ với tỉ lệ tương ứng hợp với đặc trưng. 

Ý nghĩa của một số bản đồ quy hoạch phổ biến

Bản đồ quy hoạch chung tỉ lệ 1/5.000: xác định các khu vực chức năng, những định hướng tính giao thông, sẽ rõ ràng mốc giới, địa giới của các phần đất dành để phát triển hạ tầng đường, cầu, cống, điện, trường học, khu dân cư, cây xanh, hồ nước

Quy hoạch 1/5000

Đây chính là cơ sở gốc để xác định mục tiêu phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân…

Bản đồ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 nhằm phân chia và xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị.

Quy hoạch 1/2000 sẽ xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố và đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung Và xác định chức năng sử dụng đất cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và đánh giá tác môi trường chiến lược.

Quy hoạch 1/2000

Mặt khác quy hoạch này có nhiều nội dung xác định vị trí công trình kỹ thuật và ranh giới trên đất. Do đó quy hoạch này liên quan mật thiết với quyền sờ hữu về đất đai (về quyền sử dụng đất), vì vậy nó có giá trị pháp lý cao, nó là căn cứ để giải quyết tranh tụng.

Quy hoạch 1/2.000 thường do địa phương nơi có công trình, dự án thực hiện.

Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung. Đây là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án dầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dụng công trình và thực hiện xây dựng.

Quy hoạch 1/500 được xây dựng mà phải gắn liền với một chủ thể nhất định như dự án đầu tư, công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp. Trong bản vẽ thiết kế phải chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ và chi tiết giữa nhiều chỉ tiêu khác nhau như dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình hạ tầng, tổ chức không gian, đánh giá môi trường.

Đông Tăng Long quy hoạch 1/500

Dự án khu đô thị mới Đông Tăng Long tại Tp Thủ Đức được quy hoạch 1/500

 

Quy hoạch 1/500 được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của các dự án bất động sản, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy phép xây dựng cho dự án.

Một dự án đã có quyết định 1/500 thì dự án đã có quy định xây dựng chi tiết được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Sau này, cơ quan thẩm quyền sẽ căn cứ vào đó để ra sổ đỏ cho dự án. 

Nếu chưa có quy hoạch 1/500 hoặc có nhưng chưa được duyệt thì việc ra sổ cho dự án sẽ gặp rất nhiều, khó khăn, khi đó người mua dự án có nguy cơ gặp rủi ro.

Các huyện nào ở TP HCM sẽ không lên thành phố đến năm 2030?

Đến năm 2030, các huyện ngoại thành của TP.HCM gồm Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè sẽ không lên thành phố nhưng được đầu tư hạ tầng, phát triển thành những đô thị loại III làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo...

Quốc lộ 22

Các huyện ngoại thành TP.HCM không lên thành phố trước năm 2030

Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM Phan Văn Mãi đã nêu vấn đề này tại kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân Thành phố khóa X cuối tuần qua khi giải trình báo cáo Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho rằng đến năm 2030, thành phố vẫn giữ nguyên 22 đơn vị hành chính gồm thành phố Thủ Đức (đô thị loại I), 16 quận và 5 huyện. Trong giai đoạn này, các huyện nói trên sẽ không lên thành phố (tương tự như trường hợp thành phố Thủ Đức), thay vào đó sẽ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng để đạt tiêu chuẩn đô thị loại III. Song song đó, thành phố cũng tập trung gia tăng nội lực, định hình rõ nét mô hình “thành phố trong thành phố” đối với thành phố Thủ Đức.

Chủ tịch UBND TPHCM

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi trao đổi tại kỳ họp

TP.HCM tiến hành xây dựng Đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP.HCM) giai đoạn 2021 - 2030. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra một trong những chương trình đột phá về đổi mới quản lý của Thành phố là “Chuyển một số huyện thành quận giai đoạn 2021 – 2030”.

Để bảo đảm điều kiện, cơ sở cho việc “Chuyển một số huyện thành quận giai đoạn 2021 - 2030”, Uỷ ban nhân dân TP.HCM đã chủ trương đồng thời chỉ đạo các sở, ngành, ủy ban nhân dân các huyện nghiên cứu xây dựng Đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030. Sau đó, các huyện cũng xây dựng đề án riêng và đều đồng loạt mong muốn được lên thành phố trước năm 2030, với lý do khó đạt được các tiêu chí lên quận.

Trước đó, Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng đã yêu cầu đẩy nhanh tiến độ lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; lập Chương trình phát triển đô thị TP.HCM song song với công tác lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; rà soát, đánh giá các tiêu chuẩn phân loại đô thị để xây dựng Đề án công nhận loại đô thị tương ứng đối với từng thành phố dự kiến thành lập trong tương lai trên ranh giới hành chính các huyện hiện hữu.

