Hiển thị các bài đăng có nhãn vành đai 3. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vành đai 3. Hiển thị tất cả bài đăng

Nút giao Tân Vạn Vành Đai 3 sẽ hoàn thành cuối năm 2025

Với tiến độ thi công quyết liệt, nút giao Tân Vạn được tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2025, góp phần quan trọng vào việc thông xe toàn tuyến Vành đai 3 vào giữa năm 2026.

Thuộc gói thầu XL1, nút giao Tân Vạn có chiều dài khoảng 2.4 km với thiết kế 3 tầng và 5 nhánh cầu. Dự án tiếp giáp trực tiếp với 6 tuyến giao thông lớn tại khu Đông gồm: Xa lộ Hà Nội, tuyến Metro số 1, tuyến Vành Đai 3, đường ĐT 743A (đoạn 3), đường ĐT 743A (đoạn 4) và đường Nguyễn Xiển.

Vượt tiến độ 1 năm

Mới đây, Phó thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai kiểm tra thực tế công trường dự án nút giao Tân Vạn (Bình Dương), thuộc dự án Vành Đai 3 và đoạn cầu cạn qua địa phận TP.Thủ Đức.

Phối cảnh nút giao Tân Vạn

Phối cảnh nút giao Tân Vạn (Xa lộ Hà Nội - Vành Đai 3)

Báo cáo đoàn công tác của Phó thủ tướng, đại diện Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, đang tập trung hoàn thành 100% mặt bằng trong tháng 3 để chủ đầu tư có cơ sở thực hiện các giải pháp thi công các gói thầu của dự án đường Vành Đai 3.

Trong đó, nút giao Tân Vạn, với thiết kế 3 tầng hiện đại là điểm kết nối then chốt giữa TP.Thủ Đức, Dĩ An và Biên Hòa. Đây là nút giao lớn nhất, phức tạp nhất của dự án Vành Đai 3, cần đầu tư đồng bộ để phát huy hiệu quả. Hiện, TP.HCM và Bình Dương đã làm việc, kiến nghị đầu tư hoàn chỉnh nút giao này với ngân sách khoảng 1,700 tỷ đồng.

Cụ thể, TP.HCM sẽ đầu tư tuyến chính (khoảng 800 tỷ đồng) của nút giao Tân Vạn và tỉnh Bình Dương đầu tư 3 tuyến nhánh (705 tỷ đồng). Dự kiến tới cuối năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành nút giao Tân Vạn, sớm hơn gần 1 năm so với kế hoạch ban đầu.

Thay đổi diện mạo khu Đông

Việc hoàn thành nút giao Tân Vạn vào cuối năm nay là một trong những hạng mục quan trọng nhất của dự án Vành Đai 3, góp phần đảm bảo thông xe 21 km đầu tiên của Vành Đai 3 trong năm nay, bao gồm đoạn cầu cạn qua TP. Thủ Đức và kết nối với Mỹ Phước - Tân Vạn.

Định Tuyến Vành Đai 3

Đồ họa nút giao Tân Vạn và tuyến Vành Đai 3

Đại diện Ban Giao thông TP.HCM, cho biết: “Dịp 30/4/2025, chúng tôi sẽ thông xe kỹ thuật một đoạn, và đến cuối năm, thêm 14,7 km sẽ hoàn thành, trong đó nút giao Tân Vạn đóng vai trò cốt lõi”.

Đến cuối năm 2025, nút giao Tân Vạn cơ bản hoàn thành, tạo tiền đề để toàn tuyến Vành Đai 3 (76.3 km) hoàn thiện vào giữa năm 2026, khép kín kết nối vùng.

Mặt khác, việc hoàn thành nút giao Tân Vạn mang lại tác động sâu rộng đến khu vực tam giác kinh tế TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai.

Thứ nhất, về giao thông, nút giao này giảm ùn tắc, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các trung tâm kinh tế lớn: từ TP. Thủ Đức đến Dĩ An, Biên Hòa chỉ còn 15-20 phút, đến trung tâm Quận 1 trong khoảng 30 phút.

Thứ hai, về kinh tế, với GRDP năm 2024 của TP.HCM (1.78 triệu tỷ đồng), Bình Dương (521,000 tỷ đồng) và Đồng Nai (260,300 tỷ đồng), tổng cộng hơn 2.56 triệu tỷ đồng, nút giao Tân Vạn sẽ thúc đẩy giao thương, logistics và dịch vụ, đặc biệt tại khu vực Tân Vạn - Dĩ An - Biên Hòa - vùng kinh tế năng động thu hút doanh nghiệp và chuyên gia quốc tế.

Thứ ba, về bất động sản, sự thông thoáng giao thông từ nút giao Tân Vạn sẽ kích thích sự phát triển của thị trường địa ốc. Đặc biệt, trong bối cảnh quỹ đất nội đô khan hiếm, các khu vực có hạ tầng đồng bộ quanh nút giao Tân Vạn trở thành điểm nóng, đáp ứng nhu cầu nhà ở gia tăng.

Cuối cùng, nút giao này góp phần mở rộng không gian đô thị, như Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nhấn mạnh: “Vành đai 3 không chỉ hoàn thiện mạng lưới giao thông mà còn phát triển kinh tế vùng.”

Sức hút dự án The Gió Riverside, liền kề nút giao Tân Vạn

Nằm ngay tâm điểm kết nối Xa lộ Hà Nội và đường Vành Đai 3, The Gió Riverside của An Gia (HOSE: AGG) là dự án sở hữu vị trí chiến lược liền kề nút giao Tân Vạn, hưởng trọn lợi thế từ hệ thống hạ tầng khu vực.

Căn hộ The Gió Riverside

Phối cảnh dự án The Gió Riverside

Nhờ lợi thế này, cư dân The Gió Riverside có thể nhanh chóng kết nối đến trung tâm TP.HCM thông qua trục Xa lộ Hà Nội; kết nối đến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thông qua đường Vành Đai 3; kết nối đến sân bay quốc tế Long Thành thông qua cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; kết nối đến các thành phố Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một thông qua tuyến ĐT 743A hoặc cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Đồng thời, nhanh chóng kết nối đến TP Biên Hòa thông qua cầu Đồng Nai chỉ trong ít phút di chuyển.

Theo An Gia, với mạng lưới giao thông đồng bộ, The Gió Riverside không chỉ sở hữu lợi thế kết nối linh hoạt, thuận tiện mà còn hưởng lợi từ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng khu vực, mở ra tiềm năng khai thác thương mại và gia tăng giá trị bền vững trong tương lai.

Căn hộ The Gió Riverside

Phối cảnh hồ bơi hoàng hôn vô cực tầng 40 The Gió Riverside

Là dự án trọng điểm trong năm 2025 của An Gia, The Gió Riverside có quy mô 2 tòa tháp cao 40 tầng, cung cấp ra thị trường khoảng 3,000 căn hộ. Dự án sở hữu chuỗi tiện ích cao cấp, dịch vụ hiện đại, pháp lý hoàn chỉnh. Xung quanh dự án cũng tập hợp nhiều công trình tiện ích như bến xe Miền Đông mới, Aeon Mall Biên Hòa, làng Đại học Thủ Đức, khu du lịch Suối Tiên, Sơn Tiên, sân Golf Thủ Đức…

Chuyên gia nhận định, sự phát triển của tuyến đường Vành Đai 3 và các nút giao trọng điểm như Tân Vạn sẽ mở ra cơ hội lớn cho thị trường địa ốc khu Đông TP.HCM. Trong đó, các dự án có hạ tầng đồng bộ, kết nối thuận tiện và pháp lý hoàn chỉnh như The Gió Riverside sẽ trở thành điểm đến cho người mua nhà ở lẫn nhà đầu tư.