Tại phiên giải trình vừa qua, ông Phan Văn Mãi cho biết hiện nay thành phố đang tập trung “gia cố” và định hình rõ nét về mô hình thành phố Thủ Đức. Quy hoạch chung của Thành phố giai đoạn 2030 – 2040 là sẽ xây dựng TP.HCM gồm 5 vùng đô thị, gồm: Vùng trung tâm (các quận nội thành hiện hữu), vùng Thủ Đức, khu Nam, khu Tây Bắc và khu Tây Nam. Sau năm 2030, nếu các khu Nam, Tây Bắc và Tây Nam hội đủ các tiêu chí thì có thể lên thành phố, tương tự như thành phố Thủ Đức. Riêng đối với huyện Cần Giờ, các cơ quan chức năng sẽ rà soát, tính toán thêm nhằm xác định trở thành khu riêng biệt, hay thuộc khu Nam. “Trong trường hợp nếu tách được Cần Giờ ra thì thành phố sẽ có tất cả 6 vùng”, ông Mãi nói thêm.

Đô thị Loại 3

Các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn và Nhà Bè sẽ được đầu tư hạ tầng, phát triển thành những đô thị loại III . Trong ảnh: Đường Đặng Thú Vịnh, Bình Chánh

Cũng theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM, đến sau năm 2030, Thành phố sẽ có cấu trúc như sau: Vùng trung tâm gồm các quận nội thành là đô thị đặc biệt; 4 đô thị trực thuộc (hướng tâm) là thành phố Thủ Đức, 3 đô thị loại II hay loại III gồm phía Bắc với Hóc Môn – Củ Chi, phía Tây với Bình Chánh và phía Nam với Nhà Bè, Cần Giờ và quận 7. Trên cơ sở đáp ứng các điều kiện về sự phù hợp quy hoạch, phân loại đô thị và loại đơn vị hành chính, chính quyền thành phố sẽ xây dựng các đề án thành lập đơn vị hành chính mới, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Hiện nay, hồ sơ Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Ủy ban nhân dân TP.HCM hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6, dự kiến phê duyệt trong quý III năm nay.

Được biết, tại một hội thảo về đề án chuyển các huyện ngoại thành lên quận cách đây không lâu, các chuyên gia đã lý giải vì sao các huyện chưa đủ tiêu chí lên quận. Cụ thể, muốn chuyển thành quận, các huyện phải đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt và đồng thời 100% các xã phải đủ tiêu chí để chuyển đổi sang phường; trong khi hầu hết các địa phương này đang còn khá nhiều diện tích đất nông nghiệp.

Cũng vì vậy mà các huyện đã lập đề án lên thành phố không phải chuyển đổi sang quận; bởi vì điều này đáp ứng mục tiêu chuyển các đơn vị hành chính huyện thành đơn vị hành chính cấp đô thị, và vẫn giữ lại một số khu vực nông nghiệp ngoại thành của đơn vị hành chính mới trực thuộc (thành phố có nội thị và ngoại thị). Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, ngay cả việc bỏ qua quận để lên thẳng thành phố trực thuộc thành phố như trường hợp Thủ Đức cũng cần hội đủ 4 nhân tố: Cung ứng và chăm lo nhà ở cho người dân; tạo điều kiện tiếp cận tốt dịch vụ và an sinh xã hội; người dân cần thích nghi với môi trường sống ở đô thị; và ý thức, tuân thủ pháp luật cao.

Giới thiệu dự án Đông Tăng Long

Hai khu vực đặc biệt của tỉnh Đồng Nai sẽ bị cấm phân lô bán nềnq

Thành phố Biên Hòa và Long Khánh của Đồng Nai sẽ là 2 trong số 105 thành phố, thị xã trên cả nước không cho phép được phân lô, bán nền theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

Thành phố Biên Hòa

Một góc TP. Biên Hòa

Thành phố Biên Hoà là đô thị lọai I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai.

Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Tây giáp TP. Thủ Đức (TP.HCM), Tây Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây Bắc giáp huyện Dĩ An, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.

Biên Hòa cách trung tâm TP HCM 30 km, cách TP Vũng Tàu 90 km. Thành phố này hiện là đầu mối giao thông lớn trong vùng kinh tế phía Nam, tập trung đông khu công nghiệp.

TP. Biên Hòa có diện tích đất tự nhiên là hơn 26.360ha, dân số thống kê vào năm 2019 khoangrc 1,1 triệu người. TP. Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, có tốc độ gia tăng dân số hàng năm lớn nhất Đồng Nai.

Theo UBND tỉnh, dự báo quy mô dân số của TP.Biên Hòa đến năm 2030 khoảng 1,5-1,6 triệu người.