Dự án đường Vành đai 3 đảm bảo thông xe ngày 30-4-2026

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường yêu cầu các nhà thầu phải linh hoạt điều phối biện pháp thi công, tổ chức khoa học để rút ngắn thời gian, đảm bảo tiến độ thi công, đến ngày 30-4-2026 khánh thành toàn tuyến đường Vành đai 3, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch.

Sáng 18-1, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cùng đoàn công tác đã kiểm tra thực địa tiến độ và thăm hỏi, chúc tết đơn vị thi công tại các công trình trọng điểm khu vực phía Tây TPHCM.

Cụ thể, kiểm tra tiến độ thi công gói thầu xây lắp 7 (XL7) tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn (cầu Kênh Xáng); Công trường thi công gói thầu XL6 đường Tỉnh lộ 15, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi và Khu tái định cư Dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài (đối diện UBND xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi). Sau đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh về công tác phối hợp triển khai dự án đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài tại tỉnh Tây Ninh.

Vành đai 3 TPHCM

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường kiểm tra tiến độ thi công các gói thầu trên địa bàn huyện Hóc Môn

Ông Lê Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM cho biết, gói thầu XL6, xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua huyện Củ Chi khởi công ngày 29-6-2023, hoàn thành toàn bộ đưa vào sử dụng tháng 6-2026. Gói thầu dài 6,07km, tổng kinh phí 2.009 tỷ đồng.

Về tiến độ hầm chui Tỉnh lộ 15, đối với hầm chui số 1 và số 2 đã thi công 710/710 cọc khoan nhồi, đạt tỷ lệ 100%. Bản đáy hầm thi công 9/28 bản đáy, đạt tỷ lệ 32%. Cầu vượt Võ Văn Bích đã thi công 36/66 cọc khoan nhồi, đạt tỷ lệ 54%; Mố trụ cầu đã thi công 5/13 mố trụ, đạt tỷ lệ 38%; Dầm cầu đã đúc 12/12 dầm, đạt tỷ lệ 100%; Dầm SPT đã đúc 23/32 dầm, đạt tỷ lệ 71%; Bản mặt cầu đã thi công 3/10 nhịp, đạt tỷ lệ 30%... Ngoài ra, trên tuyến còn có 12 cầu. Hiện gói thầu đã giải ngân 868/2.009 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 43%.

Vành đai 3 TPHCM

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường chủ trì buổi làm việc về tiến độ thi công các gói thầu thuộc dự án đường Vành đai 3 qua địa bàn huyện Hóc Môn và Củ Chi

Về kế hoạch thi công, các đơn vị cam kết thi công xuyên tết với mục tiêu hoàn thành dự án càng sớm càng tốt, không đợi đúng ngày như kế hoạch. Ban quản lý vừa phát động phong trào thi đua 365 ngày đêm nhằm đẩy nhanh tiến độ. Các nhà thầu cam kết thi công ba ca liên tục, không nghỉ lễ hay tết. Đồng thời, Ban quản lý phối hợp với chính quyền địa phương để tháo gỡ các vướng mắc, đảm bảo dự án hoàn thành đúng kế hoạch.

Theo ông Lê Ngọc Hùng, hiện 10 gói thầu xây lắp đường Vành đai 3 qua TPHCM đạt gần 40% tiến độ. Ngoài đoạn trên cao qua TP Thủ Đức, các đoạn còn lại tại huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh (dài gần 33km) sẽ thông xe kỹ thuật vào tháng 4-2026, hoàn thành toàn tuyến vào ngày 30-6-2026.

Vành đai 3 TPHCM

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường kiểm tra tiến độ thi công các gói thầu thuộc dự án đường Vành đai 3 trên địa bàn huyện Hóc Môn

Chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường yêu cầu chủ đầu tư và các nhà thầu huy động nhân công, thiết bị thi công trên các kết cấu cầu cạn. Với tiến độ 39% như hiện nay, cần phải tập trung đẩy nhanh hơn nữa. Hiện nhiều đoạn đường có sản lượng thi công thấp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu Ban Giao thông tập trung chỉ đạo nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị, bổ sung các mũi thi công, thi công "3 ca, 4 kíp", thường xuyên rà soát, điều chỉnh tổ chức thi công khoa học để bù lại tiến độ trong thời gian qua; dồn toàn lực cho công tác xử lý đất yếu và thi công các hạng mục cầu cạn, cầu vượt sông... Đặc biệt, các nhà thầu phải linh hoạt điều phối biện pháp thi công, tổ chức thi công khoa học để rút ngắn thời gian, đảm bảo tiến độ. Tất cả những công việc này gấp rút thực hiện để giữ đúng tiến độ đến ngày 30-4-2026 khánh thành toàn tuyến, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch.

Vành đai 3 TPHCM

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường tặng quà cho các đơn vị thi công

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường chúc tết, tặng quà các nhà thầu và đơn vị thi công.

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

Nút giao Vành đai 3 và cao tốc TPHCM - Long Thành hoàn thành 30/4/2025?

Nút giao Vành đai 3 và cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được hoàn thành. Đảm bảo kết nối đồng bộ với cầu Nhơn Trạch vào 30/4/2025.

Thông tin tại buổi họp báo TPHCM vào chiều 26/12, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Giao thông) đã cho biết. Dự án thành phần 1 - đường Vành đai 3 do đơn vị triển khai đã đạt 30% tổng sản lượng xây lắp. 

Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đã gần hoàn thành, chỉ còn 3/1692 trường hợp chưa đồng ý bàn giao mặt bằng. Trong đó, TP Thủ Đức còn 1 trường hợp và huyện Bình Chánh còn 2 trường hợp. Dự kiến, phần mặt bằng này sẽ được hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư vào quý I/2025.

Để bắt kịp tiến độ cao điểm đợt thi đua đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT phát động hoàn thành 3.000km đường cao tốc vào năm 2025. Ban Giao thông cho biết TPHCM đang nỗ lực triển khai dự án Vành đai 3 với các mốc chính.

Cụ thể, đúng 30/4/2025, các hạng mục thuộc Gói thầu XL1 (phạm vi Nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây) sẽ được hoàn thành. Đảm bảo kết nối đồng bộ với gói thầu xây dựng cầu Nhơn Trạch (do Bộ GTVT làm chủ đầu tư) và đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Vành Đai 3 Tp HCM đoạn qua Tp Thủ Đức

Vành đai 3 TPHCM đoạn qua TP Thủ Đức thuộc gói thầu xây lắp số 3 

Ngày 31/12/2025, đơn vị cho thông xe toàn bộ 14,7km tuyến chính cao tốc thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn TP Thủ Đức. Thông xe kỹ thuật một số cầu vượt ngang (Cầu Võ Văn Bích, Cầu Kênh Liên Vùng, Cầu Trần Đại Nghĩa) và hầm chui (hầm chui Tỉnh lộ 15) thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.

Đến 30/4/2026, thông xe 32,6km tuyến chính cao tốc trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.

Vành đai 3 là đường liên vùng, điểm đầu của các tuyến cao tốc hướng tâm như TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, TPHCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành...

Việc khép kín Vành đai 3 góp phần hoàn chỉnh mạng lưới cao tốc kết nối TPHCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp giảm ùn tắc giao thông khu vực.

Khi tuyến đường được đưa vào khai thác, phương tiện vận tải liên tỉnh không phải đi qua trung tâm thành phố, khu vực đông dân cư. Tiết kiệm được thời gian hành trình, chi phí, tạo thêm hướng kết nối giữa TPHCM với sân bay Long Thành ngoài cao tốc TPHCM - Long Thành.

Vành Đai 3 Tp HCM đoạn qua Đông Tăng Long

Vành đai 3 đi qua khu đô thị mới Đông Tăng Long

 

365 ngày đêm xuyên lễ, xuyên tết làm Vành đai 3 TP.HCM

Ngày 29/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng Sở GTVT TP tổ chức phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM.