Trong khi đó, Long Khánh là đô thị loại III, một trong những đô thị trung tâm của tỉnh Đồng Nai và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Long Khánh có vị trí ở giữa về phía Đông của tỉnh Đồng Nai và là một thành phố trung du nằm trên cửa ngõ vào TP.HCM; phía Bắc giáp huyện Thống Nhất và huyện Xuân Lộc, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện Thống Nhất.

Diện tích đất tự nhiên của TP. Long Khánh khoảng 194,09 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đồng Nai. Trong những năm gần đây, Long Khánh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ấn tượng, là một trong những trung tâm công nghiệp mới của tỉnh Đồng Nai.

Với vị trí đắc địa và nền kinh tế phát triển, cả Biên Hòa và Long Khánh là hai khu vực có thị trường Bất động sản phát triển nhộn nhịp bậc nhất ở Đồng Nai. Việc hai khu vực này không được phép phân lô bán nền sẽ giúp cho thị trường Bất động sản phát triển theo đúng quy hoạch.

Luật kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024 quy định, không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Đối với các khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, đến tháng 12/2023, toàn quốc có 902 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III và 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V.

Như vậy, trên cả nước có 105 thành phố, thị xã không được phép phân lô, bán nền theo quy định của luật mới.

Giới thiệu dự án Đông Tăng Long

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không được phân lô bán nền?

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II và một thị xã sẽ không được phép phân lô bán nền theo quy định Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 sẽ có hiệu lực từ 1/8/2024.

Quy hoạch Vũng Tàu

TP. Vũng Tàu là đô thị loại I không được phân lô bán nền

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 quy định, không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Đối với các khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.

Như vậy, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có 3 khu vực không được phép phân lô bán nền theo quy định trên gồm:

Thành phố Vũng Tàu hiện là một trong số 22 đô thị loại I trong cả nước. Thành phố này là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

Thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có diện tích 15.089,60ha; có ba mặt giáp biển Đông, phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ và huyện Long Điền.

Thành phố Vũng Tàu cách TP.HCM khoảng 120km, với đường bờ biển dài 48,1km, Vũng Tàu có tiềm năng lớn phát triển kinh tế biển - dịch vụ biển.

Theo định hướng quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được phê duyệt, Vũng Tàu là trung tâm cấp vùng về dịch vụ thương mại; trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, dịch vụ cảng biển và dịch vụ dầu khí quan trọng của quốc gia; đầu mối giao thương về cảng biển với quốc tế.

Thành phố Bà Rịa là một trong số 36 đô thị loại II trong cả nước sẽ không được phân lô bán nền theo quy định.

Quy hoạch Bà Rịa

Thành phố Bà Rịa nằm cách TP.HCM khoảng 90 km về phía Đông Bắc. Phía Bắc giáp huyện Châu Đức và một phần thị xã Phú Mỹ; phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu; phía Đông giáp huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ; phía Tây giáp thị xã Phú Mỹ.

Bà Rịa là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có vai trò kết nối hệ thống đô thị dọc các trục Quốc lộ 51, Quốc lộ 55, Quốc lộ 56, Tỉnh lộ 44A, Tỉnh lộ 52.

Theo quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2026 – 2030, Bà Rịa sẽ thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính sẽ mở rộng thành phố trên cơ sở tiếp nhận một phần diện tích và dân số của thị xã Phú Mỹ để bảo đảm đủ tiêu chuẩn cả về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc tỉnh. Xây dựng phát triển thành phố đạt đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại II theo quy định về phân loại đô thị.

Sau năm 2030, Bà Rịa nằm ở vị trí trung tâm của khu vực dự kiến thành lập thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu trực thuộc Trung ương.

Khu vực còn lại không được phân lô bán nền tại Bà Rịa – Vũng Tàu là Thị xã Phú Mỹ. Khu vực đang có nhiều tiềm năng đột phá về quy hoạch và hạ tầng giao thông, kinh tế.

Quy hoạch Phú Mỹ

Một góc Thị xã Phú Mỹ

Phú Mỹ nằm ở phía tây tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có diện tích khảng 334ha. Thị xã nằm dọc theo quốc lộ 51, cách TP.HCM khoảng 60km, cách TP Vũng Tàu khoảng 40km và cách TP Bà Rịa khoảng 20km.

Không chỉ thừa hưởng vị trí liền kề với nhiều đô thị lớn, Phú Mỹ cũng hưởng lợi nhờ gắn liền với mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối rất đa dạng đã và đang được đầu tư.

Trong đó có nhiều tuyến giao thông liên vùng như quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường 911B, cầu Phước An nối với Nhơn Trạch (Đồng Nai), đường Vành đai 4, hệ thống đường sông….

Dù không gắn trực tiếp song Phú Mỹ cũng có vị trí liền kề với nhiều hạ tầng giao thông quan trọng khác như Đường Vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Cao tốc TP.HCM - Dầu Giây - Phan Thiết, sân bay quốc tế Long Thành....