Vành đai 3 TPHCM

Công trường dự án Vành đai 3 TP.HCM

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Ngọc Hùng, Phó giám đốc Ban Giao thông cho biết: Dự án Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM dài 47,3 km, có tổng mức đầu tư 41.317 tỉ đồng. Dự án có 10 gói thầu xây lắp chính, trong đó có 4 gói thầu khởi công năm 2023 và 6 gói thầu khởi công năm 2024.

Hiện nay, 10 gói thầu đang giai đoạn tăng tốc thi công, tập trung các hạng mục kết cấu phần dưới các cầu, bắt đầu lao lắp dầm; tập trung huy động cát để thực hiện các hạng mục xử lý đất yếu… Tính đến cuối năm 2024, sản lượng thực hiện 10 gói thầu khoảng 30% giá trị xây lắp, cơ bản đáp ứng tiến độ dự án theo kế hoạch đề ra.

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" do Thủ tướng Chính phủ phát động và Kế hoạch của UBND TP về tổ chức triển khai đợt thi đua "Quyết tâm hoàn thành Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM" vào tháng 6.2026; Ban Giao thông phối hợp với Sở GTVT cùng các địa phương, các liên danh nhà thầu, tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM.

Đợt cao điểm bắt đầu từ 1.1.2025 đến hết 31.12.2025. Các nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát đang thực hiện 10 gói thầu xây lắp của dự án thành phần 1 (thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.HCM) ký giao ước thi đua cùng nhau đoàn kết, thi đua, sáng tạo, vượt khó thi công 3 ca 4 kíp, xuyên tết, xuyên lễ, liên tục 365 ngày đêm "vượt nắng, thắng mưa" của năm 2025 để hoàn thành một số hạng mục của gói thầu XL1 (phạm vi nút giao HLĐ) trước 30.4.2025, kết nối đồng bộ với cầu Nhơn Trạch cùng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Cùng với đó, thông xe kỹ thuật toàn bộ 14,7 km của tuyến Vành đai 3 (cầu cạn) thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn TP.Thủ Đức vào 31.12.2025; thông xe kỹ thuật 32,62 km của tuyến Vành đai 3 thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh vào 30.4.2026. Quyết tâm thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào 30.6.2026.

Vành đai 3 TPHCM

Các nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát ký giao ước thi đua cùng nhau vượt khó thi công 3 ca 4 kíp, xuyên tết, xuyên lễ, liên tục 365 ngày đêm hoàn thành các mốc tiến độ quan trọng của dự án

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của tuyến Vành đai 3 đối với mạng lưới giao thông TP.HCM cũng như liên kết vùng Đông Nam bộ, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường yêu cầu các nhà thầu, tư vấn, thiết kế, giám sát khẩn trương triển khai, lập chi tiết tiến độ dự án, nỗ lực rút ngắn hơn nữa thời gian thi công để hoàn thành dự án sớm hơn so với kế hoạch.

Vành đai 3 TPHCM

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại lễ phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TPHCM

Phó chủ tịch UBND TP đề nghị chủ đầu tư, các nhà thầu tiếp tục cải thiện tiến độ dự án trên công trường, tập trung ưu tiên máy móc, thiết bị, vật tư, trên cơ sở tinh thần chung của cả nước, phấn đấu cuối năm 2025 có được 3.000 km đường cao tốc. Ban Giao thông, các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao trong tháng 1.2025 để tạo điều kiện thuận lợi thi công toàn dự án. Sau giao kết thi đua, chủ đầu tư cần lập lại tiến độ chi tiết, phấn đấu khai thác sớm nhất đoạn 14,7 km vào ngày 31.12.2025 đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

365 ngày đêm xuyên lễ, xuyên tết làm Vành đai 3 TP.HCM

Ngày 29/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng Sở GTVT TP tổ chức phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM.

Vành đai 3 TPHCM

Công trường dự án Vành đai 3 TP.HCM

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Ngọc Hùng, Phó giám đốc Ban Giao thông cho biết: Dự án Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM dài 47,3 km, có tổng mức đầu tư 41.317 tỉ đồng. Dự án có 10 gói thầu xây lắp chính, trong đó có 4 gói thầu khởi công năm 2023 và 6 gói thầu khởi công năm 2024.

Hiện nay, 10 gói thầu đang giai đoạn tăng tốc thi công, tập trung các hạng mục kết cấu phần dưới các cầu, bắt đầu lao lắp dầm; tập trung huy động cát để thực hiện các hạng mục xử lý đất yếu… Tính đến cuối năm 2024, sản lượng thực hiện 10 gói thầu khoảng 30% giá trị xây lắp, cơ bản đáp ứng tiến độ dự án theo kế hoạch đề ra.

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" do Thủ tướng Chính phủ phát động và Kế hoạch của UBND TP về tổ chức triển khai đợt thi đua "Quyết tâm hoàn thành Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM" vào tháng 6.2026; Ban Giao thông phối hợp với Sở GTVT cùng các địa phương, các liên danh nhà thầu, tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM.

Đợt cao điểm bắt đầu từ 1.1.2025 đến hết 31.12.2025. Các nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát đang thực hiện 10 gói thầu xây lắp của dự án thành phần 1 (thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.HCM) ký giao ước thi đua cùng nhau đoàn kết, thi đua, sáng tạo, vượt khó thi công 3 ca 4 kíp, xuyên tết, xuyên lễ, liên tục 365 ngày đêm "vượt nắng, thắng mưa" của năm 2025 để hoàn thành một số hạng mục của gói thầu XL1 (phạm vi nút giao HLĐ) trước 30.4.2025, kết nối đồng bộ với cầu Nhơn Trạch cùng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Cùng với đó, thông xe kỹ thuật toàn bộ 14,7 km của tuyến Vành đai 3 (cầu cạn) thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn TP.Thủ Đức vào 31.12.2025; thông xe kỹ thuật 32,62 km của tuyến Vành đai 3 thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh vào 30.4.2026. Quyết tâm thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào 30.6.2026.

Vành đai 3 TPHCM

Các nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát ký giao ước thi đua cùng nhau vượt khó thi công 3 ca 4 kíp, xuyên tết, xuyên lễ, liên tục 365 ngày đêm hoàn thành các mốc tiến độ quan trọng của dự án

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của tuyến Vành đai 3 đối với mạng lưới giao thông TP.HCM cũng như liên kết vùng Đông Nam bộ, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường yêu cầu các nhà thầu, tư vấn, thiết kế, giám sát khẩn trương triển khai, lập chi tiết tiến độ dự án, nỗ lực rút ngắn hơn nữa thời gian thi công để hoàn thành dự án sớm hơn so với kế hoạch.

Vành đai 3 TPHCM

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại lễ phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TPHCM

Phó chủ tịch UBND TP đề nghị chủ đầu tư, các nhà thầu tiếp tục cải thiện tiến độ dự án trên công trường, tập trung ưu tiên máy móc, thiết bị, vật tư, trên cơ sở tinh thần chung của cả nước, phấn đấu cuối năm 2025 có được 3.000 km đường cao tốc. Ban Giao thông, các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao trong tháng 1.2025 để tạo điều kiện thuận lợi thi công toàn dự án. Sau giao kết thi đua, chủ đầu tư cần lập lại tiến độ chi tiết, phấn đấu khai thác sớm nhất đoạn 14,7 km vào ngày 31.12.2025 đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

Toàn cảnh huyện Nhơn Trạch được quy hoạch lên thành phố vào năm 2030

Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang phát triển chuỗi đô thị - dịch vụ - công nghiệp công nghệ cao, kết nối với sân bay Long Thành, các cảng Cái Mép - Thị Vải, Phước An và trung tâm TP.HCM.

Nhơn Trạch

VỊ TRÍ ĐẮC ĐỊA

Nhơn Trạch cách trung tâm TP.HCM chỉ khoảng 30 km và tiếp giáp với các khu vực phát triển trọng điểm như Biên Hòa, Cẩm Mỹ (cũng thuộc Đồng Nai) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cũng vì vậy, Nhơn Trạch được xem là cửa ngõ kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với TP.HCM và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai, đến năm 2030 huyện Nhơn Trạch sẽ trở thành thành phố với chuỗi đô thị - dịch vụ - công nghiệp công nghệ cao kết nối đồng bộ về cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics với hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải, cảng biển Phước An, trung tâm TP.HCM. Đồng thời, thành phố trong tương lai này sẽ phát triển tuyến dịch vụ - du lịch kết nối sân bay Long Thành với khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Từ đó, nơi đây sẽ là một khu vực phát triển động lực, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

Nhơn Trạch

Nhiều khu công nghiệp lâu đời

Nhơn Trạch được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp quan trọng của khu vực với các khu công nghiệp lớn như Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 3, và các khu công nghiệp khác đang trong quá trình phát triển. Với quy hoạch mới, nơi đây sẽ tận dụng những lợi thế về giao thông, cảng biển và quỹ đất để đẩy mạnh các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao và dịch vụ logistics.

Nhơn TrạchNhơn Trạch

Cảng biển 20.000 tỷ đồng sắp vận hành

Đáng chú ý, Đồng Nai sắp đưa vào khai thác phân kỳ đầu tiên của cảng Phước An thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch. Đây là một cảng container hiện đại, với quy mô 3 phân kỳ gồm 9 bến container, tổng chiều dài 2.830 m. Cảng nước sâu này có khả năng tiếp nhận tàu container lên đến 4.500 TEU và công suất khai thác 5 triệu TEU mỗi năm. Trong đó, phân kỳ 1 sẽ đưa vào khai thác cảng cầu số 5 và 6, với chiều dài 670 m, năng lực khai thác là 2,2 triệu TEU và 4 triệu tấn hàng hoá tổng hợp mỗi năm, khả năng đón tàu lên tới 60.000 DWT. Hiện, kế hoạch đầu tư phân kỳ 2 cũng đã được thông qua với diện tích xây dựng khoảng 50,9 ha, chiều dài cầu cảng 1.070 m, chiều rộng cầu cảng 48 m, dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2024-2026.

Nhơn TrạchNhơn Trạch

Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua Nhơn Trạch đang được đẩy nhanh tiến độ

Dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua huyện Nhơn Trạch được khởi công vào ngày 24/9/2023, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc kết nối hàng loạt đường cao tốc trọng điểm khu vực phía Nam, thúc đẩy giao thương giữa các tỉnh thành. Trong đó, đoạn qua Nhơn Trạch có điểm đầu giao với tỉnh lộ 25B và điểm cuối giao với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Cầu Nhơn Trạch là hạng mục chính của dự án thành phần 1A, cầu dài hơn 2 km, rộng 19,5 m, bắc qua sông Đồng Nai.

Nhơn TrạchNhơn Trạch

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua Nhơn Trạch sắp đi vào vận hành

Trong lúc này, đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 7 km từ nút giao Quốc lộ 51 đến đường dẫn vào cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch) cũng đang thi công những hạng mục cuối cùng, dự kiến thông xe vào cuối năm nay. Đoạn cao tốc này sẽ được đưa vào khai thác cùng thời điểm với cảng Phước An, qua đó vận hành đồng bộ hệ thống hạ tầng đường bộ - cảng biển và chia sẻ áp lực giao thông trên Quốc lộ 51.

Nhơn TrạchNhơn Trạch

Hầm Cát Lái kết nối TP.HCM trong tương lai

Không chỉ dừng lại ở những công trình hạ tầng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức mới đây cũng đề xuất Thủ tướng cho phép xây hầm vượt sông thay thế cho cầu Cát Lái kết nối TP.HCM để đồng bộ giao thông khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động. Phương án mới có thể hạn chế giải phóng mặt bằng, từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư cho dự án và đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý chủ trương, cho nghiên cứu.

Nhơn TrạchNhơn Trạch

Hàng loạt đại gia bất động sản đổ về

Với nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian tới, Nhơn Trạch đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các chủ đầu tư bất động sản. Từ Tập đoàn CFLD (Trung Quốc), DIC Corp, sau này là Sovico tại các dự án đắc địa trên cù lao Ông Cồn, đến Thang Long Real Group với Fiato City Nhơn Trạch và mới nhất là Eco Park với dự án Eco Village Saigon River... Các dự án này đều có quy mô lớn trên hàng trăm ha, bao gồm khu dân cư, trung tâm thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên hiện tại có khá ít cư dân về sinh sống do hạ tầng chưa đồng bộ.

Nhơn Trạch

Tham quan nhà phố Đông Tăng Long

Vành đai 3 sẵn sàng kết nối với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

Nút giao giữa đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (đường Vành đai 3 TPHCM) với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành toàn bộ phần cọc móng, bệ thân trụ cầu và đang được thi công gác, đúc dầm.

Vành đai 3 Tp HCM

Đoạn dầm được gác nối vào cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây 

Dự kiến, hạng mục này hoàn thành vào dịp 30/4/2025, kết nối với cao tốc TPHCM - Long Thành. Mở ra hướng kết nối mới từ TP Thủ Đức - TPHCM sang huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai và các khu vực lân cận.

Theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Chủ đầu tư, Bộ GTVT), dự án thành phần 1A của đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch đến nay đạt 77% tổng khối lượng. Vượt tiến độ 4 tháng so với hợp đồng đã ký.

Hai hạng mục chính của dự án là cầu Nhơn Trạch vượt sông Đồng Nai đã hợp long một phần vào tháng 9 vừa qua và dự kiến hợp long đốt cuối vào tháng 1/2025. Còn nút giao kết nối vào đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, trước mắt đang mở rộng đường cao tốc lên 8 làn xe so với 4 làn xe hiện nay.

Cùng với tiến độ khả quan của cầu Nhơn Trạch và dự án thành phần 1A, việc đầu tư bổ sung cầu Nhơn Trạch 2 song song với cầu đang thi công được xúc tiến để kịp khởi công vào cuối năm 2025.

Việc này nhằm từng bước đầu tư hoàn thiện đường Vành đai 3 theo quy mô hoàn chỉnh có bề rộng 74,5m. Với 8 làn xe cao tốc và đường song hành 2 bên.

Tuyến Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 đóng vai trò rút ngắn hành trình từ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, đến Bình Dương và TPHCM. Tuyến đường khi hoàn thành còn kết nối TPHCM với các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ. Đặc biệt, phân luồng từ xa và giảm ùn tắc cho các tuyến đường nội đô.

Tổng mức đầu tư dự án 1A là 6.900 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA của Hàn Quốc gần 4.176 tỷ đồng. Số còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, với vốn Trung ương khoảng 529 tỷ đồng. Còn lại là ngân sách của Đồng Nai và TPHCM.

Cầu Nhơn Trạch Vành đai 3 Tp HCM

Cầu Nhơn Trạch hiện đạt 77% tổng khối lượng và có thể hoàn thành sớm hơn 4 tháng so với hợp đồng 

Vành đai 3 Tp HCM là đường liên vùng. Điểm đầu của các tuyến cao tốc hướng tâm như TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, TPHCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành...

Việc khép kín Vành đai 3 góp phần hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới cao tốc kết nối TPHCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kéo giảm ùn tắc giao thông khu vực.

Khi tuyến đường được đưa vào khai thác, phương tiện vận tải liên tỉnh không cần đi qua trung tâm thành phố, khu vực đông dân cư. Tiết kiệm được thời gian hành trình, chi phí, tạo thêm hướng kết nối giữa TPHCM với sân bay Long Thành ngoài cao tốc TPHCM - Long Thành.