Nhờ mạng lưới hạ tầng phát triển, lợi thế cảng biển nước sâu nên Phú Mỹ có bề dày lịch sử trong phát triển công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến nay, địa phương này đã là “thủ phủ” công nghiệp của toàn tỉnh.

Theo quy hoạch đến năm 2025, thị xã Phú Mỹ sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phú Mỹ sẽ trở thành đô thị cảng biển, là trung tâm công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp cảng biển, thương mại, dịch vụ logistics và đầu mối giao thông cảng quan trọng.

Giới thiệu dự án Đông Tăng Long

TPHCM sẽ điều chỉnh quy định về khoảng lùi, chiều cao công trình

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn TP.HCM (được ban hành kèm Quyết định 56). Theo đó, Quyết định 56 sẽ điều chỉnh cho phù hợp thực tế, đặc biệt là quy định về khoảng lùi, chiều cao công trình...

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, đến nay Sở đã nhận 18 văn bản góp ý của các đơn vị, với hơn 117 nội dung đề nghị bổ sung, làm rõ, điều chỉnh về mật độ xây dựng, tầng cao, chiều cao, khoảng lùi, các bộ phận kiến trúc công trình như ban công, mái che thang, ô văng, mái đón, tầng hầm, tầng lửng. Đồng thời các góp ý đề nghị xác định lại các khu vực có ý nghĩa quan trọng, xác định các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại các khu vực dân cư xây dựng mới, xác định chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc các công trình có chức năng hỗn hợp.

Qua đánh giá sơ bộ, quy chế quản lý kiến trúc được ban hành theo Quyết định số 56 cơ bản đã góp phần quản lý, định hướng kiến trúc đô thị thành phố cũng như bảo tồn giá trị kiến trúc truyền thống. Quy chế quản lý kiến trúc thành phố được ban hành là cơ sở giải quyết cấp giấy phép xây dựng công trình trên địa bàn (tại các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng) trên cơ sở các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng chuyên ngành.

Khu đất nhà chị Hà (ở giữa) “bỏ hoang” vì khoảng lùi và hệ số sử dụng đất quá thấp so với nhà hai bên đã xây trước đây

Tuy nhiên, quy chế quản lý kiến trúc thành phố còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, vướng mắc cần phải xem xét điều chỉnh bổ sung và cập nhật những nội dung mới cho phù hợp thực tiễn, đồng bộ nội dung đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM trong thời gian tới.

Nhóm các vướng mắc đầu tiên các địa phương phản ánh là khoảng lùi xây dựng công trình, quy định về mái che thang, tầng lửng, cách xác định mật độ xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới và phần cải tạo sửa chữa. Quy định về việc trổ cửa đi, cửa sổ, các bộ phận kiến trúc của công trình như ban công, ô văng… đã được quy định trong quy chế quản lý kiến trúc nhưng chưa cụ thể hoặc chưa rõ.

Nhóm các nội dung cần bổ sung vào quy chế quản lý kiến trúc thành phố như: quy định về vạt góc giao lộ và công trình để đảm bảo an toàn giao thông đô thị; bổ sung tiêu chí thân thiện môi trường để tăng hệ số sử dụng đất, quy định công trình xây dựng ngầm trong đô thị (đặc biệt khu vực trung tâm TP.HCM).

Đối với nhóm vướng mắc này, Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ trực tiếp hướng dẫn thực hiện trên cơ sở các đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, các tiêu chuẩn xây dựng chuyên ngành.

Giới thiệu dự án Đông Tăng Long

Tổng quan thông tin cho người Mua Nhà Đất tại thành phố Thủ Dầu Một

Chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh 30km, Thủ Dầu Một nay đã trở thành trung tâm phát triển kinh tế – văn hoá của tỉnh Bình Dương.

Nơi đây đang hội nhập rất tốt với xu thế của đất nước, đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm cũng như nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu dân sinh.

1.VỊ TRÍ CỦA THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG

Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc địa bàn cũng như quyền quản lý của tỉnh Bình Dương. Thành phố này được thành lập vào tháng 5 năm 2012 theo Nghị quyết của Chính phủ. Hiện đây là Đô thị loại I và cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, giáo dục lớn nhất của Bình Dương.

Xét về mặt địa lý, Thủ Dầu Một toạ lạc về phía Tây Nam của tỉnh. Con sông lớn chảy qua Thủ Dầu Một là sông Sài Gòn, cụ thể là chảy qua mạn phía Tây địa bàn thành phố.