Sơ đồ tuyến Vành đai 3 Tp HCM

Sơ đồ hướng tuyến cầu Nhơn Trạch nối TPHCM và Đồng Nai 

Tham quan Nhà phố Đông Tăng Long

Tp.HCM lên kế hoạch phát triển 11 đô thị quanh các tuyến metro và Vành đai 3

Theo kế hoạch, đến năm 2028, TP.HCM sẽ triển khai TOD ở 11 vị trí dọc metro và vành đai chia thành hai giai đoạn.

Cơ quan chức năng sẽ lần lượt xác định ranh giới, tình trạng pháp lý quy hoạch và chức năng phát triển đô thị của từng khu vực.

Tuyến Metro Tp Hồ Chí Minh

Mới đây, UBND TP.HCM có Quyết định về kế hoạch phát triển 11 đô thị quanh metro theo mô hình TOD dọc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và tuyến Vành đai 3 theo Nghị định 98. Các chuyên gia đã hiến kế nhiều chiến lược để phát triển các đô thị này hiệu quả.

Trong đó, metro số 1 là khu vực quanh ga Phước Long (khu Trường Thọ, TP.Thủ Đức), với diện tích hơn 160 ha. Tại metro số 2 sẽ có 3 vị trí gồm: Ô phố I/82a, Tây Thạnh (26,65 ha), Trung tâm Triển lãm và Trung tâm thể dục thể thao quận Tân Bình (5,1 ha), khu C30 gần ga Lê Thị Riêng (40,9 ha).

Tuyến Metro Tp Hồ Chí Minh

Tại đường Vành đai 3 sẽ có 5 vị trí gồm: khu đất Nông trường Dừa (152,6 ha) và khu đất Long Bình (29 ha) ở TP.Thủ Đức. Khu số 8 rộng 198,4 ha ở Tân Hiệp. Và khu số 6 rộng 389,3 ha tại Xuân Thới Thượng và khu 104,9 ha ở Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn).

TOD (Transit Oriented Development) là mô hình lấy định hướng phát triển giao thông công cộng để quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị. Những nơi làm TOD được tăng hệ số sử dụng đất, mật độ dân số cao, từ đó thu hút nhu cầu đi và đến các đầu mối giao thông lớn. Việc triển khai các khu đô thị dọc các tuyến metro sẽ khai thác hiệu quả nguồn lực về đất đai.

Mô hình TOD đặt mục tiêu kiến tạo các đô thị năng động và đáng sống. Bằng cách tập trung việc làm, nhà ở, dịch vụ và tiện ích dọc các tuyến đường sắt đô thị (MRT) hay xe buýt nhanh (BRT). Các dự án phát triển hoặc tái phát triển theo mô hình TOD được quy hoạch theo hướng đa chức năng. Vừa kết hợp nhà ở, không gian thương mại (văn phòng, bán lẻ) và vừa là địa điểm giải trí để thu hút cư dân, người làm việc, khách mua sắm lẫn khách vãng lai.

Một mặt, TOD thúc đẩy người dân đi lại bằng phương tiện công cộng, từ đó có thể thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng. Mặt khác, thông qua mô hình TOD các chủ đầu tư bất động sản có thể ước tính quy mô dân số, lưu lượng giao thông, lượt khách hàng cũng như tiềm năng phát triển của khu vực.

Ở khía cạnh khác, các dự án TOD giúp tạo ra nguồn doanh thu mới, từ quảng cáo hay thuế ở không gian xung quanh và bên trong nhà ga, và doanh thu này có thể được chia sẻ giữa các bên liên quan.

Vành đai 3 TP.HCM: Quyết tâm thông xe toàn tuyến quý 1 năm 2026

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa có kết luận sau khi đi khảo sát dự án vành đai 3 TP.HCM, nút giao Mỹ Thủy, metro số 1...

Đối với đường vành đai 3 TP.HCM, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường yêu cầu dự án phải được triển khai theo các mốc thời gian. Tiến độ hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra theo nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Vành đai 3 Tp HCM

Vị trí nút giao đường vành đai 3 TP.HCM và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Vành đai 3, chỉ bàn làm, không bàn lùi để thông xe toàn tuyến vào 30-4-2026

Theo đó, phấn đấu đạt mục tiêu thông xe tuyến chính cao tốc đoạn qua khu vực TP Thủ Đức ngày 30-1-2026. Còn đoạn qua khu vực huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi thông xe vào ngày 30-4-2026.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) chỉ đạo các đơn vị thi công liên quan tập trung nhân lực, máy móc, thiết bị, bổ sung các mũi thi công. Bên cạnh đó, xử lý ngay các vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của nhà thầu thi công theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao để hoàn thành quy trình thủ tục dự án chặt chẽ, đúng quy định. 

Ngoài ra, chủ đầu tư phải tích cực, chủ động triển khai các công việc theo tiến độ nhằm đạt mục tiêu theo kế hoạch đề ra. Trên tinh thần làm việc xuyên ngày nghỉ, xuyên ngày Tết, xuyên ngày lễ, chỉ bàn làm, không bàn lùi... để phấn đấu thông xe toàn tuyến vào ngày 30-4-2026.

Liên quan đến vật liệu, chủ đầu tư tiếp tục làm việc, đeo bám các địa phương liên quan để được hỗ trợ, giải quyết, cung cấp kịp thời cát đắp nền cho dự án. Cùng với đó là tập trung chỉ đạo các nhà thầu thi công tăng cường nhân lực, thiết bị máy móc, bổ sung các mũi thi công tại những gói thầu có sản lượng thấp.

Đối với hạng mục như phần cầu, hầm chui không bị ảnh hưởng bởi thiếu vật liệu cát đắp, cần tập trung thi công để tạo sản lượng cao, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án...

Đông Tăng Long

Vành đai 3 đi qua khu đô thị mới Đông Tăng Long

TP Thủ Đức phải giải quyết dứt điểm mặt bằng ở nút giao Mỹ Thủy

Đối với dự án nút giao Mỹ Thủy, UBND TP giao TP Thủ Đức khẩn trương hoàn tất và dứt điểm các thủ tục liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch cho chủ đầu tư trước ngày 31-12. Trước mắt, phải bàn giao phần mặt bằng liên quan đến mố, trụ cầu vượt Cát Lái và mặt bằng thi công mố M1 cầu Kỳ Hà 4 trước ngày 15-11...

Với metro số 1, UBND TP giao Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM tập trung chỉ đạo các nhà thầu thi công hoàn tất các công việc liên quan để đưa dự án vào vận hành, khai thác từ ngày 22-12 theo đúng kế hoạch.

10 gói thầu xây lắp thuộc Dự án Vành đai 3 TP.HCM đang tăng tốc

Theo báo cáo mới nhất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, công tác thi công các gói thầu xây lắp thuộc Dự án Vành đai 3 TPHCM đoạn qua địa bàn Thành phố có nhiều tín hiệu khởi sắc.

Cụ thể, 10 gói thầu xây lắp chính đang được các nhà thầu tăng tốc thi công hạng mục cầu, hầm trên tuyến. Đồng thời, các nhà thầu cũng thi công nền đường đoạn xử lý đất yếu bằng đào thay đất đóng cừ tràm, CDM và PVD. Sản lượng thực hiện khoảng 3.547 tỷ đồng (đạt 21,4% giá trị xây lắp). Sản lượng theo kế hoạch là 3.992 tỷ đồng (khoảng 24,1% giá trị xây lắp). Như vậy, đến nay 10 gói thầu đang cơ bản đáp ứng tiến độ so với kế hoạch.

Trong khi đó, 4 gói thầu phục vụ vận hành, khai thác đang được cơ quan chuyên môn thẩm định, phê duyệt thiết kế, tiến độ thực hiện đang bám theo tiến độ các gói thầu xây lắp chính. Đối với công tác giải ngân, tính đến hết tháng 10/2024, dự án đã giải ngân được 1.375 tỷ đồng (đạt 17%).

Theo Chủ đầu tư, hiện đơn vị đang tiếp tục bám sát, làm việc với các địa phương (Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre) để thực hiện các thủ tục cấp phép mỏ cát phục vụ thi công Dự án. Hiện đã cấp phép được 6 mỏ, dự kiến trong tháng 11/2024 sẽ cấp phép 4 mỏ và tháng 12 sẽ cấp 3 mỏ còn lại.

Đường Vành Đai 3 dài 76km qua TPHCM và 3 tỉnh chốt thời gian thông xe

Tuyến Vành đai 3 dài 76km, đi qua TPHCM, Bình Dương, Long An và Đồng Nai, dự kiến thông xe một số đoạn năm 2025. Và hoàn thành toàn tuyến vào cuối năm 2026.

Dự án Vành đai 3 TPHCM có tổng chiều dài 76km với tổng mức đầu tư 75.378 tỉ đồng, bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng.

Thi công vành Đai 3 Tp HCM

Đoạn Vành đai 3 qua TP Thủ Đức (TPHCM) sẽ thông xe ngày 30.1.2026

Tuyến đường được thiết kế với quy mô từ 6-8 làn xe, trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng 4 làn cao tốc, cùng với đường song hành hai bên.

Khởi công từ tháng 6.2023, đến nay, 20 gói thầu xây lắp chính của các dự án thành phần Vành đai 3 đang được triển khai đồng bộ.

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, đoạn Vành đai 3 qua TPHCM có chiều dài 47km và đã thi công toàn bộ 10 gói thầu, đạt khoảng 19% khối lượng công việc.

Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 11,43km hiện đạt 14,5% tiến độ tổng thể. Trong khi đoạn qua tỉnh Long An dài 6,8km đã hoàn thành 48% khối lượng.

Riêng đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 11,2 km đang triển khai thi công ì ạch, với sản lượng chỉ đạt 7,2%.

TPHCM và các tỉnh đã thống nhất các mốc thời gian dự kiến thông xe một số đoạn của Vành đai 3 TPHCM.

Đến ngày 30.4.2025, sẽ hoàn thành một số hạng mục tại phạm vi nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Đảm bảo khai thác đồng bộ và kết nối cầu Nhơn Trạch với tuyến cao tốc này.

Tháng 12.2025, dự kiến thông xe phần cao tốc qua Long An, từ cầu Kênh Thầy Thuốc đến nút giao Bến Lức.

Ngày 30.1.2026, sẽ thông xe kỹ thuật phần cầu cạn đoạn qua TP Thủ Đức (TPHCM).

Đến ngày 30.4.2026, toàn tuyến Vành đai 3 qua TPHCM sẽ được đưa vào khai thác và một số đoạn qua Đồng Nai và Bình Dương cũng sẽ được thông xe.

Tháng 12.2026, toàn tuyến cao tốc Vành đai 3 TPHCM sẽ chính thức hoàn thành và thông xe.

Tiến độ vành Đai 3 Tp HCM

Thi công Vành đai 3 qua huyện Hóc Môn (TPHCM)

Theo Sở GTVT TPHCM, vấn đề thiếu cát đã gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Tuy nhiên, sau khi có chỉ đạo từ Thủ tướng và Phó Thủ tướng, việc cung ứng cát cho dự án đã được cải thiện.

Nhu cầu cát trong năm 2024 là 5 triệu m³, trong đó 1,8 triệu m³ đã được huy động về công trường. Trong ba tháng còn lại của năm, dự án cần thêm 3,2 triệu m³ cát, với 1,8 triệu m³ dự kiến được cung cấp từ các mỏ tại Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre.

TPHCM đang chỉ đạo các nhà thầu cùng với các địa phương tăng cường nhân lực, thiết bị và tổ chức thi công ba ca liên tục để đảm bảo tiến độ. Cam kết hoàn thành thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2026.

Khi hoàn thành, Vành đai 3 sẽ kết nối 5 tuyến cao tốc trọng điểm gồm: TPHCM - Trung Lương, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, TPHCM - Mộc Bài và TPHCM - Chơn Thành. Từ đó tạo nên mạng lưới giao thông liên kết toàn khu vực.

Công trình không chỉ giúp giảm ùn tắc mà còn tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí vận chuyển.

Vành đai 3 TPHCM sẽ mở ra những không gian phát triển mới. Tạo nên hành lang công nghiệp kết nối các cụm cảng biển, thúc đẩy hoạt động logistics.

Việc này sẽ tăng cường lợi thế cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho toàn khu vực phía Nam.

 

Một gói thầu đường Vành đai 3 TP.HCM phải đua tiến độ với cầu Nhơn Trạch

Ngày 11/10, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) cho biết, cầu Nhơn Trạch (thuộc dự án thành phần 1A - Vành đai 3 TP.HCM) dự kiến sẽ hoàn thành. Và sẽ đưa vào khai thác vào dịp 30/4/2025. 

Gói thầu XL1 dự án Vành đai 3 TP.HCM phải hoàn thành trước một số hạng mục tại nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây để kết nối đồng bộ, đưa vào khai thác cầu Nhơn Trạch dịp 30/4/2025.

Vành đai 3 giao cao tốc HCM -Long Thành - Dầu Giây

Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM với Đồng Nai là mắt xích quan trọng của dự án Vành đai 3 TP.HCM

Khi đưa vào khai thác, cầu Nhơn Trạch sẽ chia tải cho phương tiện trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đồng thời, giúp rút ngắn thời gian di chuyển của người dân ở hai chiều.

Tuy nhiên, để đưa cầu Nhơn Trạch vào khai thác, tuyến đường Vành đai 3 (đoạn tại nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc gói thầu XL1) cũng phải đồng bộ. 

Hiện nay, gói thầu XL1 đang có 15 mũi thi công phần đường và 8 mũi thi công phần cầu thực hiện cùng lúc với nhau. 

Các hạng mục được tập trung triển khai chủ yếu là xử lý nền đất yếu bằng trụ đất xi măng, đắp gia tải các đoạn xử lý nền bằng bấc thấm, cọc khoan nhồi, bệ thân trụ, đúc dầm.

Tổng tiến độ gói thầu XL1 đạt khoảng 17%, cơ bản đáp ứng tiến độ tổng dự án. 

Về vấn đề tổ chức giao thông, đảm bảo kết nối đồng bộ, thông xe với cầu Nhơn Trạch vào dịp 30/4/2025, Ban Giao thông cho biết, đơn vị đã phối hợp với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư dự án cầu Nhơn Trạch) thống nhất rút ngắn tiến độ, hoàn thành trước một số hạng mục tại nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đảm bảo kết nối đồng bộ với cầu Nhơn Trạch và cao tốc vào dịp 30/4/2025. 

Cụ thể, tại nút giao giữa cao tốc TP.HCM - Long Thành đoạn qua quận 9 cũ (nay là Tp. Thủ Đức), sẽ hoàn thành một nhánh rẽ từ hướng TP.HCM đi Đồng Nai để kết nối vào đường dẫn và lên cầu Nhơn Trạch. 

Ở hướng ngược lại cũng hoàn thành một nhánh để nối từ cầu Nhơn Trạch lên cao tốc để về TP.HCM.

Lúc đó, các phương tiện từ TP.HCM đi Vũng Tàu sẽ không phải đi qua cầu Long Thành trên cao tốc đang quá tải như hiện nay.

"Mặc dù cầu Nhơn Trạch khởi công từ tháng 9/2022, gói thầu XL1 mới khởi công từ tháng 2/2024, nhưng để kết nối đồng bộ, các nhà thầu thi công đang tập trung người và máy móc, làm việc 3 ca 4 kíp để đảm bảo tiến độ đề ra", Ban Giao thông cho biết.

Cầu Nhơn Trạch trên tuyến Vành đai 3

Dự án cầu Nhơn Trạch đã hợp long hai nhịp đầu tiên, đảm bảo tiến độ như kế hoạch.