Thủ Dầu Một có tiếp giáp với một số thành phố cũng như thị xã trong và ngoài tỉnh như:

  • Phía Đông giáp với thị xã Tân Uyên – một trong những thị xã đang phát triển khá đồng bộ của tỉnh Bình Dương.
  • Phía Tây giáp huyện Củ Chi trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phía Nam giáp thành phố Thuận An – một trong ba thành phố của tỉnh Bình Dương.
  • Phía Bắc giáp thị xã Bến Cát – thị xã nằm ở trung tâm tỉnh Bình Dương.

Như vậy, có thể nhận thấy thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu, kết nối với các huyện, thị xã trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, nhờ quốc lộ 13, thành phố này còn trở thành mắt xích quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta. Việc chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km cũng là lợi thế về mặt địa lý rất đáng kể của Thủ Dầu Một.

bản đồ tp thủ dầu một bình dương

Bản đồ hành chính thành phố Thủ Dầu Một hiện nay

2. THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT CÓ BAO NHIÊU PHƯỜNG?

Thủ Dầu Một là thành phố tương đối đặc biệt khi không có xã trực thuộc, tất cả các đơn vị hành chính cấp dưới đều ở cấp phường. Hiện nay, thành phố quản lý 14 phường trực thuộc bao gồm:

  • Phường Chánh Mỹ.
  • Phường Chánh Nghĩa.
  • Phường Định Hoà.
  • Phường Hiệp An.
  • Phường Hiệp Thành.
  • Phường Hoà Phú.
  • Phường Phú Cường.
  • Phường Phú Hoà.
  • Phường Phú Lợi.
  • Phường Phú Mỹ.
  • Phường Phú Tân.
  • Phường Phú Thọ.
  • Phường Tân An.
  • Phường Tương Bình Hiệp.

Trong số các phường trực thuộc thì phường Phú Cường là trung tâm của thành phố, Uỷ ban Nhân dân thành phố Bình Dương hiện đang được đặt tại đây. Trong khi đó tỉnh lại chọn địa bàn phường Hoà Phú là trung tâm khu đô thị mới, đặt các cơ quan hành chính cấp tỉnh.

3. DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT

Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,91 km². Về dân số, theo số liệu thống kê năm 2021, Thủ Dầu Một có khoảng 336.705 người, mật độ dân số đạt 2.832 người/km².

Dựa vào các thông tin trên có thể thấy mật độ dân số tại Thủ Dầu Một ở ngưỡng trung bình, cơ sở hạ tầng và điều kiện xã hội vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu dân sinh. So với các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì mật độ dân số ở Thủ Dầu Một chính là lợi thế.

4. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TP THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG ĐẾN NAY

Kể từ năm 2017, Thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Đô thị loại I theo Quyết định số 1959/QĐ-TTg.

Như vậy, Thủ Dầu Một là Đô thị loại I thứ ba trong khu vực Đông Nam Bộ (chỉ sau hai thành phố khác gồm Vũng Tàu và Biên Hòa Đồng Nai). Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Thủ Dầu Một đang trên đà đổi mới mạnh mẽ, là thành phố sẵn sàng hội nhập và phát triển trong tương lai.

Trung tâm TP Thủ Dầu Một

Bộ mặt của Thủ Dầu Một đang được thay đổi từng ngày

Đến nay, Thủ Dầu Một đã đạt được thành tựu rực rỡ trên nhiều phương diện khác nhau, ngày càng nâng cao vị thế cũng như đời sống của người dân. Điều này được thể hiện ở một số khía cạnh như sau:

Về Kinh Tế

Thủ Dầu Một là thành phố phát triển kinh tế hiệu quả có tiếng trong khu vực Đông Nam bộ. Thành phố này cùng với hai thành phố khác là Dĩ An và Thuận An đã tạo thành cụm các đô thị mới, trẻ và rất năng động tại khu vực phía Nam Bình Dương. Chỉ riêng trong năm 2020, tổng thu Ngân sách Nhà nước của Thủ Dầu Một đã lọt vào top các thành phố dưới tỉnh có mức thu cao nhất cả nước với con số ấn tượng lên đến hơn 7.000 tỷ đồng.

Định hướng phát triển của Thủ Dầu Một trong tương lai là đầu tư vào dịch vụ thương mại chất lượng cao. Tỷ trọng kinh tế sẽ dần chuyển dịch sang lĩnh vực này, giảm tỷ trọng tại nông – lâm nghiệp. Theo số liệu thống kê mà Bình Dương cung cấp, doanh thu dịch vụ cũng như bán lẻ hàng hóa tại thành phố Thủ Dầu Một đã đạt mức 191.000 tỷ đồng trong năm 2020.

Một số thành tựu liên quan đến việc phát triển kinh tế mô hình dịch vụ thương mại tại Thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương có thể kể đến như:

- Đại lộ Bình Dương sầm uất nổi tiếng cả tỉnh. Đây là khu phố “vàng” trong ngành thương mại với sự góp mặt của hàng loạt chi nhánh ngân hàng lớn. Một số chuyên gia kinh tế còn nhìn nhận đây chính là phố Wall của Bình Dương.

- Con đường kinh doanh thời trang Yersin.

- Phân khu nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí dọc con đường Thích Quảng Đức.

-Phân khu nhà hàng, khách sạn cao cấp xung quanh tòa Becamex Tower.

- Cụm du lịch, tổ chức lễ hội, tham quan, giải trí tại khu vực Ngã Sáu.

Đặc biệt, Trung tâm Thương mại Thế giới Thành phố mới Bình Dương đã chính thức gia nhập Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA). Nhờ dấu mốc này mà các doanh nghiệp địa phương có nhiều cơ hội giao thương quốc tế, đa dạng thêm dịch vụ và tăng sức hút cho các dự án bất động sản.

Nhìn chung, bằng các nỗ lực phát triển kinh tế nói chung, các chuyên gia đánh giá tỷ lệ lao động tiếp cận được với cơ hội việc làm Thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương là tương đối khả quan. Thậm chí nhiều ngành nghề còn có tiềm năng phát triển rất lớn, giải quyết được vấn đề việc làm cho các vùng lân cận.

Hiện nay tại Thủ Dầu Một có tới 7 cụm, khu công nghiệp khác nhau, tập trung tại phía Bắc của thành phố. Trong tương lai, Thủ Dầu Một sẽ tiếp tục phát triển Khu liên hợp Công nghiệp, Dịch vụ và Đô thị Bình Dương trở thành phân khu công nghiệp trình độ cao. Các khu công nghiệp ở thành phố Thủ Dầu Một có thể kể đến như:

  • KCN Sóng Thần 3.
  • KCN Phú Tân.
  • KCN Đồng An 2.
  • KCN Mapletree Bình Dương.
  • KCN Đại Đăng.
  • KCN Kim Huy.
  • KCN Việt Remax.

Khu công nghiệp Sống Thần Bình Dương

Khu công nghiệp Sóng Thần 3

Về Giao Thông

Từ Thủ Dầu Một, người dân có thể nhanh chóng tiếp cận nhiều tỉnh, thành phố lớn khác tại khu vực Nam Bộ. Có thể kể đến một số trục đường huyết mạch như:

- Đại lộ Bình Dương: Đây là trục quốc lộ với quy mô lên đến 6 làn xe chạy. Thông qua Đại Lộ Bình Dương chúng ta có thể di chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc Tây Nguyên.

- Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn: Mỹ Phước – Tân Vạn là trục đường quan trọng, chuyên vận chuyển hàng hóa từ tỉnh Bình Dương đến các Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn Thủ Dầu Một đều chọn con đường này để xuất, nhập kho.

- Trục đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương: Con đường nối liền các khu dân cư hiện hữu của thành phố với các phần đô thị mới đang được quy hoạch mở rộng.

- Một số trục đường liên tỉnh hiện nay cũng đã được Bình Dương chú trọng đầu tư với mục tiêu các huyện thị lân cận sẽ kết nối được đến trung tâm thành phố nhanh nhất có thể. Quy mô các làn đường hiện đã sớm tiếp cận với chuẩn chung của quốc gia là từ 4 – 6 làn. Một số con đường tiêu biểu có thể kể đến như Nguyễn Văn Thành, Phú Lợi, Nguyễn Chí Thanh,…

Theo dự án quy hoạch giao thông của Thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương, nhiều tuyến đường sẽ tiếp tục được thi công và hoàn thiện trong tương lai gần. Thành phố dự kiến vận dụng tối đa các yếu tố thuận lợi về khoảng cách địa lý để phát triển kinh tế trong tương lai. Cụ thể, các tuyến đường như cao tốc Thủ Dầu Một đi Chơn Thành hay đường sắt Dĩ An đến Lộc Ninh đều đang được đưa vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng để hoạt động.

Ngoài ra, thành phố Thủ Dầu Một chủ trương tạo điều kiện phát triển cho các phương tiện giao thông công cộng để bảo vệ môi trường. Taxi Thủ Dầu Một Bình Dương đã được chính quyền duyệt phương án cho phép công dân gọi xe thông qua ứng dụng điện thoại. Song song với đó, bến xe Thủ Dầu Một Bình Dương cũng chuẩn bị ra mắt tuyến xe buýt nhanh BRT hoạt động phạm vi nội thành.