Nói thêm về vấn đề cát làm Vành đai 3 TP.HCM, Ban Giao thông cho biết, nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường của dự án đoạn qua TP.HCM trong năm 2024 là 3,7 triệu m3. 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã cam kết hỗ trợ cát cho dự án Vành đai 3 TP.HCM với tổng khối lượng là 10 triệu m3. Trong đó, tỉnh Vĩnh Long cung cấp 1,4 triệu m3; Tiền Giang 6,6 triệu m3 và Bến Tre 2 triệu m3.

Được biết, các địa phương đã hỗ trợ và rất quyết liệt trong việc cấp phép khai thác mỏ. Hiện tại, có 2/13 mỏ cung cấp cát cho dự án, dự kiến trong quý IV/2024 sẽ hoàn thành cấp phép 11/13 mỏ còn lại.

Đến nay, các nhà thầu đã huy động được khoảng 1,1 triệu m3 cát từ các nguồn cát thương mại trong nước, cát Campuchia cũng như cát từ các tỉnh nêu trên.

Ban Giao thông cùng các nhà thầu thi công vẫn đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương để đẩy nhanh thủ tục cấp phép các mỏ còn lại và tăng cường huy động cát từ các mỏ cát được các địa phương cam kết hỗ trợ phục vụ cho dự án, đảm bảo tiến độ đề ra. 

Vành đai 3 qua Đông Tăng Long

Đường Vành Đai 3 đi qua khu đô thị mới Đông Tăng Long

Dự án xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM (bao gồm cầu Kênh Thầy Thuốc) có tổng chiều dài dự án thành phần 1 là 47,35km.

Đoạn 1 (TP Thủ Đức) có điểm đầu tiếp giáp cầu Nhơn Trạch. Và đoạn 2 (địa phận huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh) điểm đầu tiếp giáp cầu Bình Gởi, điểm cuối hết phạm vi cầu Kênh Thầy Thuốc.

Dự án có tổng mức đầu tư trên 22.411 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố (tỷ lệ góp vốn 50% ngân sách Trung ương và 50% ngân sách thành phố).

Dự kiến, dự án thông xe kỹ thuật phần đường cao tốc toàn tuyến vào cuối tháng 1/2026; thông xe chính thức phần đường cao tốc toàn tuyến vào ngày 30/4/2026. Hoàn thành toàn bộ dự án (bao gồm phần đường song hành) vào ngày 30/6/2026.

Đã lao lắp 6 nhịp cầu cạn dự án đường Vành đai 3 TP.HCM

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công như điều kiện thời tiết, thiếu vật liệu cát... nhưng gói thầu xây lắp 3 của dự án đường Vành đai 3 TP.HCM vẫn đang dẫn đầu tiến độ.

Ngày 8/10/2024, Công ty TNHH Tập đoàn Định An (một trong các nhà thầu thi công gói thầu Xây lắp 3, dự án Vành đai 3 TP.HCM) đã cho biết một số thông tin. Như là tính đến thời điểm hiện tại, liên danh các nhà thầu đã hoàn thành 471/552 cọc khoan nhồi, 77/105 bệ, mố trụ, 76/105 thân mố, trụ.

Cầu cạn Vành đai 3 TP.HCM

Gói thầu XL3 đã lao lắp 6/99 nhịp cầu cạn

Ngoài ra, hoàn thành 37/96 xà mũ, sản xuất 187/714 phiến dầm và gác dầm 6/99 nhịp cầu cạn. 

Các đơn vị đang tiếp tục thi công kết cầu phần dưới, tiếp tục gác dầm cầu cạn, cầu song hành. 

Phần cầu cạn của vành đai 3 từ nút giao với cao tốc TP.HCM - Long Thành đến nút giao Tân Vạn với chiều dài gần 10km, băng qua nhiều phường của khu vực quận 9 cũ, nay là Thành phố Thủ Đức.

Về phía phần đường, các đơn vị đang thi công xử lý nền đất yếu. Đồng thời, hoàn thành khoảng 30% khối lượng đào, thay đất đóng cừ tràm. Hoàn thành 100% công tác cắm bấc thấm và đang triển khai công tác gia tải. Hoàn thành 37% khối lượng cọc CDM. 

Đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đại diện Công ty TNHH Tập đoàn Định An cho biết, gói thầu XL3 đã đạt tỷ lệ khoảng 97,5%. Hiện vẫn còn bốn hộ dân trong phạm vi dự án chưa bàn giao mặt bằng thi công, làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể gói thầu.

Cầu cạn Vành đai 3 TP.HCM

Nhịp cầu dự án đường Vành Đai 3 đã được lao lắp

Về vấn đề này, liên danh các nhà thầu kiến nghị UBND, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức có biện pháp thu hồi, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu phục vụ thi công công trình.

Hiện tại, gói Xây lắp 3 đang có tiến độ tốt nhất so với các gói thầu còn lại. Gói thầu này do liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Định An, Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu 75, Công ty Cổ phần – Tổng công ty cơ khí xây dựng Thăng Long, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thái Yên và Công ty Cổ phần Phúc Thành An thực hiện. Gói thầu này được khởi công từ ngày 28/7/2023 đến nay.

Theo báo cáo mới nhất của Sở GTVT TP.HCM, dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn TP.HCM (dự án thành phần 1) có tổng chiều dài 47km, bao gồm 10 gói thầu xây lắp chính và bốn gói thầu phục vụ vận hành khai thác. Hiện tại, tổng tiến độ thi công đã đạt khoảng 16% giá trị hợp đồng.

Xử lý cọc cừ tràm Vành đai 3 TP.HCM

Công nhân đang đóng cừ tràm tại gói thầu XL3

Trong đó, bốn gói thầu xây lắp chính được khởi công từ tháng 6/2023 đang có tiến độ tốt nhất. Dẫn đầu là gói thầu XL3 đạt khoảng 32%; gói thầu XL6 đạt khoảng 30%; gói thầu XL8 đạt khoảng 14,8%; gói thầu XL9 đạt khoảng 19%. Đối với sáu gói thầu xây lắp chính còn lại, gói thầu XL1 đạt khoảng 12%; gói thầu XL2 đạt khoảng 12,36%; gói thầu XL4 đạt khoảng 9,3%; gói thầu XL 5 đạt khoảng 8.3%; gói thầu XL7 đạt khoảng 17,2%; gói thầu XL10 đạt khoảng 5%.

Riêng bốn gói thầu phục vụ vận hành, khai thác, chủ đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế; thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự kiến khởi công trong năm 2024.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu cát của dự án vẫn chưa được giải quyết, cát đang được huy động từ nguồn thương mại trong nước, nguồn cát nhập khẩu Campuchia để thi công các hạng mục của dự án, đặc biệt để xử lý đất yếu, đáp ứng các mốc tiến độ.

 

Tiến độ thi công đường Vành đai 3 TP.HCM tháng 09 năm 2024

Tiến độ thi công Vành đai 3 TP.HCM tính đến tháng 09/2024, đoạn qua TP.HCM, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt khi tiến độ thi công có sự chênh lệch giữa các gói thầu. Hiện tại, gói thầu xây lắp cao nhất đã đạt 32%, trong khi gói thầu thấp nhất chỉ đạt 5%.

Tiến độ các gói thầu xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM tháng 09/2024

Theo báo cáo từ Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM, đoạn Vành đai 3 đi qua địa bàn TP.HCM có tổng chiều dài 47 km, được chia thành 14 gói thầu. Trong đó, 10 gói thầu tập trung vào xây lắp chính, còn 4 gói thầu khác phục vụ vận hành và khai thác dự án.

Đến nay, tiến độ tổng thể của 10 gói thầu xây lắp chính đạt 16% giá trị hợp đồng. Gói thầu có tiến độ tốt nhất là XL 3 với 32%, trong khi gói XL 10 đạt mức thấp nhất với chỉ 5%.

Tiến độ Vành đai 3 TP.HCM

 Vành Đai 3 đoạn qua thành phố Thủ Đức từ Vinhomes Grand Park đến KĐT Đông Tăng Long

Những khó khăn trong quá trình thi công Vành đai 3 Tp. HCM

Hiện nay, các nhà thầu đang tăng tốc thực hiện các hạng mục cầu, hầm và nền đường. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề thiếu hụt cát để đắp nền đường. Mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo và nhận được sự hỗ trợ từ các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre về cấp phép khai thác mỏ cát, tiến độ cung cấp cát vẫn chưa đáp ứng yêu cầu dự án.

Ngoài ra, khối lượng cát cam kết cung cấp trong năm 2024 cũng chưa đạt yêu cầu theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Để khắc phục, chủ đầu tư đang chỉ đạo các nhà thầu tìm kiếm nguồn cát thương mại trong nước, thậm chí nhập khẩu cát từ Campuchia để tiếp tục xử lý nền đất yếu.

Giải pháp và kiến nghị để đảm bảo tiến độ thi công Vành Đai 3

Để đảm bảo tiến độ, Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre đẩy nhanh thủ tục cấp phép khai thác và cung cấp cát như kế hoạch. Đồng thời, tỉnh Bình Dương cũng cần nhanh chóng mở rộng đoạn Mỹ Phước – Tân Vạn dài 15,3 km để đồng bộ với dự án khi đưa vào khai thác.

Tầm quan trọng của Dự án tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM

Dự án đường Vành đai 3 vùng TP.HCM có tổng chiều dài 76 km, đi qua 4 địa phương gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, với tổng mức đầu tư lên tới 75.300 tỷ đồng. Dự án khởi công vào giữa năm 2023 và dự kiến hoàn thành phần đường chính vào năm 2025.

Khi hoàn thành, Vành đai 3 TP.HCM sẽ tạo kết nối giao thông liên vùng, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế khu vực phía Nam.

Đây là dự án có vai trò quan trọng, không chỉ với TP.HCM, các tỉnh thành có đường đi qua mà còn cho toàn vùng, cụ thể:

– Giúp giảm áp lực về giao thông cho các tuyến đường nội đô của thành phố vốn đang thường xuyên gặp phải tình trạng ùn ứ, kẹt xe.

– Thúc đẩy sự hình thành của các khu đô thị mới, thành phố vệ tinh, hoàn thiện kết cấu hạ tầng cũng như thúc đẩy các công trình phục vụ đời sống. Từ đó, kéo dân cư từ đô thị trung tâm TP.HCM ra bên ngoài, góp phần giãn dân ở nội đô. Đồng thời tạo sự kết nối với những đô thị vệ tinh đang phát triển như: Bến Lức, Đức Hòa, Nhơn Trạch,…

– Hình thành mạng lưới giao thông huyết mạch tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây sẽ là điều kiện quan trọng đối với giao thương, liên kết vùng, thu hút các nhà đầu tư, từ đó tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng, phát triển kinh tế toàn diện.

– Thời gian đi lại giữa TP.HCM với các địa phương như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương được ngắn lại đáng kể. Giao thương từ vùng Tây Nam Bộ ra các tỉnh phía Bắc cũng thuận lợi, nhanh chóng hơn. Thời gian đi Vũng Tàu, Mộc Bài (Tây Ninh), Bình Phước về Đồng bằng Sông Cửu Long cũng rút ngắn.

– Các vùng, khu công nghiệp trọng điểm phía Nam được kết nối, mở ra các cơ hội phát triển mới cũng như khả năng hợp tác trong đầu tư. Đồng thời, hệ thống công nghiệp trong vùng theo đó cũng được điều chỉnh, sắp xếp lại.

 

Cầu lớn nhất dự án Vành đai 3 TP HCM hợp long hai nhịp chính

Cầu Nhơn Trạch trên tuyến Vành đai 3, nối TP HCM với Đồng Nai sau hai năm thi công bắt đầu được hợp long các nhịp chính đầu tiên, chiều 12/9/2024.

Dự án cầu Nhơn Trạch Vành đai 3

Nhà thầu đổ bêtông hợp long nhịp chính cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai, chiều 12/9

Chiều 12/9/2024, nhà thầu Kumho E&C (Hàn Quốc) đổ bêtông nối liền hai nhịp chính cầu Nhơn Trạch, mỗi nhịp dài 130 m, nằm giữa 4 trụ P19-P20 và P20-P21 giữa sông Đồng Nai. Đây là hai nhịp cầu đầu tiên được hợp long trước khi nối thông toàn bộ các nhịp còn lại vào tháng 1/2025. Những hạng mục khác như hệ thống an toàn giao thông, lan can, thảm nhựa... sẽ được nhà thầu hoàn thiện để đưa công trình vào khai thác dịp 30/4 năm sau.

Có trị giá 1.618 tỷ đồng, gói thầu xây cầu Nhơn Trạch khởi công tháng 9/2022, hợp đồng thi công tới tháng 9/2025 nhưng nhà thầu đặt mục tiêu rút ngắn tiến độ 4 tháng. Đến nay, công trình đã hoàn thành hơn 83% khối lượng. Việc hợp long hai nhịp chính được xem là mốc quan trọng, giúp kết nối phần cầu chính giữa sông, thuận lợi thi công các hạng mục khác.

Cầu Nhơn Trạch thuộc gói thầu CW1 - một trong hai gói xây lắp chính của dự án thành phần 1A trên tuyến Vành đai 3 TP HCM. Công trình bắc qua sông Đồng Nai, dài hơn 2 km, rộng 19,5 m, tĩnh không thông thuyền 30 m (khoảng cách từ mực nước cao nhất tới gầm cầu).

Cùng với cầu Nhơn Trạch, gói thầu chính còn lại của dự án 1A là CW2 (đường dẫn hai đầu dài 5,6 km). Gói thầu này trị giá 1.071 tỷ đồng do liên danh Dongbu - VNCN thi công cũng dự kiến cơ bản hoàn thành dịp lễ 30/4 năm sau để đồng bộ toàn tuyến.

Toàn cảnh cầu Nhơn Trạch Vành đai 3

Toàn cảnh công trường cầu Nhơn Trạch, chiều 12/9/2024

Dự án thành phần 1A kết nối tỉnh lộ 25B (Đồng Nai) đến cao tốc Long Thành - Dầu Giây (TP HCM). Giai đoạn một, tuyến có chiều rộng 20-26 m, vận tốc thiết kế 80 km/h, kinh phí đầu tư hơn 6.900 tỷ đồng từ vốn vay ODA Hàn Quốc và nguồn đối ứng của Việt Nam.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (thuộc Bộ Giao thông Vận tải - chủ đầu tư), cho biết tiến độ chung toàn dự án hiện đạt gần 70%. Trước đó, quá trình triển khai công trình gặp nhiều khó khăn về mặt bằng, cát san lấp. Tuy nhiên, các đơn vị đang bám sát tiến độ, mục tiêu thông xe tuyến 1A dịp 30/4 năm sau. Tuyến này khi hình giúp rút ngắn đường từ Nhơn Trạch (Đồng Nai) qua TP HCM, Bình Dương; hạn chế xe vào nội đô các tỉnh, thành.

Vị trí cầu Nhơn Trạch Vành đai 3

Cầu Nhơn Trạch giúp kết nối các tuyến đường lớn trong khu vực.

Vành đai 3 đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, tổng chiều dài hơn 90 km, đến nay có một đoạn dài hơn 15 km qua Bình Dương đã hoàn thành. Ngoài dự án 1A do Bộ Giao thông Vận tải triển khai, phần còn lại dài hơn 76 km đang được các địa phương thực hiện với tổng vốn gần 75.400 tỷ đồng. Trục đường này dự kiến hoàn thành năm 2026, giúp kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Vùng trọng điểm phía Nam.

vành đai 3