Về Hạ Tầng

Thủ Dầu Một đang được đánh giá là một trong những thành phố trẻ và năng động top đầu cả nước. Được Chính phủ nâng hạng lên đô thị loại 1 từ năm 2017, đến nay Thủ Dầu Một ngày càng tích cực đổi mới diện mạo đô thị. Chỉ tính riêng trên địa bàn nội đô, 100% khu đô thị mới và khu dân cư đều được quy hoạch mới một cách bài bản, hiệu quả. Một số điểm sáng trong quy hoạch của thành phố có thể kể đến như:

  • Thành phố mới Bình Dương.
  • Khu đô thị mới Becamex City Center.
  • Mô hình nhà ở thương mại dịch vụ Phú Mỹ.
  • Khu dân cư Chánh Nghĩa.
  • Khu dân cư Phú Hoà 1.
  • Khu dân cư Hiệp Thành 3.
  • Khu dân cư Phú Thuận.
  • Các khu tái định cư Hoà Phú, Phú Tân.

Với phương châm quy hoạch khu đô thị mới nhưng không bỏ sót khu dân cư cũ, Thủ Dầu Một vẫn tăng cường nhiều biện pháp chỉnh trang thành phố. Các con đường trên địa bàn nội đô đều đã được nhựa hoá. Các khu vực ngõ hẻm được chiếu sáng theo chuẩn quốc gia, cải tạo cũng như mở rộng thêm vỉa hè,…

Thủ Dầu Một không ngừng tân trang diện mạo cho bộ mặt đô thị

Các dự án đầu tư mà Thủ Dầu Một đang vận hành chủ yếu theo mô hình xã hội hoá, có hợp tác với doanh nghiệp tư nhân cũng như kêu gọi các nguồn đầu tư mới. Nhờ các chính sách này mà các khu chợ Thủ Dầu Một Bình Dương như Hàng Bông, Bình Điềm đã được quy hoạch khang trang, hiện đại. Các mô hình nhà trọ Thủ Dầu Một Bình Dương cũng dần chuyển từ dãy trọ ẩm thấp thành các khu nhà ở tiện nghi, thậm chí là phát triển các mô hình căn hộ mini.

Về Giáo Dục

Giáo dục là lĩnh vực đang được Thủ Dầu Một đầu tư rất lớn và hướng đến trở thành mũi nhọn mới của địa phương trong tương lai. Khá nhiều trường Đại học cũng như Cao đẳng được đặt trên địa bàn của thành phố. Ngoài ra, trường chuyên của tỉnh Bình Dương cũng đang được thành phố phối hợp với Sở Giáo dục trực tiếp quản lý.

Một số trường Đại học Thủ Dầu Một Bình Dương đang nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ bao gồm:

  • Trường Đại học Thủ Dầu Một.
  • Trường Đại học Bình Dương.
  • Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương.
  • Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU).
  • Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (cơ sở tại tỉnh Bình Dương).
  • Trường Đại học Sĩ quan Công binh Ngô Quyền.
  • Trường Đại học Việt Đức.

Ngoài nhóm các trường Đại học trên, Thủ Dầu Một hiện còn có 4 trường Cao đẳng và 8 trường Trung học phổ thông. Đặc biệt, thành phố hiện có 2 trường quốc tế là Trường Quốc tế Singapore KinderWorld và Trường Quốc tế Việt Hoa.

Từ các thông tin kể trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy được sự quan tâm, đầu tư của thành phố với ngành giáo dục nói chung. Trong tương lai, Thủ Dầu Một sẽ trở thành một trong các địa phương có khả năng đào tạo nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội.

Về Y Tế

Bản thân Thủ Dầu Một đã và đang không ngừng cải thiện khả năng đáp ứng các nhu cầu dân sinh của người dân, trong đó đặc biệt chú trọng đến các dịch vụ y tế. Trên địa bàn thành phố hiện có nhiều bệnh viện công lập, tư nhân và cả các phòng khám dịch vụ nhằm loại bỏ hoàn toàn tình trạng quá tải về y tế. Hệ thống cơ sở y tế trải dài khắp các phường thuộc thành phố như:

– Phường Hiệp Thành: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương (đang được xây dựng với quy mô gần 2000 giường bệnh và dự kiến bắt đầu phục vụ người dân từ năm 2021), phòng khám Đa khoa Châu Thành.

– Phường Tương Bình Hiệp: Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Bình Dương.

– Phường Chánh Mỹ: Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bình Dương.

– Phường Phú Cường: Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Bình Dương, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chi nhánh Bình Dương.

– Phường Định Hoà: Bệnh viện Đa khoa Phương Chi.

5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TP THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG

Nếu muốn tìm hiểu về Thủ Dầu Một, bên cạnh các thành tựu mà địa phương này đạt được, chúng ta còn cần quan tâm đến mục tiêu phát triển của nó trong tương lai. Thủ phủ của tỉnh Bình Dương đã công bố khá nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong đề án phát triển đô thị trong tương lai. Độc giả có thể tham khảo một số định hướng nổi bật như sau:

Xây Dựng Đô Thị Xanh – Sạch – Đẹp Tiêu Biểu

Một trong các mục tiêu mà Thủ Dầu Một đang quan tâm cũng như huy động nguồn lực để đạt được là phát triển môi trường sống đáng giá. Môi trường sống này sẽ kết hợp cả các bản sắc địa phương như lợi thế về văn hoá, cảnh quan, môi trường và nhiều giá trị hiện đại đi kèm theo đề án quy hoạch đô thị. Các cấp chính quyền của thành phố chú trọng việc phát triển các mảng xanh nhằm hạn chế biến đổi khí hậu và tạo các mảng không gian mở cho khu vực nội đô.

Bên cạnh việc phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, chung cư và chợ thì các công viên, hoa viên và khu vực trồng cây xanh, thảm cỏ cũng được tăng theo. Đây chính là các điểm nhấn khẳng định đẳng cấp không gian đô thị trong lành ngay cả khi địa phương phát triển mạnh về công nghiệp.

Mật độ cây Xây Tp Thủ Dầu Một

Mật độ cây xanh trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một đang tăng nhanh

Đẩy Mạnh Hoạt Động Tiếp Cận Với Các Nguồn Lực Đầu Tư

Kế hoạch điều chỉnh quy mô đô thị của Thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được hoàn thiện. Theo công bố của đại diện lãnh đạo thành phố thì địa phương sẽ tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, xanh và thông minh. Tuy nhiên điểm đặc biệt trong đề án này là đơn vị sẽ giảm nguồn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, giải pháp thay thế chính là tiết kiệm chi tiêu nội bộ và đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong vấn đề tăng nguồn đầu tư.

Như vậy Thủ Dầu một sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư để trở thành đầu tàu của các đô thị trên địa bàn Bình Dương. Các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội sẽ đồng thời trở thành hạt nhân tạo sự lan toả, thu hút thêm các nguồn đầu tư mới trong tương lai.

6. CÁC ĐỊA ĐIỂM NỔI TIẾNG TẠI TP THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG

Đến với thành phố thủ Dầu Một, chúng ta có thể nhanh chóng phát hiện ra nhiều công trình dân sinh, khu vui chơi công cộng nổi bật. Đây chính là các minh chứng rõ ràng nhất cho thấy sự phát triển, nâng cao về mọi mặt trong đời sống của người dân tại địa phương. Hãy cùng dạo quanh các địa điểm nổi bật tại Thủ Dầu Một sau đây.

Công Viên Thành Phố Mới Bình Dương – Lá Phổi Xanh Của Tỉnh

Công viên Thành phố mới Bình Dương chính là địa điểm vui chơi mới đang nhận được nhiều sự chú ý của người dân nơi đây. Công viên có tổng diện tích lên đến hơn 70 ha. Theo công bố của thành phố, công viên này được xây dựng hoàn toàn theo tiêu chuẩn của Singapore, mô hình xanh bao gồm nhiều mảng cây trồng, đài phun nước, suối và hồ nhân tạo. Thậm chí nhiều bạn trẻ còn gọi nơi đây là “Singapore thu nhỏ” trong lòng Thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương.

Hiện công viên tọa lạc tại Khuôn viên khu đô thị mới của Bình Dương, phường Phú Mỹ. Du khách cũng như người dân đều không mất vé vào cửa khi đến tham quan tại đây.

Công Viên Tp Thủ Dầu Một

Công viên Thành phố mới Bình Dương nhìn từ trên cao

Khu Du Lịch Đại Nam – Quần Thể Vui Chơi Giải Trí Lớn Nhất Đông Nam Bộ

Với diện tích lên đến hơn 450 ha, Khu du lịch Đại Nam vừa có các điểm tham quan tâm linh như đền đài, thành quách lại vừa có nhiều khu vui chơi hiện đại như thảo cầm viên, hồ bơi nhân tạo, vườn thú, vườn bách thảo,…

Khu du lịch Đại Nam Bình DƯơng

Một phần của khu du lịch Đại Nam

Bên trong Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, Kim Điện chính là công trình tôn giáo tiêu biểu nhất, mang đậm văn hoá truyền thống dân tộc. Theo đó, ngôi đền này được dát vàng 24k và đã được Nhà nước công nhận là đền thờ lớn nhất Việt Nam.

Trên đây là một số thông tin đáng chú ý liên quan đến Thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương chia sẻ đến các bạn độc giả. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thành phố này để từ đó cân nhắc và đưa ra những lựa chọn tối ưu khi có ý định đầu tư, sinh sống tại đây. Ở các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến thị trường bất động sản tại Thành phố Thủ Dầu Một, biến động giá cả các loại hình nhà ở, đất nền, chung cư,… tại đây cho người mua và nhà đầu tư tham khảo. Mời Quý vị đón đọc.

Xem thêm:  Quy hoạch Tỉnh Bình Dương

quy hoach